Kể cả
người mù cũng thấy
(Trích trong ‘Mở ra kho tàng’ của Charles
E. Miller)
Nhìn thấy là một
khả năng tuyệt diệu. Một
đứa trẻ được giải thoát khỏi bóng
tối, nơi thế giới nhỏ xíu của nó trong
dạ mẹ, đã chăm chú nhìn vào mảnh đất huy
hoàng. Cậu bé sẽ nhìn vào gương mặt mà
một ngày kia sẽ nhận biết là
người cha, người mẹ của cậu, hai
người đã cho cậu sự sống, nuôi dưỡng
và yêu thương cậu.
Qua ánh nhìn chúng ta ý thức
hơn với thế giới ở chung quanh chúng ta. Chúng ta có thể thấy những thực tại
ngoài chúng ta. Chúng ta dùng động từ
“thấy” không chỉ để chỉ sức mạnh
của việc nhìn xem, mà còn diễn tả một sự
nhận thức là một công việc của tâm trí. Khi một người nào yêu cầu chúng ta một
điều gì, chúng ta hiểu cái quan điểm mà người
đó muốn thực hiện và chúng ta trả lời
bằng cách “chúng tôi hiểu điều gì mà anh muốn
nói”. Người ăn xin mù trong bài
Phúc Âm ngày hôm nay đã giới thiệu với chúng ta và giống
như ông ta, chúng ta cũng không thể thấy
được những sự thiêng liêng và điều
đó phát xuất từ đặc ân đức tin. Qua phép
rửa chúng ta được nhận lãnh sự thông dự
vào sự giàu có phong phú và qua đức tin chúng ta
được vui hưởng những đặc ân của việc nhìn thấy.
Bây giờ, chúng ta nhìn ra
thế giới chung quanh chúng ta và nhìn xem nó với những
ý nghĩa thật sự của nó. Chúng
ta có thể nghe những người bi quan nhìn một cái ly
và nhìn xem nó như là một nửa của sự trống
rỗng và những người lạc quan thì nhìn cùng cái ly
đó và thấy đó như là một nửa đã đầy.
Một con người đức tin nhìn cái ly nước
đó và nói: “Cám ơn Chúa”. Con người hiểu biết
nước là một đặc ân
lớn lao của Thiên Chúa, đặc ân này không chỉ là
cần thiết để duy trì sự sống của con
người, nhưng còn có nghĩa là Thiên Chúa cho chúng ta thông
dự vào đời sống của Người qua phép
rửa.
Chúng ta có thể thấy cha mẹ
của chúng ta với tình yêu sâu xa dành cho đứa con, khi
đứa trẻ nhìn vào gương mặt của cha
mẹ nó. Xuyên qua đức tin chúng ta có
thể nhìn thấy tình phụ tử đã giới
thiệu chân lý là tất cả mọi sự trong
đời sống đến với chúng ta đều phát
xuất từ Thiên Chúa Cha. Chúng ta có thể thấy
những đứa trẻ thật đáng yêu bởi
vẻ đẹp và sự đơn sơ của chúng.
Đức tin dẫn chúng ta xuyên thấu những
đứa trẻ để thấy chân lý này. Thiên Chúa Cha yêu
thương chúng ta là những đứa con quý giá của
Người trong Đức Kitô.
Sau khi đã chữa lành người
đàn ông mù, Người nói với ông: “Hãy về nhà”,
người đàn ông đã nhìn chăm chú vào Chúa một
lúc và tự nghĩ: “Tôi sẽ đi đâu chứ, nếu
không
phải là nơi mà Chúa dẫn tôi đi”. Thánh Marcô tiếp
đó đã nói với chúng ta: “Ông ta đã nhìn và lên
đường đi theo Chúa Giêsu”.
Nhưng chúng ta không biết những gì ông ta
đã hiểu.
Có phải ông ta theo Chúa Giêsu trên con
đường dẫn tới Giêrusalem nơi mà Chúa Giêsu
chịu đóng đinh? Có phải ông ta đã
trung thành đứng dưới chân thập giá với
Mẹ Maria, với những người đàn bà khác
hoặc với môn đệ Chúa yêu không? Thánh Marcô đã không nói với chúng ta những
điều đó. Có lẽ thánh nhân muốn cho chúng ta
thấy rằng chính chúng ta trong con người của
người đàn ông đó đã bị mù, và để
trả lời những câu hỏi bằng cách chúng ta
sống.
Trong mỗi Thánh Lễ, chúng ta theo Đức Kitô tiến lên đồi Calvariô
vì trong Thánh Lễ chúng ta ý thức mình đứng
dưới chân thánh giá, thông dự vào hy tế của
Đức Kitô. Thánh Lễ là một lời mời gọi
chúng ta dâng hiến chính mình với Đức Kitô, tư
tế tối cao của chúng ta, cho Cha trên trời
để nài xin cho chúng ta được sống xứng
đáng với đức tin Kitô giáo và chúng ta
được trung thành và trung tín với Đức Kitô
của Người cho đến chết.
Ngày hôm nay chúng ta có thể hỏi: “Chúng
con sẽ đi đâu và chúng con sẽ nhìn vào ai?” Chúng ta có
thể từ bỏ Đức Kitô, Đấng đã ban
cho chúng ta đặc ân đức tin, Đấng đã làm
cho chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa và là Đấng đã hứa
cho chúng ta sự sống đời đời thế nào
được? Khi chúng ta đạt được
Nước Trời, chúng ta sẽ vui hưởng cái nhìn ân phúc của Thiên Chúa. Đức tin
chuyển đổi ánh nhìn và chúng ta sẽ nói: “Bây giờ
tôi đã thấy ý nghĩa của tất cả những gì
mà Chúa Giêsu đã làm cho chúng ta”.
|