PHÉP LẠ BÊN VỆ
ĐƯỜNG (Mc 10,46-52)
Với Chúa Giêsu, điểm cuối cùng
là chặng đường không còn bao xa nữa. Giêricô
chỉ cách Giêrusalem 15 dặm, chúng ta phải cố gắng
hình dung lại quang cảnh này. Con đường chính
chạy xuyên qua Giêricô. Chúa Giêsu đang trên đường
đi dự lễ Vượt Qua. Khi có một Rabbi
được trọng vọng thực hiện một
hành trình như vậy, thường thường vị
ấy vừa đi, vừa thuyết giảng cho một
đám đông người vây quanh, gồm dân chúng, các môn
đệ và những người muốn học hỏi
đi theo để nghe. Đây là một trong nhiều cách
dạy dỗ thông thường nhất. Theo luật,
tất cả những người Do Thái thuộc phái nam
trên 12 tuổi, ở cách Giêrusalem trong vòng 15 dặm,
đều phải lên Giêrusalem để dự lễ
Vượt Qua. Dĩ nhiên điều luật này khó có
thể tuân hành trọn vẹn và tất cả mọi người
đều đổ về Giêrusalem. Số người
không thể đi được thường có thói quen
đứng dọc dài theo hai bên đường của các
thị trấn hay làng mạc để chúc bình an cho khách
hành hương đi qua đó. Vậy, bấy giờ
chắc phải có nhiều người đứng dọc
theo các đường phố Giêricô, có lẽ đông hơn
thường lệ nữa, họ rất nôn nóng, hiếu
kỳ, muốn xem mặt chàng thanh niên vùng Galilê đã có can
đảm đứng lên chống lại sức mạnh
tổng hợp của chính thống giáo. Giêricô có một
đặc thù. Có trên 20.000 thầy tư tế và một con
số đông tương đương người Lêvi
trực thuộc Đền Thờ. Họ không thể cùng
phục vụ một lúc trong Đền Thờ. Do đó, họ
được chia làm 26 phiên ban thay nhau phục vụ.
Nhiều thầy tư tế và người Lêvi trong số
này thường trú tại Giêricô khi chưa đến phiên
phục vụ trong Đền Thờ. Hôm ấy, trong
đám đông tại Giêricô hẳn cũng có nhiều
người trong số họ. Vào dịp lễ
Vượt Qua tất cả những người này
đều có mặt phục vụ tại Đền
Thờ. Đây là một cơ hội hiếm hoi mà mọi
người đều có công tác. Nhưng nhiều
người vẫn chưa vội khởi hành. Họ còn
nóng lòng gấp đôi dân chúng, mong được trông
thấy tận mắt kẻ phản loạn sắp xâm
chiếm Giêrusalem. Cho nên hôm ấy, có lẽ trong đám
đông đang có nhiề con mắt lãnh đạm, thù
địch chăm chú nhìn vào Chúa Giêsu, vì rõ ràng nếu Chúa
Giêsu đúng, toàn thể việc thờ phượng trong
Đền Thờ trở thành lỗi thời.
Ở cửa phía Bắc thành phố có
một người ăn mày mù tên là Batimê. Anh ta nghe
nhiều tiếng chân người đi, nên dò hỏi xem có
chuyện gì xảy ra, và ai sắp đi ngang qua.
Người ta bảo đó là Chúa Giêsu. Lập tức anh ta
đứng dậy kêu to lên để khiến Chúa Giêsu
phải chú ý đến mình. Với số đông người
đang đi theo Chúa Giêsu để lắng nghe những
giáo huấn của Ngài, thì tiếng hét to đó là một xúc
phạm. Họ cố làm cho Batimê phải im tiếng,
nhưng đã không ai lấy được của anh ta cái
cơ may duy nhất có thể thoát khỏi thế giới
tối tăm, nên anh ta cứ hét thật to đến
nỗi đoàn người đông đảo đó phải
dừng lại và người ta dẫn anh ta đến
với Chúa Giêsu. Đây là câu chuyện có rất nhiều
điểm soi sáng, qua đó, chúng ta sẽ thấy
được nhiều điều có thể gọi là
những điều kiện để một phép lạ có
thể xảy ra.
1/ Có sự
kiên trì triệt để của Batimê.
