MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: tiểu mục :: gương chứng nhân
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Kính Các Thánh Trong Tháng 9
Thứ Ba, Ngày 29 tháng 9-2009

Kính Các Thánh Trong Tháng 9

Thánh Grêgôriô Cả Giáo Hoàng tiến sỉ (540-604)
            Thánh Grêgoriô xứng danh là “cả”, một vị giáo hoàng, tiến sĩ hội thánh, lừng danh trong lịch sử. Sinh hạ tại Lamã, trong một gia đình quí phái, làm đến chức thủ hiến Lamã. Nhưng năm 575, người từ chức, bỏ của cải, vào tu viện. Người thiết lập tại tư gia một tu viện theo luật thánh Bênêđictô. Đức Gelase II gửi người đi Constantinople như đặc sứ đại diện bên cạnh Hoàng Đế. Ít lâu sau, người được cử làm Giáo Hoàng trong một thời điểm rất khó khăn: Lamã đang bị quân Lombard đe dọa xâm lăng, nhưng không thể mong nhờ vào sự giúp đỡ của Hoàng Đế. Trong khi còn bị dịch hạch, đói khổ hoành hành. Thành phố không có ban quản trị hành chánh, Grêgôriô lại thực  thi tài năng cai trị đã có trước đây, đã phải đứng ra nắm vận mệnh thành phố, lo cứu trợ, tổ chức phòng vệ và ngoại giao với quân xâm lăng. Nhưng trước tiên, Người là vị Chủ chiên, nắm vững việc cai quản Giáo hội Lamã của người, dùng lời giảng dạy nâng đỡ khuyến khích. Nhất là người không ngần ngại bỏ lơ hoàng triều Bysance và đặt hy vọng vào dân “man rợ” như dân Franc, Lombard, Angles (Anh) … đã xâm chiếm cả Tây Âu.
            Để giảng đạo cho người Anh, thánh nhân sai một toán thầy dòng dưới sự hướng dẫn của thánh Augustinô Cantorbery: Giáo hội Anglo-Saxonne trở nên rất thịnh vượng và gây ảnh hưởng cho bên đất liền. Grêgoriô Cả còn để lại một gia sản tinh thần lớn lao, nặng về tu đức, mục vụ hơn về thần học như các bài giảng, tập luân lý, thơ luân lưu…Nhất là người có công cải tổ lịch phụng vụ. Vì thế gọi là lịch Grêgoriô. Nhưng về lối hát gọi là điệu hát Grêgoriô (Chant Grêgorien), thánh nhân không phải là người đã sáng tạo. Tuy nhiên, thánh nhân đã có công phổ biến việc hát phụng vụ trong toàn Giáo Hội.
            Thánh nhân qua đời tại Lamã ngày 12 tháng 3 năm 604 và được đồng thanh tôn phong hiển thánh ngay sau khi qua đời, 3 tháng 9.
            Lễ nhớ: 3 tháng 9.

Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria
            Cuộc đời Ðức Mẹ được bao trùm bởi những dấu lạ. Ðức Mẹ sinh ra, mặc dù nghèo khó tầm thường trước mắt người đời, nhưng dưới ánh sáng đức tin đó là một ngày trọng đại trong lịch sử cứu rỗi. Chính Giáo Hội đã hân hoan thốt lên: "Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì nơi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Ðức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người đã kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu".
            Thực vậy, ngày lễ này phải là một niềm vui mừng cho toàn thế giới chứ không riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Và nhân loại sẽ không ngớt lời ngợi khen Mẹ.
            Lễ kính: 8 tháng 9

