MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lay Chúa! Tại Sao Ngài Im Lặng - Chương Năm: 4,5,6
Thứ Hai, Ngày 2 tháng 11-2009

4. Đau khổ của bệnh tật

Tuy không thể đưa ra một xác quyền rõ ràng, nhưng tôi nghĩ rằng bệnh tật hình như cũng nằm trong ảnh hưởng chi phói của định luật tự nhiên, vì tôi không thể tin là Chúa đã gởi bệnh đến cho một người vì một lý do nào đó. Tôi không thể tin là Chúa có sẵn một danh sách căn bênh hàng tuần để phân chia cho người may mắn hay người kém may mắn, những người xứng đáng được hay không xứng đáng được, những người vác được thánh giá hay không chịu nổi đau khổ. Tôi có thể cảm thông với những nạn nhân khi bị bệnh hoạn hay lúc đau đớn, thường tự hỏi rằng mình đã làm gì nên tội để phải lãnh nhận những đau khổ như thế. Nhưng thật ra quyền định đoạt ốm đau hay khoẻ mạnh không nằm trong tay Thiên Chúa, Ngài không dùng bênh tật như một hình phạt đẻ sửa dạy loài người. Đã có thời rất nhiều tín hữu tin rằng bệnh AIDS/HIV là do Thiên Chúa gửi đến để cảnh cáo nhân loại về những tội lỗi xấu xa xác thịt, ma tuý, đồng tính luyến ái. Giáo Hội Công Giáo phải đưa ra một tuyên ngôn xác định rõ rệt bác bỏ luận điểm sai làm trên.

Khi bệnh tật tấn công thân xác, vi trùng xâm nhập, kháng thể trong con người sẽ tự động kết hợp để chống trả và đẩy lùi đối phương. Nếu kháng thể không đủ mạnh, chúng ta cần thêm sự trở lực của thuốc men, cần được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ sinh tố, cần được những giấc ngủ yên bình. Yếu tố tâm lý đóng một vai trò rất quan trọng, vì người ta có thể bị bệnh khi họ tuyệt vọng, buồn rầu, đau khổ, khi họ bị bỏ rơi, nản chí, không nơi nương tựa, cô đơn, chán sống. Người ta cũng có thể bình phục nhanh chóng sau một cơn bệnh khi họ được sự chăm sóc ân cần yêu thương của nhiều người và kho họ còn có một hướng đi lạc quan yêu đời trong tương lai.

Khi tìm hiểu cặn kẽ về những cấu trúc hoạt động của thân thể, và sẵn sàng chấp nhận những định luật tiến hoá của tự nhiên, chúng ta biết rằng, con người không thể lợi dụng và hành hạ thân thể mình quá mức, nếu không muốn nhiễm bệnh. Những đêm dài thức trắng những điếu thuốc liên tiếp trên môi, những chai bia nốc vội từ giờ này sang giờ khác, những buông thả tình dục quá độ, những chất độc khích thích cần sa ma tuý làm tê liệt thần kinh, những cuồng loạn ăn chơi trác táng, ngay cả những công việc thực hiện gần như 24 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần là những tác hại khủng khiếp cho thân thể, vốn dĩ rất nhảy cảm, mỏng manh. Bệnh tật xuất hiện trong những trường hợp này chỉ là hậu quả tất nhiên, không thể đổ lỗi cho Thiên Chúa.

Rất tiếc, tôi không thể kiếm được một câu trả lời thoả đáng cho những căn bệnh ung thư hay tật nguyền bẩm sinh. Chỉ biết rằng với đà tiến bộ của khoa học, những chứng bệnh ung thư ngày xưa không còn khó trị nữa. Số tử càng ngày càng ít hơn so với số sinh. Bởi vậy chúng ta có quyền tin tưởng ở những bộ óc thông minh xuất chúng của con người, sẽ đóng góp những nghiên cứu, phương cách chuẩn bệnh, trị bệnh của mình, để phục vụ cho đời sống nhân loại mai này.

