Kim Hà dịch thuật (2005-2006)
CHƯƠNG 22: BỊNH TẬT
Bà Maria: Chào anh Nicky, mời anh vào. Anh có thích phòng trọ nơi nhà bà Schwarzmann không? Bà ấy và tôi là bạn với nhau đến suốt cuộc đời. Bà ấy luôn giúp đỡ tôi để ghi tên người nhận thư trên các phong bì. Bà ấy có khoẻ không?
Anh Nicky: Ồ, phòng trọ tốt lắm bà ạ. Ở phòng ấy thì ấm cúng hơn ở trong các khách sạn. Cám ơn bà đã giới thiệu cho tôi đến trọ tại nơi đó. Bà ấy nói mình khỏe nhưng trái tim bà không còn mạnh như xưa nữa. Bà ấy vui lắm.
Bà Maria: Nào chúng ta tiếp tục nhé!
Hỏi: Thưa bà Maria, khi nói về bịnh tật thể xác và những sự tàn tật, có linh hồn nào đến với bà mà trước đó, bà biết họ tàn tật trong cuộc sống của họ không?
-Có nhiều lắm. Khi họ hiện ra với tôi, họ được hoàn toàn chữa lành. Không còn phải ngồi xe lăn nữa. Những sự dị dạng và các vết sẹo cũng không còn nữa.
Tuy nhiên, có một linh hồn đến với một cái bướu lớn ở ngay cổ. Ðiều này nhằm để cho gia đình của họ tin tưởng nơi tôi, khi tôi nói về người thân quá cố của họ đã hiện về để ban cho họ những lời chỉ dẫn. Thấy không? Họ hỏi tôi rằng hình dáng thân nhân quá cố của họ như thế nào. Khi tôi nói đến cái bướu trên cổ người chết ấy thì họ tin ngay và lắng nghe những lời mà người chết muốn nhắn nhủ qua tôi. Bây giờ tôi nhớ có một người bị câm trong cuộc sống trần gian, nhưng ông ta lại có thể nói một cách toàn hảo khi ông gặp tôi. Ông rất vui mừng khi có thể nói với tôi, nhưng tôi không biết tại sao ông không thể nói khi còn sống.
Trong cuộc sống có những người bại liệt phải ngồi xe lăn, nhưng khi chết và hiện về với tôi thì họ đi đứng thoải mái. Tất cả những bất toàn trên thể xác của họ lúc trước thì nay không còn nữa. Nhưng xin nhớ rằng tôi chỉ nhìn thấy những linh hồn ở trên tầng cao nhất của Luyện ngục mà thôi. Tôi nói như vậy vì có những người khác thấy được các nỗi thống khổ và vết thương trong các linh hồn. Nhưng các linh hồn này không giống như những người trước kia ở trần thế. Họ đau đớn trong linh hồn mà không phải trên thể xác vì họ không còn thể xác nữa.
Một linh hồn của vị linh mục hiện ra với tôi, sau khi ngài nói cho tôi biết điều ngài cần, thì tôi được phép để hỏi ngài tại sao bàn tay phải của ngài lại đen đủi, dơ bẩn và có vẻ đau đớn như thế. Ngài trả lời rằng:
“Xin bà bảo các linh mục hãy luôn luôn chúc lành cho mọi người, mọi nhà cửa và các hình ảnh tôn giáo. Tôi đã không chịu chúc lành thường xuyên; do đó, nay tôi phải bị đau đớn nơi bàn tay phải của tôi.”
Hỏi: Bịnh Sida (Aids) có phải là hình phạt của Chúa không?
-Vâng, đúng như thế, nhưng tôi thích gọi đây là sự đền tội cho các tội lỗi vô luân của con người. Không biết điều tôi nói đây có làm cho mọi người kinh ngạc không? Người ta nghĩ rằng Chúa là Ðấng yêu thương phải không? Thế mà hình phạt và sự đền tội cũng là do tình yêu của Chúa. Có những kẻ vô tội mà lại phải mắc bịnh Sida, thì chính họ là người đền tội cho những kẻ phạm tội vô luân, và sự đền tội thay này rất cần thiết. Lòng Thương xót của Chúa thì vô biên, nhưng công lý của Chúa thì sung mãn. Tôi nói rằng nếu bây giờ chúng ta biết về công lý của Ngài thì chúng ta sẽ ở trên Thiên Ðàng, nhiều người trong chúng ta sẽ chết dưới sức nặng và sự căng thẳng của tội lỗi mình.
Hỏi: Bà có nghĩ rằng người ta sẽ tìm được cách chữa trị cho bịnh Sida không?
