Hạnh phúc thay
Một người Pháp
tên là Pi-e Quốc (Alfred de Pierrecout)
để lại gia tài hai
triệu đô la với lời di chúc phải
dùng số tiền này gây giống những người khổng lồ. Người
ta đã tìm và chuyển
những người
cao lớn ngoại khổ về một vùng gần tỉnh Ru-ăng (Rhuen), rồi khuyến khích họ lập gia đình với
nhau, mong thành lập một dòng giống khổng lồ. Chương trình này tiến hành được ít năm rồi thất bại. Còn Chúa Giêsu
cũng muốn gây dựng một dòng giống vĩ
nhân và đã
thành công. Bí quyết thành vĩ
nhân của Chúa đã tóm
gọn trong Bài giảng trên núi, cũng
gọi là “Tám mối phúc
thật”.
Chúa Giêsu công bố những bí quyết hạnh phúc này trên một
gọn núi. Khung cảnh làm tăng vẻ
hùng vĩ
long trọng, khiến
ta nhớ tới núi Sinai của Cựu Ước, nơi Thiên Chúa công
bố mười giới luật. Những điều hạnh phúc này cũng
gọi là Hiến chương Nước Trời, đây là tóm
lược toàn bộ giáo lý
của Đức Kitô. Tuy đơn sơ giản dị nhưng là tinh
hoa của Tin Mừng, Chúa muốn gửi gắm với tất cả nhân loại, nhất là
những người
đau khổ: ốm yếu, tật nguyền, nghèo túng, thất
nghiệp, những người bị khinh chê, tuyệt
vọng, giới thu thuế và người tội lỗi.
Phúc cho những ai có tâm hồn
nghèo khó…, phúc cho những
người hiền
lành…, phúc cho ai có
từ tâm…, phúc cho ai
bị bắt bớ vì sự
công chính… Những người gặp khó khăn
đau khổ sẽ được hạnh phúc trong Giáo Lý
Đức Giêsu, đây là kiểu
nói khác của Lời Chúa: “Ai vất vả mệt mỏi hãy đến
với Ta và Ta sẽ cho nghỉ
ngơi. Hãy nhận lấy gánh của Ta và hãy học
cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng
trong lòng và các con sẽ
được nghỉ
ngơi lại sức vì ách
của Ta êm ái, gánh của
Ta nhẹ nhàng” (Mt
11,28-30). Chính vì đem hạnh phúc lại cho người đau khổ mà Chúa Giêsu
mới đúng là “Đấng được trông chờ”, là “người được
tiên báo”, là “người đem Tin Mừng Cứu Độ”. Chúng ta đừng
được quên từ ngữ Tin Mừng Cứu Độ đã được chính Chúa nhắc lại: “Thần Linh Chúa xuống
trên tôi, Người đã xức dầu tôi, sai tôi
mang Tin Mừng cho người nghèo, băng bó cho ai
có cõi lòng
tan vỡ, công bố giải thoát cho các
tù nhân, an ủi những người bị áp bức…” (Is.61,1-6; Lc.4,18).
Hạnh phúc cho họ… vì
Nước Trời là của họ…
Tám mối phúc thật đóng khung trong kết
luận đó. Nước Trời thuộc anh em, không phải
chỉ là lời hứa hẹn mai sau,
nhưng niềm hạnh phúc này còn lan toả ngay trong hiện
tại. Khi hiến chương
tám mối phúc thật được thực hiện thì những người đau khổ sẽ hạnh phúc, tình thế
sẽ đổi thay. Chúa không ca tụng đói nghèo, đau khổ, nhưng muốn cải thiện cuộc sống dưới ánh sáng Tin Mừng. Nước Trời, Nước Thiên Chúa là tổ
chức được
xây dựng ngay trong cuộc
sống thế trần, và đầu tiên nhằm xoá hết khổ đau, áp bức.
Chúa Giêsu không phải chỉ là Vua
mai sau, nhưng ngay bây giờ Nước
Chúa đã hình thành, và
Chúa đã là Vua luôn
đem hạnh phúc cho dân
của Người.
Phúc cho người
có tâm hồn
nghèo, vì Nước Trời thuộc về họ. Phúc cho người
hiền lành, họ sẽ được đất.
Trong từ ngữ Hy Lạp, hai
ý đó chỉ có một từ.
Đó không phải là thái độ
chịu đựng tiêu cực, nhưng là một
cố gắng đạt tới, để cho nhân quyền được tôn trọng. Phúc cho ai than khóc, họ sẽ được ủi an. Phúc cho ai đói
khát công chính, họ sẽ no thoả. Phúc cho ai có
từ tâm, họ sẽ được thương
xót. Phúc cho ai tinh sạch trong lòng, họ
sẽ thấy Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã khóc
với Matta và Maria; Chúa đã sống công chính rập
mẫu Chúa Cha. Chúa đã thương xót các tội
nhân, Người luôn tha thứ.
Các tín hữu
phải noi gương Chúa ban phát lòng thương
xót và tha
thứ. Khi đó họ được gọi là con Thiên Chúa,
vì họ đã kiến tạo hoà bình.
Lạy Chúa, xin giúp
chúng con noi gương các bậc thánh thiện mà Giáo Hội mừng kính hôm nay, biết thực hành những lời Chúa dạy trong Tám mối
phúc thật, để chúng con lãnh nhận hạnh Chúa hứa ban.
|