Thánh Gioan Kim Khẩu - Giám Mục, Tiến Sĩ, (345-407)
            Sinh hạ tại Antioche (Thổ Nhỉ-Kỳ) trong một gia đình quan lại, được rửa tội lúc 23 tuổi. Người hướng về đời sống ẩn sỉ nhưng sức khỏe không cho phép. Được thụ phong linh mục năm 386, người nổi tiếng về khoa hùng biện đặc biệt, nên được gọi là Kim Khẩu, với một nền thần học vững chắc. Năm 398, người được đề cử Giáo Chủ Constantinople. Vì thẳng thắn chống lại Hoàng Hậu Endoxie, người bị lưu đày hai lần. Lần thứ hai, người qua đời tại Cappadoce trong cuộc đi đày đến núi Caucase. Người để lại rất nhiều tác phẩm giảng thuyết, khảo cứu thần học, dạy giáo lý, khiến người được coi là Tiến Sĩ Hội Thánh Hy Lạp. Người được công đồng Chalcéedoine năm 451 tôn phong Tiến Sĩ Hội Thánh. Người là quan thầy các nhà hùng biện công giáo.
            Lễ nhớ: 13 tháng 9

Kính Thánh Giá

            Dưới thời hoàng đế Hérachius I, những người Ba Tư xâm chiếm Giêrusalem và lấy mất phần chính của Thánh Giá thật mà thánh Hélène, mẹ của hoàng đế Constantin đã để lại. Hérachius nhất định chiếm lại Thánh Giá này. Ngài cầu nguyện, xin Chúa giúp đỡ và nung nấu lòng can đảm. Quả nhiên, lời cầu xin của nhà vua đã được Chúa chấp thuận, ngài đã đánh bại được quân Ba Tư và trở về Constantinople giữa tiếng reo hò của dân chúng. Với những cành Olive, những ngọn đuốc cháy sáng, Thánh Giá thật của Chúa đã được tôn vinh trong bầu khí khải hoàn. Hoàng đế tràn trề sung sướng muốn trở về Giêrusalem với Thánh Giá này sau 14 năm lưu lạc. Nhà vua tiến vào thành thánh, nhưng trước khi lên núi Sọ, ngài đã không thể bước đi được nữa, khiến cho mọi người đều kinh ngạc sợ hãi. Giáo trưởng Zachazie hô lớn: "Tâu đức vua, chắc chắn phẩm phục của đức vua không xứng đáng với cảnh nghèo nàn và khiêm nhượng của Chúa Giêsu khi vác Thánh Giá".
            Hérachius vội cởi bỏ phẩm phục sang trọng, và thay bằng vào bộ quần áo nghèo hèn. Tức thì nhà vua cất bước một cách dễ dàng... và để ra sự khải hoàn, Chúa đã ban nhiều phép lạ cả thể trong ngày ấy.
            Từ đó, lễ kính Thánh Giá Chúa Giêsu được lập ra để nhắc nhớ cho các thế hệ kỷ niệm ngày này.
            Lễ kính: 14 tháng 9

Kính Bảy Sự Thương Khó Ðức Maria

            Những đau khổ của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn thật vô cùng lớn lao. Tiên tri Isaia đã gọi Ngài là "Con người của đau khổ". Bên cạnh những thống khổ ấy, đau khổ trong đời Mẹ Maria cũng vượt mức chịu đựng của loài người, và chúng ta không làm sao diễn tả đầy đủ được. Nếu Ðức Giêsu đã đau khổ như một Thiên Chúa, Mẹ Maria cũng đã vô cùng đau đớn khi nhìn con Mẹ xuôi tay trước những cực hình phải chịu.
            Trong một mức độ nào đó, Mẹ đã đóng góp rất nhiều vào công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu bằng việc liên kết những khổ đau của Mẹ với những đau khổ của Chúa. Giáo Hội suy tôn Ðức Maria là Nữ Vương các thánh tử đạo và đã cụ thể hóa những đau khổ của Mẹ qua các sự kiện sau:
- Lúc nghe lời tiên tri Simêon, khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh.
- Lúc ẵm bế Chúa Hài Ðồng trốn sang Ai Cập.
- Lúc lạc mất Chúa tại Giêrusalem.
- Lúc gặp Chúa vác thánh giá.
- Lúc Chúa chịu đóng đinh.
- Lúc hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá.
- Lúc táng xác Chúa.
            Cùng với Giáo Hội, chúng ta dâng lên Chúa lời nguyện: "Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Ðức Mẹ Ðồng Trinh cộng khổ đứng kề bên Con Chúa chịu treo trên thánh giá, xin ban cho Hội Thánh Chúa, khi đã thông phần đau khổ với Chúa Kitô thì cũng đáng được sống lại với Người".
            Lễ nhớ: 15 tháng 9

