Bánh Trường Sinh (2)
Vào thế kỷ 16 có một nhà thám hiểm
người Tây Ban Nha tên là Ponce de Léon. Sau khi Kha Luân Bố
(Christophe Colomb) khám phá Mỹ Châu ít lâu, người ta đồn
rằng ở Tân Thế Giới có một ngọn suối
trường sinh, thế là Ponce de León liền sắm thuyền
vượt biển sang Nam Mỹ đi tìm con suối huyền
thoại đó.
Giống như Ponce de Léon, các bô lão
trong phim Cocoon đã được cải lão hoàn đồng
khi họ xuống tắm ở một hồ bơi đã
được những người xa lạ từ một
hành tinh khác bí mật sử dụng. Chính kinh nghiệm kỳ
thú này khiến các cụ sẵn sàng nhận lời mời
của các vị khách lạ đi theo họ về chốn
hành tinh khác. Vì theo lời các vị khách này, một khi đến
được hành tinh xa lạ kia, các bô lão sẽ mãi mãi
được trường sinh.
Cũng thế, Tần Thuỷ Hoàng, một
vị hoàng đế Trung Quốc thời xưa, người
đã truyền xây Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.
Với chiều dài hơn 2000 dặm (=3218 km), Vạn Lý
Trường Thành này là kiến trúc nhân tạo duy nhất
trên trái đất mà các phi hành gia có thể nhận ra từ
phía ngoài không gian. Theo tờ tạp chí Địa Lý Quốc
Gia (National Geographic), Tần Thuỷ Hoàng rất sợ chết.
Một ngày nọ các chiêm tinh kể cho ông nghe về một
hòn đảo thần tiên ở Biển Đông, dân cư ở
đây đã khám phá ra bí quyết trường sinh. Thế
là Tần Thuỷ Hoàng liền phái một tàu thuyền chất
đầy châu báu lên đường đi tìm các dân cư của
hòn đảo ấy, hy vọng có thể dùng những báu vật
để trao đổi lấy bí quyết trường
sinh của họ. Theo lời người ta kể, các tàu
thuyền này đã tìm ra đảo thần tiên nhưng
cư dân ở đây chẳng thèm đổi bí quyết
trường sinh của họ để lấy những
“tặng vật tầm thường” ấy của Hoàng
Đế.
Thưa anh chị em,
Ba câu chuyện trên cho chúng ta thấy rằng:
từ xa xưa, con người đã mơ ước
được sống chẳng bao giờ chết,
được trường sinh bất tử. Mỗi lần
thấy một người thân chết đi thì niềm
ước mơ bất tử này càng ám ảnh con người
dữ dội hơn. Vì thế, chẳng lạ gì khi Chúa
Giêsu xuất hiện ở Palestine và bắt
đầu nói về cuộc sống trường sinh bất
tử thì dân chúng liền đổ xô đến nghe Ngài
nói. Đám dân Do Thái này rất chú tâm đến vấn đề
này, vì kể từ thời Abraham và Môsê họ triền miên
sống trong mờ mịt, chẳng hiểu tí gì về những
điều xẩy đến cho những người chết.
Họ tin rằng có một “thế giới của người
chết” (Shéol), nhưng họ chẳng có khái niệm gì về
thế giới ấy. Vì thế, họ sẵn sàng đón
nhận bất cứ tia sáng nào Chúa Giêsu soi dọi vào mầu
nhiệm này.
Trong Tin Mừng hôm nay, một trong những
câu nói quan trong nhất của Chúa Giêsu về đời sống
vĩnh cửu là: “Tôi là bánh trường sinh từ trời
xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống
đời đời. Và bánh Tôi ban tặng, chính là thịt
Tôi đây, để cho thế gian được sống”.
Chúa Giêsu mạc khải cho biết cuộc sống nơi
trần gian này không phải là cuộc sống duy nhất và
chết không phải là chấm hết. Còn các một cuộc
sống trong tương lại không bao giờ chấm dứt,
đó là cuộc sống vĩnh cửu, trường sinh.
Thế nên có lạ gì khi nhiều
người Do Thái lắc đầu, bỉu môi, liếc
xéo Chúa Giêsu khi nghe Ngài nói: “Tôi là bánh trường sinh từ
trời xuống!” Có lạ gì khi họ xầm xì với
nhau: “Anh này chẳng phải là anh chàng Giêsu, con trai ông Giuse
đó sao? Bộ chúng ta không biết bố mẹ anh ta sao mà
anh ta lại dám mạo nhận là từ trời xuống?”
Và nếu chúng ta tiếp tục đọc hết
chương 6 của Thánh sử Gioan, chúng ta sẽ thấy
ngay cả các môn đệ của Chúa Giêsu cũng xầm xì
với nhau: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?”
(6,60) “Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn
đi với Chúa Giêsu nữa” (6,60). Chỉ mãi đến
khi Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại, nhiều
người trong đám dân Do Thái này mới bắt đầu
biết trân trọng những câu nói trên của Chúa Giêsu.
