THẬP GIÁ
Cô Ann Thomas có kể lại câu chuyện sau đây. Hôm đó, cô và Betty ghé một sạp bán đồ phê’ thải. Ann vừa lôi ra một khay đồ linh tinh, Betty bước tới hỏi:
- Có đồ gì đáng giá không?
Ann trả lời:
- Không, toàn là đồ năm vố thôi.
Đoạn cô bước sang bên cạnh nhường cho Betty vào xem. Betty chăm chú nhìn vào đống lặt vặt, nhặt lên một cây thánh giá cũ kỹ han rỉ và nói:
- Thật khó mà tin được. Tôi đã tìm được đồ quý: cây thánh giá này làm bằng chất bạc xưa.
Cô bạn của Ann bèn về nhà lau chùi và đánh bóng cây thánh giá. Đây quả là một vật quí. Về sau, đứa con trai bảy tuổi của Betty tên Bobby cầm cây thánh giá lên, cung kính ngắm nghía hồi lâu. Bỗng nhiên cậu bé oà lên khóc. Betty liền hỏi:
- Con sao vậy?
Bobby nói:
- Con không cầm lòng được khi thấy Chúa Giêsu bị treo trên thập giá.
***
Ba người nhìn vào cây thập giá, có ba thái độ khác nhau: một người dửng dưng cho là đồ ve chai, người khác thích thú vì khám phá ra vật quí, còn người khác nữa lại xúc động rơi lệ vì nhận ra Chúa Giêsu chịu đau đớn trên thập giá.
Người tín hữu Kitô mỗi ngày nhìn thấy thập giá, nghe nói về thập giá. Vậy thập giá là gì? Thập giá trên tháp chuông, thập giá trên bàn thờ, thập giá bày bán trong tiệm, thập giá treo trên tường, thập giá cắm trong nghĩa trang, thập giá trong nghệ thuật, thập giá trong thi ca.
Thập giá là gì? Thật khó trả lời. Có những người đã nhìn vào thập giá như một đơn vị kinh tê’ để xác định giàu nghèo: thập giá vàng thì quí hơn thập giá gỗ, thập giá cũng tùy theo to nhỏ mà có giá trị khác nhau. Người có tiền thì mua thập giá bằng vàng, người không có tiền thì cố gắng bằng mọi cách để có được thập giá vàng để khoe mình đã đạt được mức độ giàu có nào đó.
Có những người khác dùng thập giá để xuống đường, họ vác thập giá không phải để chịu đóng đinh như Chúa, nhưng để biểu tình và đòi đóng đinh kẻ khác.
Nhiều người đã trần tục hóa thập giá của Chúa: thập giá để khoe khoang trang điểm, thập giá là đơn vị kinh tê’ phân biệt giàu nghèo, thập giá là phương tiện tranh đấu, thập giá là duyên cớ lòng tham. Vậy đâu là ý nghĩa thật của thập giá ?
Ý nghĩa thật của thập giá cần tìm thấy trong lời giảng dạy của Chúa và trong chính Chúa: “Ai muốn theo Tôi, phải từ bò mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo”. (Lc9,23). Người Kitô đích thực vác thập giá để theo một người, mà người đó là chính Chúa Kitô, chứ không phải chạy theo bất cứ một lợi lộc khác ngoài Chúa. Dấn bước theo Chúa trên con đường thập giá, người Kitô không cần đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa của cây thập giá nữa, bởi vì chính lúc vác thập giá theo Chúa, người Kitô đã hiểu thập giá là gì rồi.
Đó là chọn lựa của Thánh Phaolô tông đồ khi ngài nói với tín hữu Galata: “Phần tôi, ước chi tôi đừng có tìm vinh quang nơi điều gì khác ngoài thập giá của Chúa Kitô, Chúa chúng ta” (Ga4,16). Thánh Phaolô đã không tự tạo cho mình thập giá riêng phù hợp với lợi lộc của mình, nhưng ngài chấp nhận thập giá Chúa và từ Chúa mà thôi.
***
Lạy Chúa, xin giúp con luôn vui lòng đón nhận thập giá, bất kỳ thập giá nào miễn đó là thập giá Chúa muốn gởi đến cho con.
Xin thương nâng đỡ con trên bước đường đầy gian nan thử thách nàỵ Amen.
Ngọc Nga sưu tầm
|