Thánh Robert Bellarmin Tiến Sĩ (1542-1621)

            Sinh hạ tại Toscane, Robert Bellarmino là một tu sĩ rất danh tiếng của dòng Tên, một người có công lớn trong việc chống cải cách Thệ Phản hay trong cải cách Công giáo do Công đồng Tridentinô đề xướng. Người thuộc về thế hệ thứ hai dòng Tên. Người vào dòng năm 1560. Sau khi mãn thần học tại Louvain, người làm giáo sư đại học ở đó, được chú ý nhiều về sự thong thái, về tài hung biện và nhất là về tài ứng đáp tranh luận. Vì thế, năm 1576, dòng trao cho Người lãnh nhận khoe tranh luận tại trường Lamã. Vào thời đó, việc tranh luận với phong trào Thệ Phản đang sôi nổi và lên cao. Giáo hội dấn thân trong một cuộc tranh tài gây ảnh hưởng lớn nơi các nhà trí thức, nơi giáo sĩ Âu Châu, đang bị các tư tưởng Thệ Phản lung lạc.
            Năm 1585, Bellarmin khởi đầu xuất bản cuốn thời danh “Tranh luận về các người lạc giáo thời nay,” bác bỏ từng điểm trong bản “tuyên xưng đức tin” của Thệ Phản. Cuốn sách thành công, được tái bản 20 lần. Năm 1589, Người trở thành nhà thần học của Hồng Y Cajetan, đặc sứ Giáo Hoàng ở Pháp. Sau này, người là nhà thần học cố vấn Đức Clément VIII, được tôn phong Hồng Y (1599), Tổng Giám Mục Capoue (1602), rồi được Đức Phaolô V gọi về Lamã (1605). Trong khi đó, Người xuất bản cuốn “Giáo Lý Lớn và Giáo Lý Nhỏ” (1597) cũng được đón nhận. Cũng do sáng kiến của Người, bản dịch Vulgate Thánh Kinh được nhuận sắc năm 1562.
            Người qua đời ngày 17-9-1621, được đức Piô XI tôn phong hiển thánh (1930) và năm sau, Tiến sĩ Hội Thánh.
            Lễ nhớ: 17 tháng 9.