-Ngày nay, chúng ta đã có cách chữa trị, nhưng bởi vì phương cách chữa trị ấy không đem lại tiền bạc cho ai, và bởi vì điều này không phổ thông, nên mọi người sẽ còn mù quáng trước phương thức chữa trị ấy. Phương thức chữa trị là Chúa Giêsu và Mười Ðiều Răn. Ngài không ban Mười Ðiều Răn để kiểm soát chúng ta, nhưng là để bảo vệ, kiện toàn và giải thoát chúng ta.
Hỏi: Ðó có thể là phương cách phòng ngừa. Còn phương cách đền tội, và chữa lành xẩy ra khi nào?
-Ðiều ấy đã xẩy ra ở những nơi có nhiều lời cầu nguyện.
Hỏi: Thưa bà, ở đâu?
-Tôi nghe nói về một nơi ở nước Ý, nhưng tôi không nhớ tên. Ở Medjugorje, Nam Tư cũng có những sự chữa lành. Tuy nhiên, điều quan trọng không phải là nơi chốn mà là số lượng lời cầu nguyện.
Hỏi: Khi con người có gánh nặng đến những nơi có nhiều lời cầu nguyện, họ cũng đã được các bác sĩ Y khoa, các bác sĩ tâm thần và các linh mục xem xét. Nhiều khi tình trạng của họ tệ hơn thay vì tốt hơn. Liệu điều này có thể là do các linh hồn gây ra không?
-Vâng, có thể như thế, có thể là do các linh hồn nằm sâu trong đáy Luyện ngục. Trong các trường hợp như vậy thì một nhà trừ quỷ có thể làm ngừng các hoạt động mà người chết đang đặt trên người sống.
Hỏi: Thưa bà Maria, bà có thể cho tôi một trường hợp nào mà sự không tha thứ dẫn đến một cơn bịnh không?
-Ồ, không tha thứ thường dẫn đến cơn bịnh. Tôi nhớ lại một trường hợp ở vùng Innsbruck, nơi ấy có một người phụ nữ trẻ không thể tha thứ cho ba của cô được. Khi người cha còn sống, ông ta không bao giờ ban niềm vui cho các con của ông. Khi có một cơ hội tốt đến với cô nhưng ông ba không cho cô nắm lấy cơ hội ấy. Công việc đó cần có học vấn cao, nhưng ông ba đã cấm cản cô, làm cho cô lớn lên mà không có đủ bằng cấp. Vì lý do đó, cô ta không tha thứ cho ba của mình. Sau khi chết một ít lâu, ông ba hiện về với cô đến ba lần, xin cô tha thứ cho ông, nhưng cô không thể tha thứ được. Rồi cô trở nên bịnh và cô quyết định tha thứ cho ba mình với trọn trái tim. Cơn bịnh cũng lập tức rời khỏi cô ngay.
Tôi không nhớ rõ cơn bịnh như thế nào, nhưng cô tìm hiểu được vì mình không chịu tha thứ nên mình mắc bịnh. Dù không thể quên được, nhưng chúng ta cần phải tha thứ. Sự không tha thứ gây ra các gánh nặng và giới hạn mà chúng ta đặt trên mình trong suốt cuộc sống. Nếu chúng ta đến với Chúa với tất cả gánh nặng, chúng ta sẽ trở nên nặng nề. Khi tha thứ, chúng ta hiểu điều gì thật sự xẩy ra. Ðó là ân sủng tràn đầy.
Sau đây là một trường hợp khác. Một phụ nữ bị chứng bịnh ngứa da. Da cô bị sần sùi trong suốt hơn 12 năm. Tất cả các thuốc men hiện đại và đắt tiền nhất cũng không làm cho cô bớt ngứa. Cô ta đi hành hương và gặp một người đàn ông đầy kinh nghiệm và có đời sống cầu nguyện sâu lắng. Một buổi tối, khi ăn cơm chiều, ông ấy nói với vợ chồng cô rằng:
“Chúng ta hãy hỏi Chúa Giêsu xem cái gì đã làm cho cô ngứa từ trên đôi bàn tay đến chân bên phải, và từ đầu gối trở xuống.”
Khi ông ta hỏi Chúa Giêsu thì ông nhận được thị kiến hình ảnh một người phụ nữ cúi xuống với đầu gối bên phải ở trên mặt đất và hai tay duỗi ra hướng về một em bé gái. Hình ảnh đứa bé gái ấy là người phụ nữ này và người phụ nữ trong thị kiến là mẹ của cô ta. Người mẹ đã cẩu thả, không thích bồng ẵm con của bà, đặc biệt là cô con này. Nay dù đã trưởng thành nhưng cô không tha thứ cho người mẹ của mình.
