CHÂN DUNG THÁNH BERNARD DE CLAIRVAUX
TÌM CHÚA ĐÚNG PHƯƠNG THỨC HƠN VÀ GẶP ĐƯỢC NGƯỜI DỄ DÀNG HƠN, BẰNG LỜI CẦU NGUYỆN HƠN LÀ BẰNG TRANH CẢI.
ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay tôi muốn được nói đến Thánh Bernard de Clairvaux, được gọi là " vị Giáo Phụ cuối cùng trong các Giáo Phụ " của Giáo Hội, bởi lẽ trong thế kỷ XII, còn một lần nữa, ngài canh tân và làm cho nền đại thần học của các Giáo Phụ được sống động và hiện diện lại. Chúng ta không biết được chi tiếc thời niên thiếu của ngài; dù sao chúng ta cũng biết được cậu Bernard sinh năm 1090 tại Fontaines Pháp Quốc, trong một gia đình đông con và khá giả. Lúc còn trẻ, cậu chăm lo học hỏi về các môn gọi là " nghệ thuật tự do " - nhứt là về văn phạm, thuật hùng biện và biện chứng pháp - ở trường của Các Linh Mục nhà thờ Saint - Vorles ở Châtillon sur Seine và dần dần trở nên trưởng thành ý định nơi cậu để bước vào cuộc sống tu trì. Khoảng năm 20 tuổi, anh Bernard vào dòng tu Ci^teaux, một dòng tu mới được thiết lập, có cuộc sống nhanh nhẹn hơn đối với các tu viện củ và đáng kính thời đó và đồng thời cũng rất chuyên lo sống bằng thực hành các lời khuyên dạy của Phúc Âm. Một vài năm sau đó, năm 1115, thầy Bernard được Thánh Stefano Harding, vị tu viện trưởng thứ ba của tu viện Ci^teaux, gởi đi đề xây dựng một tu viện ở Clairvaux. Nơi đây thầy Bernard trẻ trung, mới có 25 tuổi, có thể nghiêng cứu làm cho quan niệm về đời sống tu sĩ trở thành sắc sảo hoàn hảo hơn và chuyên cần biến quan niệm đó thành các động tác hiện thực. Quan sát kỷ luật sống của các tu viện, thầy Bernard quyết định kêu gọi phải có một cuộc sống giản dị tiết độ và có chứng mực, trên bàn ăn cũng như trong cách ăn mặc và trong dinh thự nhà cửa của tu viện, bằng cách khuyên bảo giúp đỡ và chăm sóc người nghèo. Dần dần cộng đồng tu viện Clairvaux càng ngày càng trở nên đông đảo hơn và các tu viện được nhân lên thập bội. 1 - Cũng chính trong những năm đó, trước năm 1130, thầy Bernard khởi công giao tiếp thư tín rộng rãi với nhiều người, với các nhân vật quan trọng cũng như với những người có hoàn cảnh xã hội tầm thường. Ngoài ra bao nhiêu Thư Từ của khoảng thời gian đó, chúng ta cần phải lưu ý thêm đến nhiều Bài Giảng , cũng như các Phán Quyết và các Phiên Khảo Luận của thầy. Cũng trong khoảng thời gian đó tình thân hữu giữa thầy Bernard và Gugliemo, Tu Viện Trưởng ờ Saint - Thierry, càng ngày càng trở nên sâu đậm hơn, và với Gugliemo de Champeaux, là những khuôn mặt quan trọng của thế kỷ XII. Từ năm 1130 trở đi, thầy Bernard bắt đầu chăm lo đến các vấn đề không phải ít và hệ trọng của Toà Thánh và của Giáo Hội. Vì lý do đó thầy rất thường phải đi ra khỏi tu viện, và đôi khi ra khỏi cá Pháp Quốc. Thầy cũng thiết lập một vài nữ tu viện và trở thành nhân vật chính trong cuộc trao đổi thư tín với Chân Phước Phêrô, Tu Viện Trưởng tu viện Cluny, đã được đề cập đến thứ tư tuần qua. Thầy quy chiếu các văn bản tranh cải của mình nhứt là để chống đối lại Abelardo, một đại tư tưởng gia đã khởi đầu theo cách thức mới của ông về cách suy tư thần học, nhứt là bằng cách đưa vào phương pháp biện chứng triết học để kiến tạo tư tưởng thần học. Một mặt trận khác mà thầy Bernard cũng đã chiến đấu chống lại đó là bè phái rối đạo Catari, có khuynh hướng khinh rẻ vật chất thể lý và thân thể con người, và