MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Lay Chúa! Tại Sao Ngài Im Lặng - Chương Năm: 1,2,3
Thứ Hai, Ngày 2 tháng 11-2009

CHƯƠNG NĂM

Sinh, Lão, Bệnh, Tử

 

Cổ nhân đã gồm tóm một đời người trong bốn chữ: Sinh – Lão - Bệnh - Tử. Dĩ nhiên không phải ai cũng sống theo thứ tự bốn giai đoạn đó, bởi vì có những bất hạnh lìa trần trong tuổi thanh xuân chưa kịp ‘lão’, có những xác thân khở mạnh yêu đời bất ngờ tức tưởi ra đi chưa kịp ‘bệnh’. Như vậy, chỉ có hai giai đoạn chính mà mọi người đều chia sẻ với nhau: Sinh - Tử. Sinh ra trong tiếng khóc của chính mình và chết đi trong tiếng khóc của người thân. Sinh ra trong đau đớn banh da xẻ thịt của người mẹ và chết đi trong trái tim rướm máu quặn thắt ruột gan của tình thân mẫu, phụ tử, vợ chồng. Đau khổ như hình với bóng bén gót cuộc đời. Có những cơn đau thể xác tê liệt thần kinh, uất nghẹn tiếng la hét chịu đựng, có những niềm đau trái tim gục ngã tinh thần, yếu mềm tiếng lòng nức nở thở than. Nhưng nếu đau khổ gắn liền với thân phận con người, đau khổ phải có mục đích, một lý do nào đó để biện minh cho sự hiện diện – không ai muốn - của nó.

1. Đau đớn thể xác

Tại sao thể xác chúng ta lại cảm thấy đau đớn? Trong bốn trăm hài nhi được sinh ra, sẽ có một em mắc phải chứng bệnh kỳ lạ: Em thường xuyên tự gây thương tích mà không hề biết hay cảm thấy đau đớn. Em có thể dùng dao tự rạch mình, dùng lửa đốt, ngã từ trên cao xuống, gẫy ta gẫy chân. Em không bao giờ biết khóc lóc hay phàn nàn khi sưng cổ, khi đau bụng. Cha mẹ em, ngay cả bác sĩ, cũng không thể chuẩn đoán được bệnh tình của em cho tới lúc quá trễ.

Thử hỏi rằng chúng ta có muốn dống như em bé bất hạnh chẳng bao giờ hết đau đớn là gì hay không?

Không ai thích chịu đau đớn thể xác, nhưng chính ‘sự biết đau’ là một cần thiết cho sự sống còn của con người. Đau đớn thể xác là một cảnh giác tự nhiên báo động cho mỗi người biết rằng chúng ta đã làm việc quá độ, hay một phần chi thể nào đó không hoạt động bình thường. Đã có rất nhiều lực sĩ thể thao phải giã từ sự nghiệp lúc còn rất trẻ, đôi khi còn bị tàn phế, bởi vì họ đã gắng sức quá mức, đã uống thuốc giảm đau khi cơ thể đòi hỏi cần được chăm sóc, nghỉ ngơi. Đã có những người được xe cứu thương đưa thẳng vào khu cấp cứu vì họ xem thường những báo động của cơ thể qua những cơn đau nhẹ, tưởng rằng không sao nào ngờ ung thư.

Đau đớn thể xác, không phải là hình phạt của Thiên Chúa, nhưng là dấu hiệu ‘cẩn thận, coi chừng’ những trục trặc bất thường của một cơ thể tự nhiên. Đời sống sẽ không được thoại mái khi chúng ta bị cơn đau hành hạ, một người khi bị nhức răng thì có cao lương mỹ vị ê hề trước mặt anh cũng không thèm. Nhưng đời sống sẽ nguy hiểm nếu chúng ta không biết đau đớn là gì.

