Sự mù loà
Một thanh niên mù từ lúc mới sinh
đem lòng yêu thương một cô gái. Anh càng hiểu
biết cô thì tình yêu của anh đối với cô càng thêm
sâu đậm. Anh thấy cô đầy sự duyên dáng và khôn
ngoan. Một tình bạn tốt đẹp phát triển
giữa hai người. Nhưng rồi một ngày kia,
một người bạn nói với anh thanh niên rằng cô
gái ấy không xinh đẹp. Từ lúc đó, anh thanh niên
bắt đầu bớt dần sự quan tâm đến
cô gái. Kể cũng tệ thật. Có bao giờ anh “nhìn
thấy” cô gái rất đẹp đâu. Chính người
bạn của anh mới là người mù. Một
người mù như anh đâu phán đoán theo cái vẻ
bề ngoài. Chúng ta phải nhớ rằng có sự tỏa
sáng bên trong.
Trong thời đại của Kinh Thánh,
sự mù lòa là việc rất thường gặp. Ngày nay
chúng ta đã loại trừ nhiều căn bệnh gây ra mù
lòa. Và chúng ta cũng đã phát minh mọi loại dụng
cụ để cải thiện thị giác của chúng ta.
Chúng ta có các loại kính thường, kính hai tròng, kính làm cho
lộng lẫy, kính trắc địa, kính viễn
vọng, kính hiển thị… Trong lịch sử, chưa bao
giờ chúng ta thấy nhiều hơn và xa hơn bây
giờ. Đã hẳn, phép lạ mà Đức Giêsu làm cho
Báctimê thường xảy ra trong các bệnh viện
của chúng ta.
Vì chúng ta không mù lòa nên chúng ta nghĩ
rằng câu chuyện trong Tin Mừng không liên quan đến
chúng ta. Rõ ràng vì chúng ta thấy được nên bài Tin
Mừng không ảnh hưởng gì đến chúng ta.
Nhưng thử hỏi: chúng ta nhìn thấy tốt đến
mức nào?
Báctimê phải chịu sự mù lòa về
thể lý. Nhưng có những hình thức mù lòa khác. Chúng ta
biết điều đó khi chúng ta sử dụng những
thành ngữ như: “Tôi hoàn toàn ở trong bóng tối” hoặc
“Thình lình bóng tối bao trùm lấy tôi” hoặc “Nó ở ngay
trước mắt tôi thế mà tôi không thấy”. v.v…
Có thể nào một người mù
thấy rõ hơn một người sáng mắt? Phải
chăng một người mù cũng có thể nhìn thấy
hơn cả một người sáng mắt theo nghĩa
người ấy có nhiều sự hiểu biết và
sự soi sáng bên trong?
Thánh Maccô dường như đã
hiểu như thế. Thật vậy, xem ra điều này
là điểm chính yếu trong câu chuyện. Báctimê dù bị
mù lòa về thể lý, nhưng đã tin vào Đức Giêsu nhiều
hơn các môn đệ khác của Người, dù họ có
thị giác hoàn hảo. Trong khi anh ta không có chút nghi ngờ
thì những người kia đầy sự nghi ngờ và
lưỡng lự.
Đó là một điểm xấu
nhất mà Đức Giêsu nói về những người đồng
thời với Người. Người nói: “Họ có
mắt mà không thấy”. Họ đã chứng kiến
những việc cao trọng Người làm nhưng
vốn không tin vào Người. Thiếu đức tin là
thứ mù lòa còn trầm trọng hơn cả sự mù lòa
thể chất.
Có một bóng tối xấu hơn bóng
tối của Báctimê, bóng tối của sự vô tín. Nó
cắt đứt chúng ta khỏi điều tốt
đẹp hơn. Ánh sáng thể chất là một
điều cao cả, một quà tặng mà chúng ta không bao
giờ nên coi là điều đương nhiên. Nhưng ánh
sáng tinh thần còn cao cả hơn nữa.
Câu chuyện trong Tin Mừng còn là câu
chuyện về ơn gọi làm người môn đệ,
còn hơn cả câu chuyện về việc chữa lành. Khi
Báctimê được chữa khỏi anh có thể ra về
để sống cuộc đời của mình và quên
đi câu chuyện về Đức Giêsu. Nhưng không, anh
đã trở thành một môn đệ trực tiếp và
nhiệt tình của Đức Giêsu. Anh đi theo
Người trên con đường Người đi.
Đó là đỉnh cao của câu chuyện.
Từ chỗ chỉ là người tin,
Báctimê đã trở thành một môn đệ. Có một
sự khác nhau rất lớn. Người môn đệ
sống như Đức Kitô đã sống. Sự sẵn
sàng đi theo Đức Giêsu của Báctimê tương
phản với thái độ của các môn đệ còn
biết cách lờ mờ và còn lưỡng lự trong
suốt cuộc hành trình lên Giêrusalem.
Báctimê ở trong bóng tối cho
đến lúc anh gặp được Đức Giêsu.
Chúng ta sống trong bóng tối khi chúng ta nghi ngờ, thù hận,
sống trong sai lầm và thành kiến, khi chúng ta chọn
điều xấu. Vì thế, chúng ta có thể thành tâm
cầu nguyện như Báctimê: “Lạy Chúa, xin cho con nhìn
thấy được” để chúng ta thấy
được điều gì là thật sự quan trọng
trong đời sống và trên mọi sự. Chúng ta thấy
được với con mắt của đức tin.
Trên trần gian này, dù chúng ta có thể
cảm nhận Thiên Chúa, chúng ta không thấy được
chính Thiên Chúa. Chúng ta phải bằng lòng lữ hành trong ánh
sáng của đức tin về miền đất ở
đó chúng ta có thể nhìn thấy như đã
được thấy.
|