5. Thừa hưởng những bất toàn di truyền

Con người hôm nay là một giai đoạn cuối cùng của một quá trình tiến hoá lâu dài từ tỷ tỷ năm trước bắt đầu là thảo mộc, rồi tới côn trùng, động vật và con người dễ bị thương tích, bệnh hoạn và chết đi. Đời sống thảo mộc thảnh thơi chấp nhận định luật tự nhiên: hoa nở rồi tàn, lá rơi để trổ mầm sống mới, hàng cây tiếp nối những hàng cây. Đời sống động vật cũng vậy được sinh ra. Sống một thời gian rồi chết, không biết luyến tiếc, thắc mắc hay phàn nàn ỉ ôi. Tuy vậy, có một khác biệt lớn lao: Sự sống chết của động vật hay thảo mộc rất bình thường, những sự sống chết của con người là một thảm kịch đau khổ. Trải qua nhiều giai đoạn tiến hoá, con người vẫn phải chịu thừa hưởng những bất toàn di truyền của tiền nhân. Động vật cũng nhiễm bệnh, cũng chết vì bệnh, cũng có thể truyền bệnh cho nhau nếu không đủ kháng thể để sống còn, nó sẽ tuyệt giống. Chẳng thành vấn đề. Nhưng cuộc đời con người vô cùng quan trọng, chúng ta sẽ can đảm kháng cử với mọi bệnh tật để duy trì sự sống. Bởi vậy, với yếu tố di truyền, cha mẹ có thể đẻ lại những mầm bệnh, những tật nguyền, những khiếm khuyết cho con cháu.

Một em bé chào đời với một trái tim nhỏ hơn bình thường, khuyết tật xuất hiện theo di truyền từ cha mẹ. Nếu em chết ngay sau khi được sinh ra, thì cha mẹ em rất buồn, nhưng sẽ khuây khoả dần dần với thời gian. Nhưng nếu nhờ những tiến bộ nhiệm mầu của y khoa, em được cứu sống, được lớn lên như mọi người, trở thành bác sỹ, nhạc sỹ, hay thi sỹ. Rồi lập gia đình, yêu vợ yêu con, mọi người đều quý mến. Bỗng nhiên đến 30 tuổi tròn chững bệnh tái phát trầm trọng, anh vĩnh viễn nhắm mắt. Thảm kịch này lớn gấp triệu lần cho vợ con và những người thân yêu của anh. Biết đâu bố mẹ anh không nghĩ: “Giá con chết từ hồi nhoe thì đỡ hơn nhiều!”.

Thật ra, nếu các bác sỹ và y tá không tận tình cứu chữa những trẻ nhỏ mang khuyết tật bẩm sinh; nếu luật pháp chỉ cho phép những đôi hôn phối khoẻ mạnh lập gia đình với nhau để tránh né những mầm bệnh di truyền. Thì nhân loại có thể tránh được nhiều thảm kịch. Nhưng con người không phải là động vật máu lạnh, con người có lương tâm, luân lý, đạo đức. Và như vậy, chúng ta sẵn lòng chấp nhận tất cả: người khoẻ mạnh cũng như đau yếu: lá lành đùm lá rách.

Nói cho cùng thì tôi không thể hiểu tại sao nhiều bệnh nhân tội nghiệp trên thế giới đang mắc phải những chứng bệnh ngặt nghèo chờ chết, nhưng tôi tin rằng Thiên Chúa không hề gửi đến bệnh tật cho con người. Ngài cũng không thể giơ tay làm phép lạ thường xuyên để cứu sống họ. Khi ông Gióp, trong lúc đau khổ, đã tra hỏi lòng nhân từ và sự công minh chính trực của Thiên Chúa, ông không cần những câu đáp trả triết lý thần học của những người bạn, ông cần được cảm thông, chia sẽ thương yêu và những xác quyết minh định sự lương thiện tốt lành của ông. Cũng như vậy, tôi tin chắc rằng Thiên Chúa sẽ ban sức mạnh và sự can đảm cho những người, không phải bởi vì lỗi lầm của họ đang chịu nhiều đau khổ trong nỗi sợ hại đón chờ ‘thần’ chết.

6. Thân phận làm người phải trực diện với sự chết

Tôi cũng không hiểu tại sao định mệnh con người lại gắn liền với sự chết. Nhưng chúng ta hãy tự tưởng tượng xem hình ảnh của một thế giới sẽ như thế nào, nếu trong đó mọi người đều bất tử.

Homer, tác giả truyện Odyssey kể lại rằng cô công chúa thuỷ chung, Calypos, bất tử vì là con của Thượng Đế. Một hôm, đang tung tăng bơi lội, cô gặp anh Ulysses, một thanh niên chài lưới tầm thường và đem lòng và đem lòng yêu thương. Theo dõi câu truyện, chúng ta sẽ thấy cô công chúa ganh tức với chàng thanh niên  chài lưới, bởi vì anh được chết, bởi vì anh không sống tới muôn đời, cho nên đời sống của anh tràn đầy ý nghĩa, anh biết đời mình chỉ có giới hạn, nên mỗi quyết định, mỗi hành động anh đều suy nghĩ chín chắn, cẩn thận, anh quí trọng từng giây phút trong đời, anh ra sức phục vụ cho mọi người trong làng và chia sẻ những tình cảm bệnh tật khó nghèo của bạn bè anh em. Hạnh phúc của anh, là nụ cười sau cùng trước khi nhắm mắt lìa đời.