Khi được giải thích, người chồng quay qua nói với vợ rằng:
‘Ðúng rồi. Em không bao giờ tha thứ cho mẹ em vì chuyện này.”
Với nước mắt rưng rưng, cô ta nhận ra điều ấy. Cô ta cầu nguyện và dâng ý nguyện trong Thánh lễ suốt hai, ba ngày. Thế là tình trạng ngứa da của cô ngừng lại. Vợ chồng cô về nhà. Từ đó, người đàn ông có thị kiến giúp cô không nghe thêm tin gì về cô, nhưng sự ngứa ngáy và xấu xí của làn da cô đã biến mất ngay lúc đó. Chúng ta không kỳ vọng sự tha thứ có thể xẩy đến ngay đêm hôm đó, nhưng Chúa Giêsu đã chỉ cho ba người hiện diện hôm ấy về nguyên nhân của vấn đề.
Các bịnh tật xẩy ra theo cách này hay cách khác là để nhắc nhở cho người sống về các tội lỗi của tổ tiên. Bằng cách này, linh hồn đang ở trong Luyện ngục tỏ mình cho người khác biết và xin sự tha thứ, trước khi họ có thể được giải thoát. Bây giờ tôi chắc chắn rằng linh hồn người mẹ đang ở Thiên Ðàng, và con gái của bà được giải thoát khỏi tình trạng đau đớn mà đã làm cho cô ta khó chịu và tốn tiền trong nhiều thập niên qua.
Hỏi: Thưa bà Maria, trước đây, bà có nói rằng Satan gửi bịnh tật đến với con người qua các phù thủy. Cơn bịnh ở dưới sự kiểm soát của ma quỷ. Làm sao chúng ta có thể phân biệt nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ hay từ các nguyên nhân khác?
-Bằng cách cầu nguyện với người bịnh hay trên người bịnh ấy. Nếu cơn bịnh đến từ nguyên nhân khác, thì người trừ quỷ hay lời cầu nguyện giải thoát sẽ không có kết quả. Nhưng nếu cơn bịnh đến từ ma quỷ thì sẽ có kết quả. Trước tiên, nó sẽ dấu diếm hay phản kháng lại, nhưng nếu ta bền tâm, nó sẽ biến đi.
Trong các nhà thương ngày nay, từ ngữ “vi trùng” là lời cảnh cáo cho những cơn bịnh này. Từ ngữ này thường được các bác sĩ sử dụng khi họ không thể giải thích được cơn bịnh. Trong trường hợp ấy, hãy mời một vị linh mục hay một người cầu bầu mạnh thế, cùng các bạn hữu hay thân nhân đến cầu nguỵện mau chóng để xin sự cầu bầu của Ðức Mẹ Maria và Tổng Lãnh TT Micae. Vị linh mục nên mang nước đã làm phép và thánh hiến, và dầu Thánh đã làm phép.
Hỏi: Xin bà cho tôi một hay hai ví dụ của cơn bịnh mà ma quỷ gửi đến cho người ta.
-Ngay lúc này, tôi chưa nghĩ ra. Một là bịnh sưng phổi. Hai là bịnh ung thư xương, và ba là những trường hợp đau lưng, dù đau ngắn hạn nhưng rất đau đớn.
Bịnh đau lưng thì tôi biết rất rõ, bởi vì bạn của tôi đã bị đau lưng trong nhiều tháng, khi ông ấy làm việc thiện nguyện bên cạnh một vị linh mục đáng kính ở Âu Châu. Bạn tôi đau đớn như bị ai cấu nhéo nơi các dây thần kinh, giữa đốt xương thứ ba và thứ bốn. Trước tiên người ta chữa trị bằng cách tiêm thuốc giảm đau vào bắp thịt để làm thư giãn, nhưng phương pháp chữa trị này không giúp giảm đau mà còn làm cho tình trạng trở nên tồi tệ thêm. Cơn đau thật là khủng khiếp.
Ông này nghĩ cơn bịnh có thể do ma quỷ đem đến và ông ta mời hai linh mục đến. Một vị linh mục đến nhưng nghi ngờ vì không tin điều ông bạn tôi nghĩ là đúng. Sau một hồi thảo luận lâu dài và không kết quả, vị linh mục chịu cầu nguyện để trừ tà cho ông ấy. Ngay khi ngài cầu nguyện thì cơn đau lan rộng và như muốn nổ tung ra, rồi cơn đau chạy lên, chạy xuống trên vai bên phải, cánh tay và đùi của bạn tôi. Cơn đau giống như một chiếc nĩa cắt các bắp thịt và ngừng lại như muốn nghiền nát các khớp xương của bạn tôi. Và như thế, cơn đau cứ di chuyển lên xuống trong cơ thể bạn tôi trong lúc vị linh mục tiếp tục cầu nguyện cho anh. Sau 3 phút hay 4 phút, cơn đau dừng lại đột ngột. Trong khi được cầu nguyện, bạn tôi như muốn ngất xỉu. Anh ấy khóc và la hét thật lớn.
