MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tài liệu về đức mẹ :: mẹ fatima
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima (1)
Thứ Hai, Ngày 19 tháng 10-2009

NHỮNG LỜI MỜI GỌI TỪ SỨ ĐIỆP FATIMA

(Tác giả: Chị Lucia/ Dịch giả: Ngọc Đính, CMC)

xuanha.net

 Phần Bốn

KINH MÂN CÔI

 

34

LỜI KINH SIÊU VỜI VÀ THẦN HIỆU

 --------------------------

CHÚA VÀ ĐỨC MẸ KHUYẾN KHÍCH ĐỌC KINH MÂN CÔI

Chúng ta đã thấy Thiên Chúa - Đấng hiểu biết chúng ta cần phải cầu nguyện khẩn thiết như thế nào, nhưng vẫn không yêu cầu mọi người phải cầu nguyện theo cùng một cách thế như nhau, bởi lẽ khả năng cũng như hoàn cảnh cuộc sống của mỗi người rất khác biệt - Ngài đã mời gọi chúng ta hãy lần chuỗi Mân Côi hằng ngày, và như thế là Người đã hạ xuống mức độ đơn sơ chung của mọi người chúng ta.

Ngay trong cuộc hiện ra lần đầu tiên, ngày 13 tháng 5 năm 1917, Đức Mẹ đã kêu gọi: “Hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày”; và lời kêu gọi ấy hằng tháng vẫn được Đức Mẹ nhắc lại cho đến tháng 10.

Vì vậy, khi nhớ lại tính kiên định của Thiên Chúa - qua Sứ Điệp Fatima - trong việc cổ động kinh Mân Côi, cũng như tất cả những điều Huấn Quyền Giáo Hội suốt bao năm qua đã nói về lời kinh này, chúng ta có thể kết luận kinh Mân Côi là hình thức cầu nguyện bằng lời thích hợp với mọi người, là kinh nguyện chúng ta hãy trân trọng và phải làm hết sức để đừng bao giờ chểnh mảng.

Thật đáng buồn, trong thời buổi nhiễu nhương này có một số người liều lĩnh chê bỏ kinh Mân Côi, họ nói rằng đó không phải là kinh nguyện phụng vụ. Trước đây ít lâu, tôi nghe biết có một bài báo đại loại như thế, và do đó, mà hết sức đau buồn. Có người chất vấn tác giả bài báo sao lại dám viết và xuất bản một thứ vớ vẩn như thế, và ông đã trả lời: Tôi bị ép buộc phải làm điều ấy! Vậy chẳng lẽ ông ấy không biết rằng trên trần gian này không quyền bính nào có quyền ép buộc chúng ta phải làm ngược lại với lương tâm của mình hay sao? Đó là sự yếu đuối khó hiểu của con người, mà trong nhiều trường hợp, có thể vì những lý do trần tục, để làm vừa lòng các thụ tạo, đã không ngại chuốc lấy cơn nghĩa nộ và những hình phạt của Thiên Chúa trừng trị tội lỗi. Trái ngược với những điều tác giả bài báo trên kia và những người có cùng quan điểm như thế đã viết, tôi xin bảo đảm với anh chị em rằng kinh Mân Côi là một lời kinh có nền tảng Thánh Kinh và là một phần trong phụng vụ thánh.

Để bắt đầu chuỗi Mân Côi, chúng ta đọc những lời: nghĩa là “Lạy Chúa Trời, xin tới giúp con, muôn lạy Chúa, xin mau phù trợ.” Đó là lời kinh chúng ta vẫn đọc khi khởi đầu nhiều phần khác nhau trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh.

Sau đó, chúng ta cầu nguyện: Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.” Lời kinh Sáng Danh chúng ta đọc vào cuối mỗi chục kinh Kính Mừng cũng chính là lời kinh chúng ta đọc vào cuối các Thánh Vịnh trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh, và cũng được sử dụng trong thánh lễ, hoặc trong lúc tung hô Phúc Âm trong đại lễ kính Chúa Ba Ngôi, hoặc trong hình thức dài của lời hoan chúc: “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời” do các thiên thần xướng lên tại Bêlem.

Kinh Lạy Cha chúng ta đọc vào đầu mỗi chục kinh Kính Mừng đã được chính Chúa Giêsu Kitô dạy cho các Tông Đồ khi các ngài đến xin Chúa dạy cầu nguyện: “Các con hãy cầu nguyện như thế này: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ’” (Mt 6:9-13). Kinh Lạy Cha chúng ta đọc trong tất cả các chục Kính Mừng là một kinh nguyện được trích từ Thánh Kinh và là một phần trong Phụng Vụ; lời kinh ấy cũng được đọc trong thánh lễ và trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh.

