CON NGƯỜI
ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐỂ ĐƯỢC
PHỤC VỤ, NHƯNG ĐỂ PHỤC VỤ
VÀI ĐIỂM
CHÚ GIẢI
1. Sau khi loan báo
cuộc thụ khổ lần
thứ ba
Trên đường lên Giêrusalem, lúc
này đã gần tới nơi, bầu không khí càng lúc
càng thêm bi thảm. "Người dẫn đầu các
ông", những người đi theo
"kinh hoàng" và “sợ hãi”, tiến trên đường
dẫn đến cái chết.
Đây
là lần thứ ba Chúa loan báo cuộc Khổ nạn và
Phục sinh của Người. Loan báo mà Đức Giêsu
gởi tới nhóm Mười Hai, là tế bào đầu
tiên và cũng là những người phụ trách cộng
đoàn môn đệ của Người. Một
lời loan báo rõ rệt hơn hai lần trước (8,
31-33 và 9,32-33), vì đã phác họa trước những gì
sẽ xảy ra bị nhà cầm quyền Do thái kết án
(xem 14,64), trao nộp cho quan Philatô, kẻ "ngoại
giáo" (xem 1 5,1), bị phỉ báng và chịu cực hình:
“chúng sẽ nhạo báng người" (xem 15,30-31) “chúng
sẽ khạc nhổ vào Người” (xem 14,65 và 15,9), “chúng
sẽ đánh đòn Người" (15, 15) "chúng
sẽ giết Người" (xem 15, 37) "và ba ngày sau
sẽ sống lại”. Cũng như các
lần loan báo trước, lần loan báo thứ ba này gây ra
những phản ứng; chứng tỏ các môn đệ
không hiểu, nên Đức Giêsu phải giải thích cho
họ.
2. Thái độ
không hiểu tái diễn nơi các môn
đệ
Rõ ràng lời xin của
Giacôbê và Gioan chẳng thích đáng chút nào trong bối
cảnh đó (Đức Giêsu vừa mới loan báo về
cuộc khổ nạn của Người). Hai ông đã
từng là những người được gọi ngay
thời kỳ đầu sứ vụ rao giảng (1,19-20),
lúc Chúa hồi sinh con gái ông Giairô, hai ông đã có thể xác
minh quyền năng của Người trên sự chết
(5,37); hai ông đã cùng với Phêrô là những người
duy nhất được chứng kiến Chúa hiển dung
trên núi (9,28); và sau này cũng cùng với Phêrô chứng
kiến Chúa hấp hối trong vườn Ghêtsêmani (14,33).
Khi
Đức Giêsu vừa mới loan báo cuộc
khổ nạn lần thứ ba,
thì hai ông nóng lòng muốn bảo đảm chiếm cho
được chỗ tốt, được một
tương lai sáng lạn trong vương quốc. Các ông
tiến lại thưa Chúa: "Xin cho hai anh em chúng con
được ngồi một người bên hữu,
một người ngồi bên tả Thầy, khi Thầy
được vinh quang”. Số phận mỉa mai thật!
khi sau này Chúa hấp hối trên thập
giá, hai người được đặt ở bên
tả bên hữu Chúa là hai người trộm cướp
(15,37) đang cùng chia sẻ cực hình với Người!
-
Đức Giêsu cố gắng tỏ cho hai ông
biết: đặc ân họ xin là quá
lớn và họ thật quả vô tâm, nhưng vô ích. "Các anh không biết các anh xin gì”. Rồi dùng hình ảnh mạnh mẽ, như ‘chén
phải uống'; "phép rửa phải chịu”
để cho các ông thấy trước những gì sắp
xảy ra: "Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống,
hay chịu được phép rửa thầy sắp
chịu không?”.
+ Trong
Cựu ước, “Chén" đôi khi người ta nói
chén chúc tụng, nhưng thường là nói về chén
đắng để diễn tả những đau
đớn trước lúc chết. Lúc hấp hối, Đức Giêsu
đã xin Chúa Cha cất chén đắng cho Người,
nhưng cũng nói tiếp: "Nhưng đừng theo ý
con, chỉ xin theo ý Cha mà thôi" (14,36).
+ Trong
"Bí tích rửa tội”, toàn thân được
dìm xuống nước, tượng trưng cho việc
"chìm đắm" trong cái chết trước khi
chỗi dậy trong đời sống mới. Trong cuộc khổ nạn, Đức Giêsu sẽ
trải qua một phép rửa thật sự, Người
sẽ bị dìm xuống làn nước chết, và chỗi
dậy vào ngày thứ ba.
Xin
được vinh dự bên cạnh Chúa trong
Nước Người, tức là thuận theo
cùng một con đường Người đã đi. Hai
môn đệ có dám theo Chúa
tới đó không? "Thưa
được" ông đáp không hề do dự,
không đếm xỉa gì đến những điều
Chúa đã cảnh báo. Mười ông kia
đã nghe rõ câu chuyện. Nếu
họ "tức tối" thì hẳn không phải vì
chê trách mưu đồ của Giacôbê và Gioan, mà vì sợ hai
anh em ông này dành được chỗ nhất.
3. Giáo huấn
mới của Đức Giêsu: Sự
đảo ngịch của Tin Mừng.
Đức
Giêsu qui tụ nhóm Mười Hai lại và long trọng
giảng giải cho các tông đồ về sự
đảo nghịch của Phúc âm. Khi nói với các tông đồ, cũng
như với những người chịu trách
nhiệm về các cộng đoàn Kitô hữu có mặt lúc
đó hay trong tương lai, Đức Giêsu nêu lên một
luật đối trọng với cách thế mà xã hội
dân sự chủ trương về quyền hành:
"Những người được là thủ lãnh các
dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người
lớn thì lấy quyền mà cai trị dân". Điều
luật này chống lại lòng ham muốn thống trị
và lòng khao khát quyền lực ta mang trong mình, như Giacôbê và
Gioan và mười tông đồ còn lại. Điều
luật này không chỉ là một điều luật bình
thường, mà Đức Giêsu coi nó hiến chế cho các
cộng đồng môn đệ Người: mỗi
người là đầy tớ người (J. Delorme).
Đây là
một đảo lộn tận gốc, một lý
thuyết cách mạng bắt đầu cho một mối
tương quan mới giữa người với
người: "Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì
phải làm người phục vụ anh em (người
phục vụ, tiếng hy lạp là diakonos, còn có nghĩa là
thầy phó tế).
Lý do và gương mẫu cho nguyên
lý cách mạng này chính là cách đối xử của
Đức Giêsu, Người kết luận: "Vì Con
Người đến không phải để
được người ta phục vụ, nhưng
để phục vụ và hiến mạng sống làm giá
chuộc muôn người”. Câu này nhắc lại lời ngôn
sứ nói về Người Tôi Tớ đau khổ (Bài
đọc l), nhờ lời này soi sáng, Đức Giêsu
nhận biết số phận của Đấng Mêsia-tôi
tớ; Lời đó còn nói lên ý nghĩa sự sống và cái
chết của Người và loan báo lời mà Chúa sẽ
tuyên bố về "chén" vào thứ năm,
trước khi Người bị bắt: "Này là máu Thầy,
máu Giao ước sẽ đổ ra cho nhiều
người”. Để có thể sống như một
Kitô hữu chân chính, cộng đoàn môn đệ hôm nay, hôm
qua cũng như ngày mai, cần phải xét xem lối
hoạt động của mình có hợp với ý và
gương mẫu của Đấng Sáng lập,
Đấng đã đưa tinh thần phục vụ
đến tột đỉnh không.
|