Không có gì ngăn cản được
tiếng kêu gào của anh ta mong được đối
diện với Chúa Giêsu. Anh quyết tâm phải gặp cho
bằng được con người mà từ lâu anh trông
mong được gặp mặt với tình trạng
tật nguyền của mình. Trong trí Batimê ước
muốn nhìn thấy Chúa Giêsu không phải là một sự mơ
hồ, hoặc do cảm xúc. Đây là một ước
muốn thiết tha và chính ước vọng tha thiết
đó đã khiến cho mọi sự được thành.
2/ Anh ta
đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu ngay tức khắc,
hết sức sốt sắng, sốt sắng đến
nỗi anh ta đã vứt đi chiếc áo ngoài để
chạy đến với Chúa Giêsu cho nhanh hơn.
Nhiều người khi được
nghe tiếng gọi đã thực sự tự nhủ “Hãy chờ
một chút để tôi làm việc này cho xong đã”.
Nhưng khi Batimê nghe tiếng gọi, anh lập tức
chạy đến với Chúa ngay. Có nhiều cơ may
chỉ xảy đến một lần mà thôi. Do bản năng,
Batimê biết rõ điều đó. Lắm khi chúng ta cũng
muốn vứt bỏ một thói quen, muốn thanh tẩy
đời sống khỏi một vài điều sai
quấy, muốn hiến thân cho Chúa Giêsu trọn vẹn
hơn, nhưng thường thường chúng ta cũng
không chịu hành động ngay, rồi dịp may qua đi
và chẳng bao giờ trở lại.
3/ Anh
biết đúng nhu cầu của mình đang cần
được sáng mắt.
Lắm khi chúng ta chiêm ngưỡng Chúa
Giêsu chỉ là sự thu hút mơ hồ. Khi đi bác sĩ,
chúng ta muốn bác sĩ giúp điều trị một tình
trạng nhất định nào đó. Khi đến nha
sĩ chúng ta muốn ông ta nhổ cái răng đang đau
chứ không chữa bất kỳ cái răng nào. Giữa
chúng ta với Chúa Giêsu cũng vậy. Điều này liên
hệ đến một điều mà rất ít
người muốn đối diện: tự xét mình. Khi
đến với Chúa Giêsu, nếu chúng ta tha thiết mong ước
được một điều rõ ràng, dứt khoát
như Batimê, sẽ có chuyện lại xảy ra.
4/ Batimê có
một quan niệm hết sức thiếu sót về Chúa Giêsu.
Anh ta cứ nằng nặc gọi Ngài là
con vua Đavít. Thật vậy, đó là danh hiệu của
Đấng Mêsia, nhưng cả tư tưởng đó nói
lên một Đấng Mêsia chinh phục thế gian, một
vua thuộc dòng dõi Đavít sẽ đưa dân Israel
đến chỗ vĩ đại của dân tộc.
Đó quả là một ý niệm hết sức khiếm
khuyết về Chúa Giêsu. Dầu vậy, Batimê vốn có
đức tin ấy đã hàn gắn cho khuyết
điểm về thần học của anh. Điều
đòi hỏi không phải là chúng ta phải hiểu
biết đầy đủ về Chúa Giêsu. Dầu
thế nào chúng ta sẽ chẳng bao giờ hội
đủ điều kiện đó. Điều đòi hỏi
chúng ta là đức tin. Một tác giả khôn ngoan đã
viết “Chúng ta phải đòi hỏi người ta suy
nghĩ, nhưng không nên trông đợi họ trở thành những
nhà thần học trước khi trở thành Kitô hữu”.
Kitô giáo bắt đầu qua một phản ứng
đối với Chúa Giêsu, phản ứng do tình yêu cảm
biết đây là người thỏa mãn nhu cầu của
mình. Ngay cả khi chúng ta không thể suy nghĩ nổi
mọi sự theo thần học thì chính sự đáp ứng
từ tấm lòng được xem là đủ.
5/ Cuối
cùng có một mối quan hệ quý báu.
Batimê chỉ là một người ăn
mày mù ngồi bên vệ đường, nhưng anh là
người biết tri ân. Sau khi được chữa
lành, anh ta đã đi theo Chúa Giêsu. Anh không ích kỷ đi
theo đường riêng sau khi nhu cầu của mình
được đáp ứng. Anh ta bắt đầu
với nhu cầu, tiếp tục bằng lòng biết
ơn và kết thúc bằng sự trung thành, và đây là
phần tóm tắt rất đầy đủ về các
giai đoạn trong việc làm môn đệ của Chúa.
|