Thánh Januariô, Giám Mục Tử Ðạo
            Thánh Januariô sinh năm 270 tại nước Ý. Năm 320 thụ phong linh mục và sau đó ít lâu lại được bầu làm Giám Mục Bénévent. Ðó cũng là lúc hoàng đế Ðiôclêtianô và Maximinô đang ra tay bách hại người Công Giáo. Mặc dù nhận lãnh chức vụ chủ chăn gặp lúc tình thế khó khăn, thánh nhân cũng đã đem hết lòng nhiệt thành phụng sự nước Chúa, danh tiếng ngài đồn thổi khắp nơi. Ngài cũng giữ một vai trò quan trọng trong cộng đồng Sardique, vì thế ngài đã trở nên như đích tấn công của kẻ thù Giáo Hội.
            Cuộc bách hại Giáo Hội càng ngày càng khốc liệt hơn. Ngài thường tìm cách đi thăm viếng những người Công Giáo đang bị giam cầm để củng cố lòng tin và an ủi khích lệ họ. Ngài đến Puozzoles và bị bắt. Sau những cuộc tra tấn thật dã man, ngài bị kết án tử hình và bị ném cho thú dữ xâu xé, nhưng Chúa đã làm phép lạ tỏ tường để gìn giữ thân xác ngài toàn vẹn. Năm 305, ngài được lãnh triều thiên tử đạo tại đó.
            Thánh Januariô được nhiều người tôn kính vì nhân đức và lòng nhiệt thành và nhất là vì phép lạ của máu ngài được giữ lại: máu thánh nhân được chứa trong một bình thủy tinh, thỉnh thoảng máu ấy chảy loãng ra và mang mầu đỏ tươi. Khoa học xác nhận là có đầy đủ đặc tính như máu một người sống. Lúc thường máu ấy đọng khô và đen sẫm. Hiện tượng này xảy ra mỗi năm 3 lần vào tháng Năm, tháng Chín và tháng Mười Hai và trong quá khứ đã báo trước những thiên tai khủng khiếp ở nước Ý. Phép lạ này hiện nay vẫn còn tái diễn tại nhà thờ Naples và dân chúng thành này đã nhận ngài làm thánh bổn mạng.
Lễ nhớ: 19 tháng 9

Thánh Matheô Tông Đồ (Thế kỷ I)
            Tên Do Thái của người là Lêvi; tại Caphanaum, người làm nghề thu thuế, vì liên hệ với ngoại bang Lamã và hay sách diễu, người thu thuế được liệt vào hạng người tội lỗi công khai. Chúa Giêsu đã đến kêu gọi ông ngay nơi két bạc của ông và kết nạp vào thành phần tông đồ làm cho mọi người ngạc nhiên cho là một gương xấu. Từ đây Matheô theo Chúa mãi. Sau thi Chúa lên trời, ông đi rao giảng tin mừng. Papias, Giám mục Hiérapolis, sinh năm 70 và vào năm 125 đã viết cuốn “Cắt nghĩa các lời của Chúa” đã nói đến Matheô. Và Eusèbe nói: Matheô đã viết danh sách các phép lạ Chúa làm và mỗi lời Chúa nói được giải thích theo tài năng của ông.” Người viết bằng tiếng Araméen và sau đó vào năm 80, bản ấy được dịch ra tiếng Hy Lạp và lưu lại đến hôm nay.  Tuy ra sau Phúc âm Marcô, Phúc âm Matheô mở đầu Tân Ước. Viết cho Người Do Thái, Matheô cho thấy những gì Cựu Ước tiên báo đã ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu.
            Theo Eusèbe, người giảng cho người Do Thái 15 năm sau ngày Chúa Giêsu chịu chết, rồi người đi rao giảng cho xứ Ethiopie và chết tử đạo.
            Lể nhớ: 21 tháng 9.

Thánh Cosma Và Ðamianô Tử Ðạo
            Thánh Cosma và Ðamianô là hai anh em sinh đôi vào khoảng thế kỷ III trong miền Egée thuộc Ả Rập. Hai anh em mồ côi cha từ thuở nhỏ, nhưng được người mẹ thật đạo đức giáo hóa. Lớn lên, cả hai đều theo học y khoa và trở nên những lương y tài giỏi, phương pháp của các ngài là vừa chữa trị vừa cầu nguyện. Mặc dù ngày đêm tận tình giúp đỡ các bệnh nhân, nhưng không bao giờ các ngài đã nhận một món tiền thù lao, vì thế danh tiếng và đạo đức các ngài đồn thổi khắp nơi.
            Thời đó cũng là lúc hoàng đế Ðiôclêtianô và Maximianô đang bách hại Giáo Hội, nên các ngài bị bắt và dẫn đến trước mặt quan Lydia. Các ngài đã không sợ sệt nhưng còn hiên ngang xưng mình là Kitô hữu. Lydia truyền đánh đòn các ngài rồi xích tay chân và quăng xuống biển, nhưng Chúa đã cứu sống các ngài. Tức giận, quan liền truyền đốt một đống lửa lớn và đẩy hai vị vào, nhưng lạ thay hai thánh vẫn bình tĩnh vừa đi dạo vừa cầu nguyện giữa đống lửa đang bừng bừng cháy. Chứng kiến phép lạ tỏ tường ấy, nhiều người đã được ơn trở lại.
            Sau cùng, Lydia ra lệnh cho quân lính đem hai ngài đi chém đầu, nhưng trước khi can đảm lãnh nhận cái chết, hai ngài đã ngước mắt cầu xin Chúa tha tội cho những kẻ đã hành hạ mình. Hôm ấy là ngày 26/9/297.
            Lễ nhớ: 26 tháng 9 

