Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Người Ta Chỉ Hiến Tất Cả Khi Nào Hiến Chính Bản Thân.
|
|
Thứ Bảy, Ngày 7 tháng 11-2009
|
Người ta chỉ
hiến tất cả khi nào
hiến chính bản thân.
Đoạn Phúc
Âm này là
kết thúc một cuộc tranh luận dài giữa Chúa Giêsu và
đám ký lục, biệt phái. Với mục đích giáo huấn môn đệ Chúa tố giác
điều khiến
những đối thủ của Ngừơi ra như mù lòa,
và Chúa lấy
ví dụ một chuyện nhỏ để giảng cho môn đệ biết lòng thành thật về tôn giáo
là gì.
1) Những
quyền lực làm cho mù
lòa trước Phúc Âm là
gì? Là chuộng hư
danh, tham lam và giả đạo
đức. Ba tật xấu đó, xét theo tâm lý chúng cấu
kết với nhau. Ở căn bản, có một
nhu cầu muốn tự đề cao trong con mắt kẻ khác, hơn là nhớ
đến vị trí của mình
trước mặt Thiên Chúa. Thiên Chúa
nhìn rõ tâm
khảm bản thể con người; loài người chỉ nhìn thấy dáng vẻ bề ngoài. Người ta không thể đánh lừa Thiên Chúa, mà chỉ
có thể đánh lừa kẻ khác. Nếu lơ là không nghĩ
đến tương
quan giữa con người với Thiên Chúa, tất
bị cám dỗ muốn tự suy tôn
trước mặt tha nhân. Những
ký lục và biệt phái
ngả theo
chước cám dỗ ấy và để được người
đời trọng nể, họ làm ra vẻ
đạo đức,
thông thái hơn nữa.
Chúa
tố giác rất mạnh việc đưa ra những hành vi đạo
đức bề ngoài hòng thu
nút sự nể vì của
người đời.
Tật xấu đó tuy mất
dạng trong xã hội chúng
ta, nhưng rễ nó vẫn
sống dai.
Ngày nay có một thái
độ tân biệt phái cũng giả dối như thái độ biệt phái thời Phúc Âm. Thái độ giả hình lối mới này chủ
trương tự cao bằng những kiểu cách khoa trương
cho người khác thấy mình bắt kịp trào lưu, mình theo đúng
thị hiếu, trong những lãnh vực liên quan đến
học thuật tư tưởng tôn giáo, đến
vấn đề thời trang và những dư luận hằng ngày. Đào sâu để cố hiểu thái độ ấy, thường chỉ bắt gặp sự rỗng tuếch, sự thiếu vắng một liên hệ sống
động với Thiên Chúa, sự
thiếu sót một độ lượng thiêng liêng đích thật. Như vậy người
ta đứng trước những dáng vẻ chẳng
che đậy một thực chất nào, chỉ thấy bộ mặt của sự giả nhân giả nghĩa.
2) Một
ví dụ về lòng thành
thật đạo đức sâu xa: đồng tiền bố thí của bà
góa. Chúa lưu ý đến
thái độ người giàu có bỏ vào
quỹ đền thờ cái thăng
dư của cải họ có, trong khi
bà góa dâng
tất cả số tiền cần thiết để sinh sống. Ta tự hỏi cái gì
nấp sau sự khác biệt
lớn giữa việc đem cho cái mình
có và việc
hiến dâng chính bản thân mình.
Đem cho
cái mình có, là một
điều tốt.
Tuy vậy cũng cần nhớ rằng phải cho cách thanh
khiết. Kẻ
giàu nào ném một cách
khoa trương hàng nắm tiền vào quỹ đền thờ, kẻ ấy muốn thu hút sự trầm trồ khen ngợi của công chúng. Đó là
lối cư xử của kẻ giàu mà
xấu. Cũng
có những người giàu rộng tay
làm phúc trong âm thầm
lặng lẽ. Và nếu trong
Phúc Âm không
thấy những từ ngữ ‘kẻ giàu tốt’
cũng như ‘kẻ nghèo tốt’, Phúc Âm cũng thuật
lại tấm gương của mấy người tư sản súc tích tới
được rất
gần Chúa nhờ một sự vận dụng rộng rãi thành tâm.
Bằng
cách nào? Họ không những chỉ phân phát của cải, lại còn hiến dâng một sự gì từ
chính con người họ. Có thể ông Giuse quê xứ
Arimathia ở trong số người này.
Tới đây,
chúng ta nhìn rõ cái
nền sâu ở dưới tấm lòng rộng rãi của bà
góa phụ. Bà đem dâng tất
cả số tiền cần thiết để sinh sống, nghĩa là bà
ấy hoàn toàn trông cậy
Thiên Chúa về miếng ăn manh áo
hằng ngày. Bà phó thác
mình trong tay Thiên
Chúa bằng hành vi lột bỏ, thành tay không, đểt
trở nên hoàn toàn khó
nghèo trước Đấng Tối Cao, hoàn toàn
hiến mình cho Thiên Chúa.
Tự hiến mình, bà đã dâng
cúng nhiều hơn cả tài sản nào
to lớn nhất.
Chúng ta hiến dâng Thiên Chúa sự
gì? Lời cầu nguyện
của chúng ta dâng lên
Người sự gì? Phải chăng là những tư tưởng cao đẹp, những tình cảm cao đẹp, những ý nghĩ cao đẹp, để cầu nguyện xong là chúng ta
vẫn giữ lại tâm hồn
chúng ta? Chúng ta đem phân
phát cái phần nào trong tài sản
chúng ta? Phải chăng sự vận dụng của chúng ta để tiến đến gần Thiên Chúa là toàn
hiến mình ta cho Người,
cho dù chúng
ta chẳng đáng giá hơn
một đồng xu?
geovisit();
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|