từ đó đưa đến hậu quả cũng khinh rẻ Đấng Tạo Hoá. Thầy Bernard trái lại cảm thấy mình có bổn phận phải bênh vực người Do Thái, bằng cách lên án những thái độ chống bán loại trừ họ. Đối với khía cạnh cuối cùng nầy của động tác tông đồ của thầy, một vài mươi năm sau đó, ông Ephraim, một đạo trưởng Do Thái ở Bonn, đã tỏ thái độ kính trọng đầy nhiệt quyết đối với thầy Bernard. Cũng trong thời gian vừa kể, vị Thánh Tu Viện Trưởng Bernard viết ra các tác phẩm thời danh của ngài, như những Bài Giảng về Sách Diễm Ca ( Cantique des Cantiques). Trong những năm sau cùng của cuộc sống - ngài mất đi năm 1135 - Thánh Bernard đã phải giới hạn các chuyến đi, nhưng không hoàn toàn gián đoạn tất cả. Lợi dụng cơ hội đó, ngài duyệt xét lại các Thư Tín, các Bài Giảng và những Phiên Khảo Luận. Một quyển sách đặc biệt đáng được đề cập tới, ngài viết xong chính trong khoản thời gian nầy, năm 1145, khi một môn đệ của ngài, Bernardo Pignatelli, được chọn làm Giáo Hoàng với danh hiệu là Eugenio III. Trong dịp nầy, Thánh Bernard, với tư cách là cha linh hướng, ngài đã viết cho đứa con thiêng liêng của ngài bản văn Về Điều Đáng Lưu Ý ( De Consideratione ), chứa đựng các lời huấn dạy để có thể là một vị Giáo Hoàng tốt lành. Trong quyển sách nầy, vẫn còn là bản văn mà các Giáo Hoàng ở bất cứ thời đại nào cũng nên đọc, Thánh Bernard không phải chỉ giới hạn chỉ dẫn phải làm thế nào để là một Giáo Hoàng biết hành xử tốt đẹp, mà còn diễn tả ra một nhãn quang sâu sắc về mầu nhiệm Giáo Hội và mầu nhiệm Chúa Ki Tô, sau cùng được quy chiếu vào sự chiêm ngắm mẩu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: - " Chúng ta còn phải tiếp tục tìm kiếm Thiên Chúa, mà chúng ta chưa tìm kiếm đủ " - Vị Thánh Tu Viện Trưỏng viết - " nhưng có lẽ phương thức tìm kiếm hữu hiệu hơn và gặp được Chúa dễ dàng hơn, là tìm kiếm bằng lời cầu nguyện hơn là bằng thảo luận tranh cải . Chúng ta kết thúc quyển sách ở đây, nhưng cuộc tìm kiếm chưa kết thúc " ( XIV , 32: PL 182, 80), và vẫn còn trên con đường hướng về Chúa. 2 - Tôi muốn chỉ được dừng lại ở hai phương diện trung tâm điểm của học thuyết sung mãn Thánh Bernard: đó là các phương diện - liên quan đến Chúa Giêsu Ki Tô - và đến Mẹ Maria chí thánh, Mẹ của Người. Nỗi lo lắng của ngài để người tín hữu Chúa Ki Tô tham dự mật thiết và sống động vào tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Ki Tô không phải để đưa đến những định hướng mới cho nội quy khoa học của nền thần học. Nhưng bằng thể thức quyết liệt chưa bao giờ có, Vị tu Viện Trưởng Clairvaux phát hoạ ra là nhà thần học có đời sống chiêm niệm và siêu nhiên. Chỉ có Chúa Giêsu - Thánh Bernard nhấn mạnh trước những lối suy luận biện chứng phức tạp của thời đại ngài - chỉ có Chúa Giêsu " mới là mật ở trên miệng, tiếng hát cho lỗ tai, niềm hân hoan cho tâm hồn ( mel in ore, in aure melos, in corde jubilum)". Chính từ đó mà truyền thống tặng cho ngài là " vị Tiến Sĩ của giòng mật " ( Doctor mellifluus) : bởi vì lời tán tụng của ngài đối với Chúa Giêsu Ki Tô " chảy như giòng mật ". Trong các trận chiến tiêu hao sức lực giữa phái duy danh ( nominalismo) và duy thực ( realismo) - hai luồn tư tưởng triết học của thời đó - Vị Tu Viện Trưởng Clairvaux luôn lập lại không mệt mỏi rằng chỉ có một danh tánh có giá trị, đó là danh tánh Chúa Giêsu Nazareth.