Thánh Vinh Sơn Phaolô (1581-1660)
            Sinh hạ tại Pouy gần Dax (Pháp), cậu bé chăn chiên ấy vẫn giữ giọng thổ âm, rất thông minh với lòng ước ao làm linh mục. Sau khi học thần học ở Toulouse, Vinh Sơn lãnh chức linh mục năm 1600. Trong một cuộc hải hành từ Marseille qua Narbonne, Người rơi vào tay bọn cướp biển và bị cầm tù ở Tunis trong hai năm. Năm 1613, Người được chọn làm thái phó của các con của Emmanuel de Gondi, vị quan trông coi đạo chiến thuyền hoàng gia. Vào thời kỳ này, Vinh Sơn làm lời hứa hiến dâng cuộc đời linh mục phục vụ người nghèo. Năm 1617, Người tổ chức hội từ thiện đầu tiên, qui tụ các bà giúp người bần khổ, dưới sự điều khiển của Bà Louise de Marillac, một góa phụ do Vinh Sơn linh hướng. Hội bành trướng mau lẹ.
            Năm 1619, người được đặt làm tuyên úy trưởng đạo chiến thuyền, người gặp một môi trường  đau khổ khác để giúp đỡ. Từ năm 1624, Bà Gondi cho người phương tiện để giúp người thôn quê nghèo khổ trong lãnh địa của Bà. Vinh Sơn nẩy ý kiến lấp một tu hội linh mục chuyên lo mục vụ cho thôn quê. Đó là gốc tích của hội dòng Thừa Sai Lazaristes (1635) mang tên ngôi nhà mẹ Saint Lazare ở Paris. Công việc mục vụ cần được chẩn bị trong chủng viện như công đồng Triđentinô đòi hỏi và đó là công việc cấp bách. Thánh nhân lập chủng viện của dòng.
            Đồng thời thánh nhân nghĩ đến người nghèo và dùng thiếu nữ nghèo ở thôn quê để phục vụ họ. Người lập dòng Nữ Bác Ái, áo dòng là bộ áo dân nghèo, “đường phố là tu viện.” Đó là dòng Nữ Bác Ái rất phồn thịnh ngày nay. Người còn lập nhiều cơ sở bác ái như viện trẻ em bỏ rơi, nhà thương Hoetl Dien….
            Vinh Sơn dùng kinh nguyện để hổ trợ công việc bác ái. Người nói: “Thiên Chúa không từ chối gì qua lời kinh nguyện, kể cả việc truyền bá Phúc âm.” Người sống khiêm tốn nhưng can đảm, vừa rộng rãi với người khác nhưng nhặt nhiệm với chính mình và coi như mình chưa hành động đủ cho Chúa và các linh hồn. Người được coi là “Vị đại thánh của thế kỷ”, được tôn phong quan thầy mọi công việc từ thiện (1885). Đức Clement XII phong thánh năm 1737 và đức Lêô XIII đặt làm quan thầy việc từ thiện.
            Lễ nhớ: 27 tháng 9.
            Có 27 vị Thánh và Chơn phước mang danh hiệu Vinh Sơn.

