MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tác Phẩm Lạy Chúa! Tại Sao Ngài Im Lặng? #5 (chương 1 (5,6)
Chủ Nhật, Ngày 25 tháng 10-2009

5. Đau Khổ là công nghiệp?

Khi tất cả mọi lập luận không đứng vững, người ta chỉ
còn cách bám vào lý thuyết sau cùng: Đau khổ đời này sẽ là
công nghiệp đời sau. Đau khổ sẽ giải thoát chúng ta khỏi
những vướng mắc hệ luỵ trần gian và sẽ dẫn đưa chúng ta tới
một thế giới không còn khổ đau: Thiên Đàng.

Trước khi tạo dựng một con cá với đuôi và vảy, Thiên
Chúa đã tạo dựng một đại dương cho nó bơi lội. Trước khi
tạo nên một con chim với đôi cánh, Ngài đã tạo nên một bầu
trời cho nó tha hồ bay nhảy. Bởi vậy, trước khi tạo nên một
tâm hồn khao khát chân lý và sự bình an, Thiên Chúa chắc
chắn phải tạo lập nước trời để con người có thể tận hưởng
hạnh phúc toàn thiện trên thiên đàng.

Chúng ta, những người Kitô hữu, đều tin ở Thiên
Đàng. Nếu không có đời sau, giữ đạo đời này vô ích. Nếu
Chúa Giêsu không sống lại, toàn bộ lý thuyết giảng dạy của
Ngài chỉ như một chủ nghĩa nhân bản không hơn không kém.
Tuy nhiên, lập luận kết hợp ‘Đau khổ với Thiên đàng’ cũng
cần phải được cẩn thận suy xét.

Một em bé năm tuổi chạy ra đường đuổi theo trái banh,
em bị xe cán chết. Trong thánh lễ cầu nguyện cho em, vị linh
mục mới chịu chức đã giảng thuyết hùng hồn như sau: Đây
không phải là lúc chúng ta khóc lóc buồn rầu, nhưng chúng
ta cần mừmg rỡ hân hoan vì em đã được Chúa mời gọi ra
khỏi trần gian của tội lỗi và đau khổ, với một tâm hồn trong
trắng không vướng mắc bận nhơ. Bây giờ em đang sống
trong hạnh phúc thiên đàng. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì lời
mời gọi đó.

Tôi hiểu ý linh mục, chính tôi đã nhiều lúc dùng lý
thuyết hạnh phúc thiên đàng để khuyên nhủ mọi người cho
vơi bớt khổ đau trần thế. Công tâm mà nói thì lời giảng khá
đúng bài bản giáo lý. Tuy vậy, trong trường hợp này, tôi cảm
thông vô cùng với cha mẹ của em bé. Ba tôi, anh tôi, chịo tôi,
em tôi và cháu tôi đã chết, tôi hiểu được cái hoảng hốt như
điện giật, cái choáng váng như búa bổ vào đầu, cái đau thắt
ruột thắt gan như hàng ngàn mũi kim châm vào người khi tôi
nhận được những tin buồn của người thân. Cha mẹ vừa mất
đứa con đầu lòng duy nhất, dù đức tin của họ thần thánh đến
cỡ nào chăng nữa, họ cũng không thể vui mừng nổi. Cảm xúc
tuôn trào như nham thạch núi lửa, họ đau khổ, họ giận dữ, họ
oán trách Chúa đã đối xử bất công, họ kêu gào than thở, họ
căn răng chịu đựng, họ đủ bình tĩnh tới nhà thờ, lê từng bước
chân ra nghĩa trang chôn con đã phải kể là can đảm lắm rồi!
Xin đừng bắt họ vui mừng vì con tôi đã mất nhưng chẳng tìm
thấy, đã chết nhưng chưa biết bao giờ sống lại.

Có những tai hoạ ùa tới khủng khiếp đến độ chúng ta
đành phải giả vờ tự nhủ rằng ‘sau cơn mưa trời lại sáng’, thời
gian là liều thuốc quên đau khổ, đau khổ đời này làm sao
xứng được với hạnh phúc đời sau? Trần gian là tạm bợ, thiên
đàng mới vĩnh cửu, rồi chúng ta sẽ được đoàn tụ với mọi
người thân yêu trê nước trời?

Nhờ tin tưởng rằng những người vô tội gặp đau khổ sẽ
được đền bù xứng đáng ở đời sau, chúng ta mới chấp nhận
được thực tại bất công và vô lý của đời sống hiện giờ. Tuy
nhiên quan điểm kể trên có một khiếm khuyết nguy hiểm: Nó
coi nhẹ cuộc đời, sống thụ động, chịu đựng hy sinh để chờ
được hưởng phúc thiên đàng. Thân xác yếu đuối chỉ là cái vỏ
bề ngoài sẽ bị tiêu tan như bụi đất, linh hồn mới quan trọng.
Bởi vậy, tranh đấu làm chi? Vươn lên làm gì? Cuộc đời
chóng qua, hãy cứ để cho những thằng ngu si múa gậy vườn
hoang, kiếm danh kiếm lợi, lọc lừa gian trá, ức hiếp dân lành,
rồi có lúc tụi nó sẽ sáng mắt.