Kế đến là kinh Kính Mừng chúng ta đọc mười lần và kết thành một chục kinh trong chuỗi Mân Côi. Đây cũng là một lời kinh từ Thánh Kinh. Kinh Kính Mừng bắt đầu bằng những lời của sứ thần Gabriel khi ngài được Thiên Chúa sai đến chào kính và loan báo cho Đức Maria về việc Ngôi Lời nhập thể: “Thiên thần Gabriel được Thiên Chúa sai đến (…) với một trinh nữ (…) tên là Maria. Thiên thần vào nhà và chào: ‘Kính mừng Đầy Ơn Phúc, Thiên Chúa ở cùng Bà!’” (Lc 1:26-28). Tôi cho rằng khi phái thiên thần ra đi như thế, ắt hẳn Thiên Chúa đã gợi cho thiên thần những lời để chào kính Đức Maria, nhân danh Thiên Chúa mà loan báo cho Đức Maria mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời.

thánh nữ Elizabeth được đầy Chúa Thánh Thần đã cất tiếng:Bà được chúc phúc hơn mọi người nữ, và hoa trái của lòng Bà được chúc phúc!” (Lc 1:42).

Như thế, kinh Kính Mừng đã được thành hình dưới ơn soi động của Thiên Chúa: “Kính Mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà; Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu, Con lòng Bà, gồm phúc lạ.”

Chúng ta phải coi lời chào này như do chính Thiên Chúa đã ngỏ với Đức Maria, xét trên bình diện tự nhiên, vì đó là lời của sứ giả từ trời đến; và trên bình diện siêu nhiên, vì bà Elizabeth đã nói lên những lời ấy dưới ơn linh hứng của Chúa Thánh Thần: “Và khi bà Elizabeth nghe lời chào của Maria, thì hài nhi nhảy mừng trong lòng bà; và Elizabeth được đầy Chúa Thánh Thần và kêu lên rằng: ‘Bà được chúc phúc hơn mọi người nữ, và hoa trái của lòng Bà được chúc phúc!’” (Lc 1:41-42). Nếu thánh nữ Elizabeth đã được Chúa Thánh Thần soi động khi kêu lên những lời mừng chúc như Thánh Kinh đã kể cho chúng ta; thì lời chúc khen ấy quả thật là do Chúa Thánh Thần.

Tuy nhiên, đó là một lời tán dương Thiên Chúa hơn là ca ngợi Đức Maria: Đức Maria được chúc phúc vì Quả Phúc của lòng Mẹ được chúc phúc; và chính nơi Quả Phúc ấy và nhờ Quả Phúc ấy, phúc lành Thiên Chúa đã đến trên Mẹ Maria và Mẹ mới được chúc phúc hơn mọi người nữ. Đức Trinh Nữ Maria đã hiểu như thế khi hát lên những lời: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi. Vì Người đã thương đoái phận hèn tớ nữ Người. Này đây muôn đời sẽ khen tôi là người có phúc, vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều kỳ diệu. Danh Người là Thánh. Lòng thương xót Chúa trải qua từ đời nọ đến đời kia” (Lc 1:46-50). Như chúng ta thấy, mọi lời chúc tụng Đức Maria đều qui hướng về Thiên Chúa; Đấng đã đoái thương nhìn đến phận hèn mọn của tớ nữ Người.

Như thế kinh Kính Mừng quả thực là một lời kinh từ Thánh Kinh. Kinh Kính Mừng cũng là một thành phần trong kinh Phụng Vụ, được đọc vào nhiều dịp lễ trong năm, cả trong Thánh Lễ lẫn trong Phụng Vụ Các Giờ Kinh.

Về sau, dưới ơn soi động của Chúa Thánh Thần, Đấng sáng soi và phù trợ, Giáo Hội đã hoàn chỉnh bản kinh chào kính Đức Maria bằng lời cầu xin: Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.”

(Lời kinh nài xin Đức Maria phù trợ cho chúng ta trước tòa Thiên Chúa không hề mâu thuẫn với chân lý được thánh Phaolô Tông Đồ rao giảng: “Chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và nhân loại, một người, là Đức Giêsu Kitô” (1 Tm 2:5). Chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất có thiên tính và tự quyền có thể đến được với Thiên Chúa, đó là Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, “trung gian hẳn phải trung gian cho hơn một người, nhưng Thiên Chúa thì chỉ có một” (Gl 3:20), nghĩa là còn có một phía thứ hai nữa cần được Đấng Trung Gian phục vụ và đại diện cho, đó là nhân loại.

Đức Giêsu Chúa-Người,” theo bản tính, là Đấng Trung Gian của chúng ta – qua nhân tính Người đã mặc lấy nơi cung lòng Đức Trinh Nữ Maria. Nhưng Đức Kitô đã không nhập thể để làm con người duy nhất sống sót trong nhân loại, mà là trở nên “trưởng tử giữa một đàn em đông đảo” (Rm 8:29), tức là tất cả những ai được Người cứu độ và đem về cho Chúa Cha, để được hoan hưởng cuộc tình thân với Chúa Cha trên thiên quốc. Thực ra, Chúa Kitô còn làm nhiều hơn thế: Chúa Kitô đã liên kết chúng ta lại với Người như những chi thể trong Thân Mình Mầu Nhiệm của Người là Giáo Hội, tức là sự hiện diện cứu độ của Chúa Giêsu cho đến tận cùng thời gian và tận cùng thế giới, để chúng ta – nhờ ơn thánh và ơn gọi – được tham dự vào ba sứ vụ ngôn sứ, tư tế và vương giả của Đấng Cứu Thế.