Thánh Venceslas Ở Bohême (907-929)
            Venceslas đệ nhất sống vào lúc mà xứ Bohême chưa được hoàn tất Kitô hóa. Người được bà là nữ thánh Ludmila giáo dục và truyền cho lòng đạo đức trong khi em là Boleslas và chính bà mẹ lại đứng đầu phe chống đối đạo. Năm 920, sau khi thân phụ qua đời và bà là thánh nữ Ludmila bị hai lãnh chúa ngoại đạo giết thì Venceslas trở nên vua ra nhiều nghiêm lệnh; Tuy nhiên người làm hòa với mẹ và cai trị dân như một nhà vua Kitô hữu sốt sắng.
            Người cộng tác chặt chẽ với Giáo hội, trừng phạt những nhà quí phái vô kỷ luật, giao hảo với vua Đức Quốc Henri đệ nhất, mang lại hòa bình cho xứ sở. Tuy nhiên, người em là Boleslas chủ chương chính sách quốc gia quá khích, quyết định thủ tiêu anh vào ngày lễ quan thầy là thánh Cômeva Damien. Hôm sau, khi Venceslas đi vào thánh đường Boleslava dự thánh lễ thì bị em tấn công tại cổng nhà thờ. Người ném gươm đi và nói: “Một người Kitô hữu không thể phạm tội giết em.” Người tha thứ và cầu cho em rồi tắt thở.
            Thánh nhân được chôn gần nhà thờ, phần mộ trở nên linh thiêng và năm 932, khi em là Boleslas trở thành vua, đã cung nghinh xác thánh của and về Prague.
            Thánh nhân được tôn phong hiển thánh tử đạo vào thế kỷ X, được chọn làm quan thầy xứ Bohême. Chiếc vương miện thánh Venceslas”. Ngày nay, thánh nhân là thánh bảo vệ xứ Tchécoslovaquie và bài hát “Kính thánh Venceslas”là bản hát phổ thông nhất trong xứ.
            Lễ nhớ: 28 tháng 9.

Thánh Micae - Tổng Lãnh Thiên Thần
            Nhân ngày kỷ niệm thánh hiến vương cung thánh đường kính thánh Micae, Giáo Hội mừng chung các Tổng Lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho biết. Các Đấng được mô tả như những vị thần linh được Thiên Chúa gửi đến, lấy hình hài người ta, để ban bố mệnh lệnh hay thực hiện sứ mạng. Micae, danh từ Hêbrô có nghĩa “Ai bằng Chúa” ám chỉ sự siêu việt của Thiên Chúa, được nói đến trong sách Đamien (10, 13-21) và trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan (12,7) như vị chiến thắng ma qủi. Giáo Hội coi người là Đấng bảo trợ, được tôn kính từ xa xưa bên Đông phương. Tại Tây phương, nhiều cuộc hiển linh của thánh Micae càng làm cho việc sùng kính khởi sắc hơn, như tại núi Gargano miền nam nước Ý, dưới thời đức Gelase (192-196). Tại Pháp, thánh Thiên Thần là một thánh quan thầy, tuy việc hiện ra ở núi Mont-Saint-Michel không thể kiểm chứng được, nhưng nơi đây đã trở nên một vị trí hành hương lớn. Theo thánh nữ Jeanne d’Arc, Thánh Micae đã thúc dục Bà đi gặp vua Charles VII để lên đường đi cứu nước.
            Thánh Micae là quan thầy những người làm nghề phải dùng đến lò nung như người làm bánh; Thánh Thiên Thần cũng là quan thầy đoàn lính dù. Nhiều thành phố mang tên Người. Thánh Micae cũng được cầu khi giúp bệnh nhân sắp chết.
            Lễ nhớ: 29 tháng 9.

