Hôn nhân
Bài Tin Mừng có hai
phần: Phần thứ nhất là lập trường
của Chúa Giêsu về vấn đề hôn nhân. Phần thứ
hai là thái
độ của Chúa Giêsu đối
với các trẻ em. Phần thứ nhất chính là đoạn
Tin Mừng thường
được đọc
trong thánh lễ hôn phối,
chúng ta sẽ tìm hiểu
sau đây.
Đề
tài của đoạn Tin Mừng này là vấn
đề ly dị do những người Pharisêu đặt ra với ý đồ gài bẫy Chúa
Giêsu. Chúng ta nên biết:
các kinh sư Do thái thường tranh luận với nhau về những
lý do cho phép ly dị
chứ không tranh luận về chính việc được phép ly dị
hay không. Và luật Do thái
chỉ cho phép đàn ông
bỏ vợ chứ không cho phép đàn
bà bỏ chồng. Như vậy, chuyện những người Pharisêu đặt vấn đề với Chúa Giêsu: “Có được
phép ly dị
không?” quả là khúc mắc,
tế nhị và phức tạp.
Họ muốn Chúa phải xác định lập trường rõ ràng trước
mặt dân chúng và trước
mặt họ. Luật đã cho phép
ly dị, nếu Ngài bảo không được, tức là Ngài chống
lại luật.
Ngược lại, nếu
Ngài bảo được, thì họ sẽ chống lại Ngài. Cho nên, rõ ràng
những người
Pharisêu có ý gài bẫy Chúa.
Chúa trả lời
thế nào?
Chúa hỏi lại họ: “Ông Mô-sê truyền dạy thế nào?”. Thật
sự trong Cựu ước không có một
chỗ nào ghi một mệnh
lệnh tổng quát phải ly dị hay không được ly dị, cũng
chẳng có chỗ nào trực
tiếp chỉ thị muốn ly dị thì
phải làm gì. Vậy những người
Pharisêu trả lời câu hỏi
của Chúa thế nào? Họ trích dẫn sách Đệ Nhị Luật, đoạn 24 câu 1 đến câu 4. Trong đoạn này, sách Đệ Nhị Luật cũng chỉ gián tiếp nói về việc
làm giấy ly dị. Đó là trường
hợp một người đàn bà đã bị
chồng ly dị và có
làm giấy ly dị đàng
hoàng, nay đi lấy người khác, rồi lại bị ông chồng mới này ký
giấy ly dị, thì người
chồng thứ nhất, dù có vì tình
xưa nghĩa cũ, muốn đoàn tụ với nàng, cũng không được phép. Vậy khoản luật này chỉ trực
tiếp đề cập đến vấn đề người chồng cũ có quyền
cưới lại người vợ mình đã ký
giấy ly dị không? Luật trả lời không được.
Nhân vấn đề đó mà sách này
cho chúng ta biết: luật gia đình của người Do thái cho phép chồng
ly dị vợ.
Chúa Giêsu đã trả
lời cho những người Pharisêu: sở dĩ ông Mô-sê
đã ra luật đó, “vì lòng các
ông chai đá”, nên đó
chỉ là điều nhân nhượng mà thôi, chứ từ ban đầu không có như
vậy, và Chúa kết luận: “Sự gì Thiên Chúa
đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Như thế,
Chúa Giêsu cho mọi người
biết rõ lập trường của Ngài là không bao
giờ được
ly dị, nghĩa là một
người nam và một người
nữ đã kết hợp với nhau nên một trong
hôn nhân theo luật của Chúa, thì họ không
có quyền và cũng không
ai có quyền
phá vỡ cái nên một
ấy.
Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta
biết rõ luật của Chúa và Giáo
hội: sự nên một trong
hôn nhân là một công
trình tuyệt vời của Thiên Chúa, nên
những ai đang sống trong sự nên một ấy
phải tôn trọng và giữ nó cho
thật đẹp và thật bền,
và phải làm cho nó
trọn vẹn hơn mãi, không
những một thân xác mà
một tâm hồn, một cuộc sống, một hạnh phúc. Chính do sự nên một
ấy mà đứa con xuất hiện như một đóa hoa, một trái ngọt ngào và được
nên người. Thánh Phaolô đã nêu cao giá
trị của sự nên một
ấy khi đem đối chiếu với sự nên một
giữa Chúa Kitô và Giáo
hội.
Còn những
người chuẩn
bị đi vào cuộc sống hôn nhân phải thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng để sự nên một
ấy có thể được thành tựu tốt đẹp. Nếu Chúa đã an
bài con người có nam có
nữ để rồi nam nữ
thành một, thì Chúa vẫn
dành cho con người quyền tự do để lựa chọn. Chuyện hôn nhân là
chuyện của hai người trong cuộc. Những người khác dù là cha mẹ,
vẫn phải tôn trọng, giúp cho người
liên hệ chọn lựa, chứ không có quyền áp đặt. Cần dứt khoát với hủ tục ép buộc con lấy người này người khác. Người ta đã coi đó là
lễ giáo, nhưng chắc chắn nó không
phù hợp tinh thần Tin Mừng. Vì thế, Giáo hội không bao giờ chấp
nhận sự cưỡng ép trong vấn đề hôn nhân.
Xin Chúa
cho những ai đang sống
đời hôn nhân luôn trung
thành với nhau; và những
ai sắp bước vào đời hôn nhân, chuẩn bị cẩn thận để bảo đảm trung thành luôn
mãi.
|