Như vậy, ngoài Đấng Trung Gian thần linh duy nhất là Chúa Giêsu Kitô; chúng ta còn có những đấng trung gian cầu bầu khác là Đức Mẹ Maria, các thánh và kể cả chúng ta nữa, nếu như chúng ta muốn. Chính thánh Phaolô Tông Đồ, nhiều lần trong các thư của ngài, đã xin các tín hữu hãy cầu nguyện cho nhau và cho ngài: “Anh em hãy tỉnh thức, một lòng bền đỗ không lơi, mà cầu xin cho các thánh hết thảy. Hãy cầu nguyện cho tôi với, xin Thiên Chúa mở miệng tôi, ban cho tôi lời dạn dĩ thông báo mầu nhiệm Tin Mừng, tôi được làm sứ giả loan báo và vì vậy mà bị xiềng xích; xin cho tôi được dạn dĩ rao giảng như tôi phải làm” (Ep 6:18-20).

Như vậy, nếu như thánh Tông Đồ đã khuyên nhủ chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, thì chúng ta càng có lý hơn nữa để van nài Đức Maria cầu nguyện cho chúng ta, bởi vì lời cầu nguyện của Mẹ vô cùng đẹp lòng Thiên Chúa, xét theo phẩm chức Mẹ Thiên Chúa và mối hợp nhất mật thiết của Mẹ với Chúa Kitô, Thiên Chúa thật và là Người thật. Ngoài ra, Đức Maria còn có sứ mạng Đấng Đồng Công Cứu Chuộc với Chúa Kitô và sự thánh thiện cao vời của Mẹ.)

Giờ đây, trở lại với chiều kích Thánh Kinh và Phụng Vụ của kinh Mân Côi, chúng ta hãy xét đến lời than thở Sứ Điệp Fatima dạy chúng ta đọc sau mỗi chục kinh. Trong Thánh Lễ, chúng ta cũng gặp một lời kêu xin tương tự như vậy. Lễ qui buộc chúng ta phải khai mạc hiến lễ thánh bằng nghi thức sám hối, còn lời than thở Đức Mẹ dạy hướng dẫn chúng ta nài xin ơn tha thứ tội lỗi: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, giữ gìn chúng con cho khỏi sa hỏa ngục. Và đưa hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn” (Cuộc hiện ra ngày 13 tháng 7 năm 1917).

Tôi cho rằng “những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn” là những linh hồn đang gặp nguy cơ trầm trọng sắp phải sa hỏa ngục. Qua lời cầu xin ấy, chúng ta khẩn nài Thiên Chúa áp dụng công nghiệp của thánh lễ cho chúng ta, tức là xin ơn cứu độ cho các linh hồn, và xin ơn tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

Như vậy, tôi tin rằng: chỉ sau phụng vụ hiến tế thánh lễ, kinh Mân Côi - xét theo nguồn gốc cũng như bản chất linh thánh của những lời kinh cấu thành và các mầu nhiệm trong công trình cứu độ được tưởng nhớ và suy niệm trong mỗi chục kinh - là lời cầu nguyện tuyệt hảo nhất chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa và mang lại nhiều lợi ích nhất cho linh hồn chúng ta. Vì nếu không, có lẽ Đức Mẹ đã không kiên định kêu mời chúng ta như vậy.

(còn tiếp)

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Một Biên Cố Ý Nghĩa (ga 14:23-29) (5/7/2010)
Lòng Ghi Ơn Đi Kèm Tâm Tình Đền Tội (3/10/2010)
Chân Phước Jacinta And Francisco Marto Ngày 20/2 (2/20/2010)
video: Hay Den Cung Doc Kinh Man Coi (come, Pray Rosary) (10/31/2009)
Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima (3) (10/20/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Những Lời Mời Gọi Từ Sứ Điệp Fatima (2) (10/19/2009)
Tháng 10 Và Fatima - Gm Jb Bùi Tuần (10/19/2009)
Tin/Bài khác
Mặt Trời Múa - 13 Tháng 10, 1917 (10/13/2009)
Đọc Lại: Tham Dự Ngày Lần Hạt Mân Côi Nơi Quảng Trường Công Cộng Vào Ngày 13 Tháng 10 (10/13/2009)
Fatima, Biến Cố Quan Trọng Hy Hữu Nhất Trong Lịch Sử Giáo Hội Và Thế Giới (10/13/2009)
Tháng Mân Côi Và Những Bông Hồng Ngoại (10/1/2009)
Gia Đình Tôn Vinh Đức Mẹ (14) (9/1/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768