Khi mọi việc chấm dứt, vị linh mục cũng khóc và xác nhận là ngài tin rằng cơn bịnh này do tà thần gây ra. Sáu giờ sau, khi bạn tôi ngủ được một chút, thì có vị linh mục thứ hai đến thăm anh. Ðây là vị linh mục cùng làm việc chung với anh. Ngài cũng bắt đầu cầu nguyện cho anh. Lần này cơn đau cũng dữ dội, nhưng yếu hơn so với cơn đau trước. Rồi cơn đau chấm dứt. Sáng hôm sau, bạn tôi thức giấc nhưng anh phải nằm trên giường bịnh đến năm ngày mới có thể tỉnh dậy mà đi làm được.
Hai tuần sau, anh đến thăm tôi và cùng tôi đi thăm một vị linh mục chuyên cầu nguyện trừ quỷ. Vị linh mục này cầu nguyện để xin Chúa trừ cho hết những tà khí nào còn sót lại. Ngài cho biết sở dĩ anh ấy bị cơn bịnh này là do một người trong làng đã truyền cho anh. Bạn tôi không hề biết người đã trao bịnh cho anh, nhưng vị linh mục thì biết kẻ ấy.
Hỏi: Vậy người kia cần biết và nhìn thấy có sự liên hệ nào giữa họ và bạn của bà không?
-Chắc chắn, tà thần dưới quyền năng của kẻ ấy đã biết sự liên hệ này. Còn vị linh mục thì biết là bạn tôi đang ở trong trận chiến thiêng liêng.
Hỏi: Liệu lời cầu nguyện chữa lành và lời cầu nguyện giải thoát có thể giúp một bịnh nhân ở phương xa mà họ chưa chịu mở tâm hồn để được cầu nguyện cho không?
-Có chứ, chắc chắn, nhưng có nhiều người và ngay cả các linh mục, cũng không có đủ đức tin để tin vào điều này. Do đó, họ không chịu thực hành cầu nguyện cho những ai ở xa mình. Trong Thánh Kinh, Chúa Giêsu đã chữa lành cho người đầy tớ của viên Ðại đội trưởng khi người ấy ở xa Chúa. Rồi Chúa Giêsu phán với viên Ðại đội trưởng ấy như sau:
“Ông về đi, ông tin như thế nào thì sẽ được như vậy.”
Chúa Giêsu chữa người đầy tớ vì người chủ có đức tin nơi Ngài, mà không phải đức tin của người chủ thực hiện ơn chữa lành. Ðiều này thường làm cho người ta lo âu khi nghĩ rằng đức tin của mình quá yếu để mà giúp đỡ. Chúa Giêsu không bao giờ quá yếu để giúp, nhưng chúng ta phải chờ đợi, bởi vì kế hoạch của Ngài thường khác với kế hoạch của mình.
Trong trường hợp những người bị bịnh ở xa thì chúng ta cần có thêm càng nhiều chi tiết càng tốt về người bịnh để cầu nguyện xin ơn trừ tà và chữa lành cho người ấy. Thường thì các ảnh hưởng của tà thần cần phải được kêu đích danh, trước khi chúng chịu xuất ra và biến đi. Muốn làm vậy, chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều và thực tập với sự bền chí và tín thác rằng Chúa sẽ cung cấp những gì mà ta cần. Hỏi: Khi có người bị quấy phá tìm đến với bà, và bà ghi tên các linh hồn người thân đã chết của họ, bà có chứng kiến sự bình an trở lại với cá nhân còn sống, gia đình hay ngôi nhà đang bị quấy nhiễu không? Nhất là sau khi có các Thánh lễ và các lời cầu nguyện được dâng lên để chỉ cho các linh hồn quá cố ấy?
-Có, luôn có sự bình an, dĩ nhiên còn tùy thuộc xem họ còn liên lạc với tôi nữa không. Nhiều người còn liên lạc với tôi trong một thời gian dài. Dù tôi không phải là bác sĩ tâm thần hay bác sĩ tâm lý, nhưng tôi cầu nguyện cho các linh hồn, tôi có thể thấy một trẻ em đang gặp khó khăn bỗng trở nên bình an và vui tươi, mà không cần thuốc men hay phương pháp trị liệu nào khác. Ðiều này làm cho tôi rất vui mừng khi thấy sự thay đổi xẩy ra. Chúa Giêsu và Mẹ Maria không loại trừ ai ra khỏi sự bình an và niềm vui của các Ngài.