Tổng Lãnh Thiên Thần Gabiriel
            Ba vị Thiên Thần được Giáo Hội mừng chung trong ngày kỷ niệm lễ thánh hiến vương cung thánh đường Thánh Micae ở Lamã: đó là các tổng lãnh Thiên Thần Gabirie, Micae và Raphae do Thánh kinh cho chúng ta biết, như những vị thiêng liêng được Chúa gửi đến dưới hình người ta để thi hành một số mệnh lệnh. Gabirie, danh xưng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa là sức mạnh” được gửi đến để báo tin Thiên Chúa can thiệp vào việc cứu rỗi nhân loại và đấng Messia sẽ đến thực hiện. Gabirie được gửi đến với ngôn sứ Danien (Dn 8, 16;9,21-27), với ông Giacaria và Đức Mẹ (Lc 1,11-38;8,16-27;9,21-27). Việc tôn sùng thánh Gabirie nổi bật vào thế kỷ X. Năm 1951, đức Piô XII đặt làm quan thầy các chuyên viên truyền thông (truyền thanh, truyền hình, điện thoại).
            Lễ nhớ: 29 tháng 9.
           
Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael
            Cùng được mừng chung nhân ngày kỷ niệm cung hiến Đền Thờ Thánh Micae ở Lamã, ba vị tổng lãnh Thiên Thần Gabriel, Micae và Raphael, những vị mà chúng ta biết qua Thánh Kinh. Các Ngài là những vị thiên sai do Thiên Chúa gửi đến, dưới hình tượng con người để loan báo những mệnh lệnh hoặc để thi hành một số nhiệm vụ.
            Danh xưng Raphael tiếng Hêbrô có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành.” Sách Tobia, mô tã người là hướng dẫn viên ông Tobia con và đã làm cho Tobia Cha khỏi mù mắt. Người liền cho hai cha con biết: “Ta là Raphael, một trong bảy khâm sai của Thiên Chúa hằng ở bên cạnh Ngài trong huy hoàng của Ngài hiện diện.” Mục đích của câu chuyện là để minh chứng sự Thiên Chúa quan phòng hằng hoạt động trong đời con người và hằng nghe lời cầu xin. Raphael được cầu xin cho thể xác khang an, linh hồn khỏe mạnh và là quan thầy người đi đường.
            Lễ nhớ: 29 tháng 9

 

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ngày 1 Tháng 10 Lễ Kính Thánh Têrêxa Hài Ðồng Giêsu (1873-1897) (10/1/2009)
Học Nơi Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu (10/1/2009)
Cn 160: Cuộc Ðời Và Phép Lạ Của Thánh Hardini, Vị Thánh Thứ Tư Của Nước Li Băng (9/30/2009)
Gương Thánh Nữ Têrêxa Cầu Nguỵện Cho Linh Mục (9/30/2009)
Thánh Têrêxa, Ngày 1 Tháng 10 (9/30/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Hang Động Linh Thiêng Của Tltt Micae, Gargano, Nước Ý (9/29/2009)
Kinh Đức Thánh Micae Tổng Lãnh Thiên Thần (9/29/2009)
Lễ Kính Các Tổng Lãnh Thiên Thần, 29/09 (9/29/2009)
Lời Cầu Nguyện Dâng Lên Thánh Mica-e! (9/29/2009)
Thứ Ba 29-9, Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabrien Và Raphaen (9/29/2009)
Tin/Bài khác
Thứ Tư 23-9, Thánh Piô Ở Pietrelcina, (1887-1968) (9/24/2009)
Tưởng Niệm Ðức Cố Giám Mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, Giáo Phận Bắc Ninh (9/24/2009)
Xác Cha Thánh Padre Piô Năm Dấu Thánh Được Trưng Bầy (9/23/2009)
Tiểu Sử Cha Padre Pio, Người Ý (1887-1968) (9/23/2009)
Lời Nhắn Nhủ Của Cha Thánh Piô Năm Dấu (9/23/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768