Swift, tác giả ‘Cuộc hành trình của Gulliver’ đã viết một truyện ngắn giả tưởng như sau: Cứ mỗi một thế hệ con người vừa xuất hiện, sẽ có một em bé chào đời với một chấm đỏ giữa trán, biểu tưởng của sự bất tử, em sẽ không thể chết được dù có gặp bất cứ tai nạn nguy hiểm tới đâu chăng nữa. Gullier tưởng rằng những đứa trẻ này sẽ là những người may mắn nhất trên trần gian, được đặc biệt sinh ra mà lại không bị chi phối bởi định luật phải chết của tự nhiên. Nhưng khi Gullier gặp đám người bất tử này, anh mới khám phá ra rằng họ là những người đau khổ nhất và đáng tội nghiệp nhất. Họ cũng lớn lên, cũng già đi và yếu ớt lụm khụm. Những bạn hữu và người thân đồng trang lứa đều đã chết. Tới 80 tuổi, họ phải chia toàn bộ gia tài cho con cháu, nếu không con cháu chẳng bao giờ được hưởng gia tài của ông bà bất tử. Họ cũng nhuốm bệnh, răng yếu, tai điếc, mắt mờ, họ sống cô đơn lủi thủi trong đau khổ bất tử, muốn chết cũng không chết được!

Người bất tử ganh tức với người có thể chết, người bất tử đáng tội nghiệp vì họ không thể chết. Ý tưởng ‘một ngày nào đó tôi sẽ phải nằm xuống vĩnh viễn’ có thể làm chúng ta sợ hãi và đau khổ, nhưng nếu ‘không chết được’ biết đâu còn khổ hơn nữa! Thực tế đã chứng minh, rất nhiều người muốn chết để được thoát khỏi cái cõi ‘đời là bể khổ’ này.

Nếu mọi người đều được trường sinh bất tử, chẳng bao lâu thế giới sẽ phải đối phó với nạn nhân mãn, hoặc vợ chồng chẳng giám sinh con. Đời sống sẽ tẻ nhạt, nhàm chán vì chẳng có gì mới lạ. Bằng ấy khuôn mặt gặp nhau hằng ngày, già nua, cằn cỗi. Chẳng phải chết nên chẳng phải làm việc, ăn không ngồi rồi, thế giới bấy giờ sẽ kêu gào Thượng Đế đòi được quyền chết.

Chết là điều kiện cần thiết của đời sống. Bất cứ mọi cuộc viễn du nào cũng cần một lần trở về nghỉ ngơi. Tuy vậy, không phải cái chết nào cũng đơn giản, tốt đẹp như nhau, và dù biết rằng sự chết là một định luật tất nhiên, nhưng khi phải đối diện với những cái chết của người thân yêu, chúng ta đều đau khổ. Không ai cắt nghĩa hay giải thích được trọn vẹn sự sống và sự chết. Không ai kiểm soát được hay kéo dài thêm tuổi thọ khi ngày phải đến sẽ đến. Bởi vậy, tôi tự nhủ, đừng mất công hỏi Chúa tai sao bố tôi, em tôi phải chết, nhưng hãy hỏi Ngài rằng: ‘Con phải làm gì khi bố con, em con đã chết?’ Con tiếp tục ngồi đó để thương tiếc, khóc lóc vật vã khi người thân qua đời, hay con mạnh dạn đứng dậy, chấp nhận thân phận làm người giới hạn của mình, để tiếp tục sống, tiếp tục yêu thương cuộc đời, dù đời nhiều khi, rất mỏng manh? Chắc chắn, con có quyền lựa chọn đời sống của riêng con.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 1057: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Phi Luật Tân (1) (11/25/2009)
Thứ Bẩy 21-11, Lễ Dâng Ðức Mẹ Vào Ðền Thánh (11/21/2009)
Xin Cho Ai Nhìn Con... Được Trông Thấy Đức Mẹ (11/11/2009)
Lòi Mẹ Nhắn Nhủ: "và Trong Giờ Lâm Tử" (11/9/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (chuong 1 -2) (11/7/2009)
Tin/Bài khác
video: Hay Den Cung Doc Kinh Man Coi (come, Pray Rosary) (10/31/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (phan 2: Chuong 1 - 5) (10/29/2009)
Chỉ Có Một Mình Ðức Mẹ Có Thể Cứu Ngươi Khỏi Tay Ta (10/24/2009)
Chuỗi Ngọc Mân Côi (10/24/2009)
Cn 1051: Thị Kiến Đức Mẹ Ban Cho: Từ Ấn Độ Giáo Trở Lại Công Giáo (10/23/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768