2. Ý nghĩa trong đau đớn thể xác

Tuy vậy, đau đớn thể xác, thật ra, chỉ là những cơn đau của một động vật. Người hay thú đều đau như nhau. Chúng ta không cần phải có linh hồn mới biết đau khi bị một mũi dao nhọn đâm vào người. Có những niềm đau khác, kinh khủng hơn nỗi đau thể xác, mà chỉ có con người mới cảm thấy được, chỉ có con người mới tìm được ý nghĩa trong những đau khổ này.

Các khoa học gia đã tìm được phương cách đo lường mức độ đau đớn mà chúng ta có thể cảm thấy. Chẳng hạn như họ đo được rằng nhức đầu thì đau hơn bị trầy da cổ da tay, và họ đã khẳng định rằng có hai sự đau đớn khủng khiếp nhất mà con người phải chịu đựng: Thứ nhất, đau đớn lúc sinh con, thứ hai, đau sạn thận. Xét theo phần thể xác. Cả hai đều ngang nhau không hơn không kém. Nhưng đau sạn thận thì vô ý nghĩa, vì nó chỉ là hậu quả của một phần chi thể kém hiệu năng, còn đau đớn lúc sinh con là một niềm đau tự nguyện hiến dâng, một cơn đau linh thánh sáng tạo. Người bịo sạn thận sau khi được giải phẫu, sẽ không bao giờ muốn đau lần thứ hai, nhưng người phụ nữ lúc sinh con, sẽ sẵn lòng chấp nhận sự đau đớn này để tiếp tục thiên chức làm mẹ. Tôi biết có một người vợ dịu hiền Việt nam, lúc sinh con so thì miệng vừa rên rỉ vừa la hét vừa…chửi chồng vừa thề thốt từ nay tôi chừa, tôi cạch đến già. Vậy mà bẵng đi một dạo, gặp lại mới biết ‘nàng đã năm con, sinh năm một, năm thứ tư sinh đôi’.

3. Học hỏi từ đau khổ

Sự đau đớn là cái giá phải trả của đời sống. Khi hiểu được điều này, chúng ta sẽ không còn thắc mắc tại sao con người lại phải chịu đau khổ. Câu hỏi bây giờ sẽ là: Chúng ta làm được gì khi chịu đau khổ, để đau khổ sẽ tiềm ẩn và mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống? Có thể chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được tại sao chúng ta đau khổ, và sẽ không bao giờ kiểm soát được nguyên nhân của mọi đau khổ, tuy vậy chúng ta chắc chắn sẽ học hỏi được rất nhiều qua những kinh nghiệm đau khổ, cũng như biết được con người thật sự của mình nhờ nó. Thiên Chúa không dùng đau khổ để răn dạy con người, nhưng con người cần phải lợi dụng đau khổ để học hỏi. Sự đau khổ sẽ làm cho một số người cay đắng tuyệt vọng, ganh ghét tị hiềm; nhưng chính nó cũng làm cho nhiều người khác biết yêu thương cuộc đời và con người hơn xưa, và biết quý trọng giá trị mỗi ngày sống qua.

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Cn 1057: Đức Mẹ Maria Hiện Ra Tại Lipa, Phi Luật Tân (1) (11/25/2009)
Thứ Bẩy 21-11, Lễ Dâng Ðức Mẹ Vào Ðền Thánh (11/21/2009)
Xin Cho Ai Nhìn Con... Được Trông Thấy Đức Mẹ (11/11/2009)
Lòi Mẹ Nhắn Nhủ: "và Trong Giờ Lâm Tử" (11/9/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (chuong 1 -2) (11/7/2009)
Tin/Bài khác
video: Hay Den Cung Doc Kinh Man Coi (come, Pray Rosary) (10/31/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (phan 2: Chuong 1 - 5) (10/29/2009)
Chỉ Có Một Mình Ðức Mẹ Có Thể Cứu Ngươi Khỏi Tay Ta (10/24/2009)
Chuỗi Ngọc Mân Côi (10/24/2009)
Cn 1051: Thị Kiến Đức Mẹ Ban Cho: Từ Ấn Độ Giáo Trở Lại Công Giáo (10/23/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768