HY
LỄ HÔM NAY
Lm Nguyễn Khoa Toàn
“Lễ sao nhàm quá
cha ơi!” một thanh niên than thở với cha xứ mình. “Sao lại nhàm?”
cha xứ guợng hỏi. “Thưa Cha!
Vì chỉ có chừng
ấy bấy nhiêu rồi cứ lập đi lập lại hoài!” “Nhưng các bài đọc thay đổi mỗi Chúa Nhật mà sao
con nói lập đi lập lại?” “Thưa Cha!” chàng thanh niên
thú thật, “các bài đọc
khác nhau nhưng bài giảng của cha lại.. .giống
y nhau!!!”
Có lẽ mẫu đối thoại kia
cũng đã trên môi miệng
nhiều người
và chắc chắn đã là tâm trạng
của những bạn trẻ tuổi đang xanh và mơ
uớc còn hồng. Nhưng nếu đổ lỗi cho một
cá nhân không
thôi thì thật không công bằng một chút nào vì có
thể nào một cánh én lại tạo
đuợc cả mùa xuân!? Dẫu
cho vị linh mục kia có miệng
lưỡi Tôn Tần, Thánh Lễ cũng sẽ nhàm sẽ
chán nếu không có sự
cộng tác tuyệt đối tích cực của mọi thành phần dân Chúa.
Nhưng trước
khi đi sâu vào sự
thụ động của mỗi một cá nhân
là nguyên nhân chính gây
ra sự nhàm chán chung cho cả cộng đoàn, chúng ta phải tái
khẳng định
điều này là Thánh Lễ
dâng kính hôm nay không phải
là sự lập đi lập lại của ngày hôm qua hay Chúa Nhật trước. Đây chính là “hoa
màu ruộng đất và lao công” mà
chúng ta “dâng lên Chúa
để trở nên bánh trường
sinh và của
uống thiêng liêng nuôi duỡng”
không ai khác ngoài chính
chúng ta.
Nhưng với
Martin Luther, hy lễ dâng tiến hôm nay cũng chỉ là một
sự tái diễn Buổi Tiệc Ly hơn hai ngàn năm
trước. Nói
một cách khác, theo
Luther, “mỗi lần
ăn bánh và uống chén
này,” chúng ta chỉ tưởng
niệm sứ vụ cứu chuộc Đức Kitô.
Nhưng
Chúa không chỉ chết một lần trên đồi Núi Sọ. Người
đã đang và sẽ chết
mỗi từng phút giây cùng
với chúng ta. Như Bruce Wilson đã viết là thay vì
hỏi “tại sao Thiên Chúa
lại để tạo vật Người chịu khổ đau như thế ” thì phải hỏi “tại sao Thiên Chúa
lại để Người cùng tạo vật Nguời chịu khổ đau như thế?”
Như
Cha Thánh Damien tại quần đảo Hạ Uy Di.
Ngày kia, vừa bắt đầu bài giảng thuyết “Chúng tôi là
những người
phong hủi,” Ngài thấy nhiều vết đỏ đầy khắp tứ chi. Và Ngài mỉm
cười ra điều hiểu biết. Như Chúa khi xưa, Ngài đã san sẻ cùng với những người Ngài được sai đến để xoa dịu muôn nỗi khổ đau.
Và vì thế,
mỗi khi “ăn bánh của
Ta” và “uống rượu Ta đã pha” này, chúng
ta, như Sách Cách Ngôn
dạy, “phải bỏ sự ngây dại đi” và “bước
theo đuờng lối khôn ngoan.”. Bỏ
sự ngây dại và bước
đi theo
đuờng lối khôn ngoan là
phải biểu lộ cụ thể đức tin một cách liên lĩ và
sáng tạo.
Một cụ già cùng
đứa cháu trai ngồi hóng mát dưới
bóng một cây cao rồi
thỉnh thoảng ông cụ mỉm
cười. “Có điều gì vui mà
ông cuời thế?” đứa cháu buột miệng hỏi. “Ông cười khi nhìn mấy
con sóc nhảy từ cành này
sang cành khác,” ông cụ từ
tốn trả lời. “Thử
tưởng tượng
chúng cứ ngồi lì một
chỗ! Làm gì mà còn đời
sống!”
Liên lĩ, vì thế,
không thể là lúc nhặt
lúc khoan, lúc nắng lúc mưa, lúc
này lúc nọ.
Sáng tạo, cũng vì thế, không
thể là máy móc, thờ
ơ, lạnh lùng, ngoại cuộc. Thánh Lễ sẽ không còn nhàm
chán khi chúng ta cung
kính rước lấy Bánh Trường Sinh. Khi chính đôi
tay ta
dâng lên mồ hôi ta,
nước mắt ta và lao
công ta. Khi môi miệng ta “hát lên
những thánh vịnh và những
bài ca đạo đức.” Khi “ hết lòng
ca tụng Chúa,” Chúa sẽ ban sự sống đến muôn đời…
Lm Nguyễn Khoa Toàn
|