Đảo
ngược
Trong
bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đã rửa chân cho các
tông đồ. Người bắt các tông đồ phải
nhớ lại một bài học mà Người đã
dạy họ trước đó, tức là bài học
quyền bính đối với họ là một hình thức
của sự phục vụ. Thế nên trong tâm trí các
tông đồ không còn chút mơ hồ, nghi hoặc về
những lời Đức Giêsu muốn nói: “Vậy nếu
Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em
cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy
đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm
như Thầy đã làm cho anh em”.
Ngày nay,
thường có một hố sâu ngăn cách giữa
những người cai trị và
những người bị cai trị. Đặc biệt
một số tổn hại là do những điều sau
đây. Những người ở địa
vị thấp cảm thấy không được những
người ở địa vị cao đánh giá đúng.
Họ thấy những người này xa cách
và coi thường họ. Những người đã
cố sức leo lên địa vị cao
rất dễ quên lúc mình còn dưới “đất đen”
thì sự việc ra sao. Nhớ lại chính là
hiểu biết. Cha mẹ tốt
nhớ lại sự việc như thế nào khi mình còn
nhỏ như con mình bây giờ.
Giá mà những người quyền cao
chức trọng theo được tấm gương
của Đức Giêsu đã đưa ra trong Bữa
Tiệc Ly. Hãy để cho anh cảnh sát bị bắt;
linh mục xuống ngồi ở hàng ghế dành cho giáo dân;
ông thầy giáo xuống ngồi ở bàn học trò,
đốc công xuống con mương; cai ngục bị
nhốt vào xà lim; bác sĩ bị bệnh nặng; quan tòa
ngồi vào ghế bị cáo; ông tướng phải ra
tiền tuyến; người có công việc ổn
định phải đứng xếp hàng nhận trợ
cấp… hẳn chúng ta sẽ có sự quan tâm và nhạy
cảm nhiều hơn trong việc thực thi quyền
bính?
Dĩ nhiên trường hợp ngược
lại cũng xảy ra – những người cấp
trên không được người cấp dưới
hiểu, và những lời phê phán khó nghe đôi khi
được truyền cho nhau nghe.
Một ngày
nọ một đồng hồ đeo tay đi ngang qua quảng trường tháp
đúng lúc đồng hồ lớn trên tháp chuông gõ
mười hai giờ trưa. Chiếc đồng hồ
đeo tay nhìn lên đồng hồ
lớn và nói: “Có phải ông tưởng rằng mình tốt
hơn chúng tôi sao? Ông hãy nhìn lại chính mình
xem. Khuôn mặt ông thì thường quá,
tay ông thì vụng về, lóng ngóng, còn giọng nói của ông
thì thô lỗ?”
Nhưng
đồng hồ lớn bình tĩnh đáp lại:
“Chú em nhỏ của tôi hãy lên
đây và anh sẽ chỉ cho chú em cái này”.
Đồng
hồ đeo tay leo lên những
cầu thang dài và sau cùng đứng bên cạnh đồng
hồ lớn. Phong cảnh nhìn từ nơi này đẹp
làm sao! Nhưng chẳng mấy chốc, nó
nhận thấy ngất ngưởng trên này thật nguy
hiểm và cũng luôn cô độc.
“Này chú
em, có một người ở dưới kia muốn
biết giờ. Tại sao chú em không nói cho người đó
biết?”
“Oâi,
tôi không thể nào làm cho người đó nghe và thấy tôi
từ chỗ này.
Đồng hồ đeo tay đáp.
“Thế thì
chú em không thể nói cho người đó biết”,
đồng hồ lớn đáp: “Nhưng tôi có thể làm
được. Mỗi người chúng ta có
một việc phải làm. Việc tôi
làm được thì chú em không thể, việc chú em làm
được thì tôi không làm được. Vì thế, chúng ta không nên phê phán lẫn nhau.
Trái lại, mỗi người hãy theo
cách của mình và từ vị trí của mình để nói
cho người ta biết thời giờ. Bằng
cách đó, chúng ta không những bình đẳng mà còn là anh em
của nhau”.
Đức
Giêsu phá bỏ khoảng cách giữa ông chủ và tôi tớ. Trong Người hai bên
đã trở nên một.
|