Hãy cứ sẵn sàng chịu đau khổ càng được nhiều công ích. Tôi nhớ tới những phương pháp đánh tội thế kỷ thứ 9 thứ 10; tôi nhớ tới những quốc gia
tương tàn máu đổ vì chiến tranh; tôi nhớ tới những em bé
ngấu nghiến bú ngực mẹ tìm sữa mà chẳng được giọt nào vì
bà mẹ đã mấy ngày nhịn đói; tôi nhớ tới những mái tranh
nghèo dột nát quê tôi, nguyên một gia đình ôm nhau tìm hơi
ấm giữa cơn mưa xối xả thánh sáu, bên này người ta có lò
sưởi, có sữa nóng, có chăn êm nệm ấm ê hề thừa thãi.
Khoảng cách chênh lệch giữa các quốc gia giàu nghèo, giữa
kẻ thống trị và đám nô lệ, giữa người nắm trọn quyền sinh sát
và đa số nhẫn nhịn thầm lặng là hậu quả bi thương của quan
niệm sống thụ động, cam phận chấp nhận thực tại, dù là một
thực tại bất công.

Thần học sau Công Đồng Vaticanô II đã khẳng định:
Nhiệm vụ của mọi tín hữu Kitô là phải cùng nhau xây dựng
hình ảnh thiên đàng ngay ở trần gian. Thế giới và Giáo hội là
một. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô không ngừng đưa ra
những hiến chế, những bức thông điệp luân lưu kêu gọi mọi
người hãy hoạt động cho Hoà Bình, Công Bằng, Bác Ái,
Luân Lý, Đạo Đức, Nhân Quyền, Tự Do. Chúng ta không thụ
động ngồi đó để chờ tới ngày hưởng phúc đời sau nữa, không
ai được quyền lên thiên đàng một mình. Phải bắt tay kiến tạo
hạnh phúc ngay ở đời này. Chúng ta cũng không đem tiền
bạc phủ thê thừa mứa làm của lễ để mua chuộc nước Thiên
đàng trong khi lại ích kỷ lạnh lùng trước những đói khổ của
anh em đồng loại.

6. Phải chăng Thiên Chúa là nguyên nhân của đau khổ?

Lập luận nối kết giữa ‘Đau khổ và Thiên đàng’, hay
nhưng lập luận khác, vẫn thường được chúng ta sử dụng để
xao dịu những mất mát khổ đau bất hạnh trong cuộc đời.
Những lập luận vẫn còn giá trị khi giúp chúng ta nguôi ngoai
được nỗi buồn, chịu đựng được hoàn cảnh,chấp nhận giớ hạn
yếu đuối của con người, vác thập giá theo Chúa và sẵn sàng
phó thác mọi sự trong tay Ngài. Tuy vậy, nếu nhìn xa hơn, nó
có vẻ khá nguy hiểm vì cung giống nhau ở một điểm: Tất cả
đều cho rằng Thiên Chúa là nguyên nhân của mọi khổ
đau, Ngài muốn chúng ta chịu đau khổ để răn dạy, thưởng
phạt hay thử thách nhân loại.

Chúng ta đã xét nghiệm từng lập luận và đều thấy rằng không có lập luận nào đứng vững được nếu chúng ta tin ở lòng Chúa nhân từ, thương yêu con
cái Ngài. Tại sao bây giờ chúng takhông thử đưa ra một lập
luận khác, đối nghịch hẳn với với những quan niệm trên? Có
lẽ Thiên Chúa không phải là nguyên nhân của những đau
khổ mà chúng ta đang gánh chịu? Có lẽ Ngài cũng không hề
gởi tai hoạ tới cho những kẻ hiền lành? Ngài không sắp đặt
cho đôi vợ chồng này sinh con tàn tật? Ngài cũng không
muốn thấy em bé kia chết chìm, anh chị nọ bị giết? Biết đâu
Ngài đang sẵn sàng đứng bên cạnh những kẻ khổ đau để
nâng đỡ ủi an và ban thêm sức mạnh cho họ chịu đựng được
những nghịch cảnh bỗng nhiên xảy ra? Chúng ta sẽ bàn luận
kỹ lưỡng những giả thuyết này ở những chương sau, nhưng
nếu giả thuyết tôi vừa đặt ra khả dĩ chấp nhận được, thì câu
hỏi tại sao Chúa lại gởi tới tai hoạ đến cho những người hiền
lành ‘không còn thích hợp nữa. Chúng ta hãy lại trở về với
tiếng kêu bi thương: ‘Lạy Chúa! Tại sao Ngài im Lặng?’.

(Hết  Chương Một)

LM Giuse Đinh Thanh Bình

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Xin Cho Ai Nhìn Con... Được Trông Thấy Đức Mẹ (11/11/2009)
Lòi Mẹ Nhắn Nhủ: "và Trong Giờ Lâm Tử" (11/9/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (chuong 1 -2) (11/7/2009)
video: Hay Den Cung Doc Kinh Man Coi (come, Pray Rosary) (10/31/2009)
Audio: Thành Đô Huyền Nhiệm (phan 2: Chuong 1 - 5) (10/29/2009)
Tin/Bài khác
Chỉ Có Một Mình Ðức Mẹ Có Thể Cứu Ngươi Khỏi Tay Ta (10/24/2009)
Chuỗi Ngọc Mân Côi (10/24/2009)
Cn 1051: Thị Kiến Đức Mẹ Ban Cho: Từ Ấn Độ Giáo Trở Lại Công Giáo (10/23/2009)
Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima (3) (10/20/2009)
Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima (1) (10/19/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768