-" Mọi thức ăn của linh hồn đều khô khan " - ngài thú nhận - " nếu không được tưới ươt bằng dầu nầy; đều vô vị, nếu không được nêm bằng muối nầy. Điều mà anh viết cho tôi sẽ không có mùi vị gì, nếu tôi không đọc được trong đó Chúa Giêsu ". Và ngài kết luận:
- " Khi anh bàn cải hay nói chuyện, không có gì làm cho tôi cảm thấy có hương vị, nếu tôi không được nghe trong đó gióng lên tên Chúa Giêsu " ( Sermones in Cantica Canticorum XV, 6: PL 183, 847).
Thật vậy, đối với Thánh Bernard, sự hiểu biết thực sự về Chúa hệ tại ở kinh nghiệm cá nhân, sâu đậm về Chúa Ki Tô và về tình yêu của Người. Và điều đó, Anh Chị Em thân mến, có ý nghĩa với mọi người tín hữu Chúa Ki Tô: đức tin trước tiên là cuộc gặp gỡ cá nhân, thân tình với Chúa Giêsu, có kinh nghiệm được ở gần bên cạnh Người, kinh nghiệm thân hữu với Người, với tình yêu của Người và chỉ có như vậy, chúng ta mới học được luôn luôn biết Người thêm nữa, thương yêu Người và luôn luôn đi theo Người. Ước gì điều vừa kể có thể xảy đến cho mọi người chúng ta. Một bài giảng thời danh khác, Bài Giảng ngày Chúa Nhật giữa tuần bát nhật Lễ Thăng Thiên ( Sermone nella domenica fra lottava dellAssunzione ) , Vị Thánh Tu Viện Trưởng bằng những ngôn từ say sưa diễn tả ra sự thông hiệp tâm tình của Mẹ Maria vào công cuộc hy sinh cứu rổi của Con Mẹ:
-" Lạy Mẹ Thánh - ngài lớn tiếng van lên - một lưỡi đòng thật sự đã đâm thâu qua tâm hồn Mẹ ! ...Bạo lực của đau khổ đã đâm thâu qua tâm hồn Mẹ đến độ đó, bởi đó chúng con có lý chứng để ngắm nhìn Mẹ còn hơn là vị tử đạo, bởi vì trong Mẹ, sự tham dự vào cuộc khổ nạn của Con Mẹ còn vượt qua bao nhiêu lần cường độ các sự đau khổ thể xác của vị tử đạo " ( 14: PL 183, 437 - 438). Thánh Bernard không có gì phải nghi ngờ: " Qua Mẹ Maria đến với Chúa Giêsu " ( per Mariam ad Jesum), qua Mẹ Maria, chúng ta được hướng dẫn đến với Chúa Giêsu. Ngài chứng minh cho thấy một cách hiển nhiên lòng vâng phục của Mẹ Maria đối với Chúa Giêsu, theo các nền tảng của nền Maria Luận cổ truyền. Nhưng thân bài của Bài Giảng cũng nói lên địa vị đặc biệt dành cho Đức Trinh Nữ trong chương trình cứu rổi, do việc tham dự rất đặc biệt của Mẹ ( compassio ) vào công cuộc hy sinh của Con Mẹ. Không phải vô tình mà, một thế kỷ rưởi sau khi Thánh Bernard chết đi, Dante Alighieri, trong bài ca cuối cùng của quyển Hài Kịch Thánh ( Divina Comedia) sẽ đặt lên môi của " Vị Tiến Sĩ giòng mật " lời cầu nguyện tuyết vời củă ngài lên Mẹ Maria:
- " Lạy Mẹ Trinh Nữ, con của Con Mẹ/ khiêm nhường và cao cả hơn là tạo vật/ định điểm cố định của lời khuyên vô tận..." ( Paradiso 33, vv.1ss). 3 - Những suy tư nầy, đặc tính của một người yêu thương đối với Chúa Giêsu và Mẹ Maria như Thánh Bernard, vẫn còn kích động một cách sống thánh thiện ngày hôm nay, không những đối với các nhà thần học, mà còn đối với mọi tín hữu Chúa Ki Tô. Nhiều khi con người kỳ vọng giải quyết được hết mọi câu hỏi căn bản liên quan đến Thiên Chúa và đến thế giới chỉ dựa vào năng lực của lý trí. Thánh Bernard trái lại, được đặt nền tảng vững chắc trên Thánh Kinh và trên các Giáo Phụ của Giáo Hội, nhắc cho chúng ta rằng không có đức tin sâu đậm vào Chúa, đức tin được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện và bằng chiêm niệm, bằng mối thân giao mạt thiết với Chúa, các suy tư của chúng ta về các mầu nhiệm Chúa có nguy cơ trở thành một cuộc tập luyện trí thức vô bổ và mất đi sự khả tín của chúng. Thần học gởi chúng ta trở về - với " sự hiểu biết của các thánh ", - với trực giác của các vị về các mầu nhiệm Thiên Chúa hằng sống, - với sự khôn ngoan của các vị, ơn của Chúa Thánh Thần ban cho, tất cả những điều đó là định điểm quy hướng cho tư tưởng thần học. Cùng với Thánh Bernard de Clairvaux, cũng vậy chúng ta phải nhận biết rằng con người có phương thức tìm kiếm Chúa hữu hiệu hơn và được gặp Người dễ dàng " bằng lời cầu nguyện hơn là bằng cuộc tranh cải ". Sau cùng, diện mạo đích thực hơn của nhà thần học và của mọi người rao giảng Phúc Âm vẫn là hình ảnh của Thánh gioan Tông Đồ, dựa đầu ngài trên trái tim của Vị Thầy. Tôi muốn được kết thúc các suy tư nầy về Thánh Bernard với những lời cầu xin Mẹ Maria, mà chúng ta đọc được trong một bài giảng thật đẹp của ngài:
- " Trong những lúc nguy hiểm, trong những hoàn cảnh chật hẹp, trong những khi nghi ngờ không chắc chắn - ngài nói - anh hãy nghĩ đến Mẹ Maria, hãy kêu xin Mẹ Maria. Mẹ không bao giờ ra đi, lìa khỏi môi của anh, không bao giờ lìa khỏi con tim của anh; và muốn để cho anh được giúp đở theo lời cầu nguyện của anh, đừng bao giờ quên đi gương sống của Mẹ. Nếu anh theo Mẹ, không thể nào anh bị lạc hướng; nếu anh cầu xin Mẹ, không thể nào anh bị vô vọng; nếu anh tưởng nhớ đến Mẹ, anh không thể nào lầm lạc được. Nếu Mẹ nâng đở anh, anh sẽ không bị té ngã; nếu Mẹ bảo vệ anh, anh không có gì phải lo sợ; nếu Mẹ hướng dẫn anh, anh sẽ không bị mệt mỏi, nếu Mẹ đứng về phía anh, anh sẽ đạt đến mục đích..." ( Hom. II super " Missus est " , 17: PL 183, 70-71). Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập. ( Thông tấn < famigliacristiana. it >, 21.10.2009).
|