Cầu thang
Chúng ta sống trong một
thời đại nó khuyến khích lòng ích kỷ. Trong
các cuộc bầu cử các ứng viên vào cơ quan công quyền
thường gợi ý cho những người có quyền
bỏ phiếu: “Ngày hôm nay, tôi có khá hơn bốn năm
trước đây không?” Điều đánh vào ích kỷ cá
nhân này thành công nhiều hơn khi hỏi các người có
quyền bỏ phiếu: “Có phải xã hội hôm nay tốt
hơn trước kia không?”
Trong Kinh Thánh, chúng ta
thấy Thiên Chúa quan tâm sâu sắc về cách đối
xử của chúng ta với nhau. Ơn
gọi của chúng ta là yêu thương. Và,
bất chấp mọi việc, chúng ta được tác
động bởi lòng vị tha. Chúng ta
đau nỗi đau của người khác. Chúng ta cảm thấy mình được triển
nở khi làm điều tốt lành, hơn cả khi
tạo ra nhiều vật chất và tiền bạc. Tính quảng đại đem lại phần
thưởng của chính nó. Niềm vui tuôn
trào từ bên trong chúng ta khi chúng ta làm một việc
tốt lành vì người khác. Nhưng
khi chúng ta từ chối làm một việc tốt lành cho
người khác, thì một nỗi buồn xa lạ
chụp xuống chúng ta.
Maimonides là một vị
thầy Do thái nổi tiếng sống ở Tây Ban Nha vào
thế kỷ thứ mười hai. Ông
nhấn mạnh tám cấp độ, hay tám bước
trong cái gọi là cầu thang của bác ái.
1.
Cấp độ thứ
nhất và thấp nhất là bố thí, nhưng với
sự miễn cưỡng và hối tiếc. Đó là
sự bố thí của bàn tay mà không phải
là sự bố thí của tấm lòng.
2.
Cấp độ thứ
hai là sẵn lòng bố thí, nhưng không tương xứng
với cảnh khốn cùng của nạn nhân.
3.
Cấp độ thứ ba là
sẵn lòng bố thí và tương xứng với nhu cầu,
nhưng không đến mức mà chúng ta được yêu
cầu.
4.
Cấp độ thứ
tư là sẵn lòng bố thí, cả khi không được
yêu cầu, nhưng đặt nó vào tay
của người nghèo, bằng cách ấy gợi ra trong
lòng người ấy một cảm xúc đau đớn
và hổ thẹn.
5.
Cấp độ thứ
năm là bố thí cách nào cho người nghèo khổ nhận
của bố thí mà không biết đến người cho
và người cho cũng không biết họ.
6.
Cấp độ thứ
sáu là biết người nhận của bố thí của
chúng ta trong lúc không để cho họ biết chúng ta.
7.
Cấp độ thứ
bảy là cho của bố thí cách nào để người
cho không biết người nhận, hoặc người
nhận không biết người cho.
8.
Cấp độ thứ
tám và là cách đáng khen nhất. Đó là thực hiện
trước việc bác ái bằng cách ngăn ngừa
sự nghèo khổ. Điều này được thực
hiện bằng cách cho một món quà hoặc cho vay một
món tiền để người nghèo có khả năng
tự lập, hoặc bằng cách dạy cho họ buôn bán
hoặc dẫn dắt họ vào con đường kinh
doanh, để họ có thể kiếm sống một cách
lương thiện, và không bị bắt buộc phải
dùng giải pháp đáng buồn là ngửa tay xin bố thí.
“Một trong những
điều tốt nhất có thể xảy ra cho một
người là làm điều tốt mà không ai biết và
chỉ bị phát hiện bởi sự tình cờ”.
(Mark Twain)
|