Hỏi: Y khoa ngày nay dùng thuật thôi miên như phương pháp chữa trị để tìm hiểu những gì xẩy ra trong quá khứ mà có thể ảnh hưởng đến các bịnh tật bâøy giờ. Các linh hồn có nói gì về thuật thôi miên không?
-Các linh hồn nói rằng thuật thôi miên rất nguy hiểm và là một tội. Không ai có thể đi vào tiềm thức của người khác, và ngay cả khi họ tìm được chứng từ của người khác, thì cũng không chính xác.
Những ai tin vào sự sai lầm của kiếp luân hồi thì thường tin vào kết quả của thuật thôi miên. Ðó là trường hợp một tội nhỏ dẫn đến nhiều sự xáo trộn.
Hỏi: Khi người ta bịnh nặng và đau đớn nhiều, liệu Chúa có cho phép các bác sĩ làm những điều mà họ muốn làm không?
-Một linh hồn bảo tôi rằng ông ta phải đau khổ rất nặng nề bởi vì ông ta đã là một bác sĩ Y khoa và ông đã rút ngắn đời sống của các bịnh nhân của ông bằng cách chích thuốc để làm giảm sự đau đớn của họ. Các bác sĩ không bao giờ có thể giết chết bịnh nhân của họ, nhưng họ được phép dùng thuốc để giảm cơn đau của các bịnh nhân. Chỉ có Chúa mới ban sự sống và lấy sự sống đi. Nếu ai tự động dùng thuốc giết bịnh nhân thì phạm tội sát nhân cũng như các tội sát nhân khác.
Hỏi: Khi một bác sĩ lấy đi mạng sống của bịnh nhân, liệu linh hồn người bịnh nhân ấy phải thống khổ ở Luyện ngục vì họ chưa hoàn tất việc đền tội trên thế gian, hay vị bác sĩ phải gánh hậu quả và trả giá đắt sau này?
-Vị bác sĩ sẽ phải đền trả mọi sự. Nếu ông bác sĩ ấy không ngừng việc đó lại và đi xưng tội, sám hối, làm việc đền tội thì gia đình ông ấy và các thế hệ tương lai của ông sẽ phải trả giá đắt sau này.
Hỏi: Chao ôi, bà có biết những trường hợp nào mà các thế hệ tương lai phải đau khổ và đau khổ như thế nào?
-Vâng, tôi có biết trường hợp của một vị bác sĩ luôn trợ tử cho các bịnh nhân. Người con dâu của vị bác sĩ này có thai nhưng các thai nhi chết trong bụng mẹ nhiều lần, cho dù cô và chồng cô rất mạnh khỏe. Các bác sĩ điều trị lấy làm lạ về hiện tượng thai chết trong bụng mẹ này. Sự đau đớn của thế hệ đó là một phần để đền tội cho tội lỗi của ông bác sĩ trợ tử, vốn là cha chồng của cô ấy. Chúa cần sự đền tội, vì đó là công lý của Ngài.
Hỏi: Vậy những bác sĩ phá thai và gia đình họ sẽ phải đau khổ vì tội họ giết các thai nhi. Họ phải gánh chịu những nỗi thống khổ của các thai nhi mà lẽ ra các trẻ này phải trải qua nếu như các em có cuộc sống thường nhật mà Chúa đã hoạch định cho họ?
-Vâng, trừ khi các bác sĩ phải ngừng ngay việc phá thai và làm việc để đền tội cho tội giết người của mình.
Hỏi: Tôi được biết rằng các thành phố Sarajevo, Mostar và Vukovar, trước khi có sự giải thể của nước Nam Tư cũ, thì các thành phố này tạo sự dễ dàng cho việc phá thai trong nước Nam Tư. Vậy Chúa có đòi hỏi công lý từ các thành phố này không? Ðó có phải là lý do mà các thành phố ấy chịu cảnh tàn phá nhiều nhất trong trận chiến Balkan không?
-Chắn chắn như vậy rồi. Khi có tội ác chống lại sự sống thì Chúa sẽ thi hành công lý mà không ai tránh được. Mong rằng gương ấy là một lời cảnh cáo cho tất cả các chính quyền, tòa án và bác sĩ ở cả phương Ðông và phương Tây.
(Hết chương 22, còn tiếp)
|