Và cũng chính vì tin nhận mầu nhiệm
này mà chúng ta đã cùng nhau tập họp trong thánh đường
ngày hôm nay. Chúng ta tập họp nhau để nghe Chúa Giêsu
nói về cuộc sống vĩnh cửu, để
được dưỡng nuôi bằng bánh trờng sinh,
Mình Thánh Chúa Giêsu. Ngọn suối trường sinh mà Ponce de
Léon đã khổ công lên đường đi Châu Mỹ
để tìm kiếm, cuộc sống bất tử mà các
bô lão trong phim Cocoon sẵn sàng ra đi để tìm kiếm
ở một hành tinh khác, và bí quyết trường sinh mà Tần
Thuỷ Hoàng đi đến tận các đảo thần
tiên để truy lùng, hiện đang ở giữa chúng ta,
ngay trong thánh đường này. Chúa Giêsu hiện diện với
chúng ta trong bí tích ban phúc trường sinh khi Ngài nói: “Tôi là
Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này
sẽ được sống đời đời”. Nếu
đã thấu hiểu toàn bộ mầu nhiệm này, chúng ta
sẽ không còn ngạc nhiên hay xầm xì với nhau khi nghe
Chúa Giêsu ngỏ lời với chúng ta hôm nay.
Anh chị em than mến,
Vào thời ông Môsê, dân Do Thái ăn chán
bánh manna từ trời rơi xuống, họ lẩm bẩm
kêu trách Chúa. Rồi họ đòi ăn thịt, Chúa cho từng
đàn chim cút bay sà xuống để họ bắt làm thịt
ăn. Ăn chán rồi họ lại kêu trách Chúa và ông Môsê.
Đến thời Chúa Giêsu, họ lại xầm xì với
nhau vì không thể tin được Chúa Giêsu là Đấng
từ trời xuống, như thứ bánh manna mới,
đem lại sự sống đời đời. Ngày nay,
lễ xong ra về, nhiều người Kitô hữu cũng
lẩm bẩm, xầm xì với nhau: “Thánh lễ buồn tẻ!
Hát dở ẹt! giảng chán phèo! Người ngồi bên cạnh
khó chịu! Rồi lại xin tiền!”… Họ lại xầm
xì với nhau. Chúng ta thường như thế đó.
Trước Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng tự hiến
cho chúng ta, chúng ta còn tìm đủ lý do từ chối cái
chính yếu là chính Mình Ngài, chính tình yêu của Ngài, để
chạy theo những chi tiết phụ thuộc mà đả
kích, phê bình. Phải chăng chúng ta đã nghe chán rồi? Nên
Lời Chúa chẳng còn đánh động lòng ta nữa? Phải
chăng chúng ta đã ăn chán rồi, nên Bánh Thánh Thể
được dọn ra trong Tiệc Thánh chẳng còn
đem lại cho chúng ta niềm vui nội tâm nào nữa? Phải
chăng chúng ta tôn thờ cá nhân cha này, thầy nọ, đến
nỗi cộng đoàn anh em Kitô hữu chăng còn sức
thúc đẩy ta dấn thân phục vụ linh động
hơn nữa? Phải chăng chúng ta không nhìn ra chung quanh
chúng ta biết bao anh em đang chờ chúng ta giúp đỡ,
thay vì ngồi đó mà lẩm bẩm với nhau về những
chuyện thứ yếu, không đâu?
Thiết tưởng chúng ta nên nghe lại
lời Chúa bảo: “Anh em đừng xầm xì với nhau nữa!”
Thiết tưởng mỗi Chúa Nhật, chúng ta nên suy niệm
bài Tin Mừng, rồi đem Lời Chúa ra thực hành trong
đời sống cụ thể, điều mà không một
ai được chuẩn chước từ nhà thờ
bước vào lòng đời. Bánh Trường Sinh phải
được đem đến các môi trường sinh sống
của Chúng ta, nơi chúng ta lao động, đấu
tranh, nơi chúng ta cười, chúng ta khóc với người
khác. Một khi lễ xong, anh chị em ra về, cửa nhà
thờ đóng lại thì phải chăng là cả thế
giới mênh mông với trăm ngàn khuôn mặt hợp thành
gia đình của Chúa là điểm hẹn của anh chị
em. Đời ta là thánh lễ nối dài. Chúng ta đã làm gì ở
đó nhân danh đức tin của chúng ta?
Bao nhiêu câu hỏi được đặt
ra cho chúng ta chung quanh Bánh Hằng Sống của Chúa Giêsu.
Nhưng đó cũng là những lời mời gọi chúng
ta sống trọn vẹn các chiều kích của Bánh Trường
Sinh mà chúng ta lãnh nhận từ Bàn Tiệc của Chúa mỗi
ngày Chuá Nhật.
|