MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chọn Phần Tốt Nhất
Thứ Sáu, Ngày 31 tháng 7-2009

CHỌN PHẦN TỐT NHẤT

Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội học nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng đức tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học.

Một hôm, để tìm chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối nhà thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quì cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông.

Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi:

- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?

Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:

- Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép giáo sư cho con hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin!

Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:

- Anh lầm rồi, đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?

Chàng sinh viên liền hỏi:

- Thưa giáo sư, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?

Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời:

- Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!

***

Chúa phán: “Marta, Marta ơi! Chị lo lắng và lăng xăng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10,41-42). Phần tốt nhất ấy chính là ở bên cạnh Chúa, lắng nghe Chúa nói, và cầu nguyện với Chúa.

Nhà bác học đại tài Ampère, với công việc nghiên cứu của ông về điện tử học, về nam châm điện đã đem lại biết bao lợi ích cho nền văn minh của nhân loại. Thế nhưng, ông không cho đó là vĩ đại, mà ông nói: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi”. Mẹ Têrêsa Calcutta, một nữ thánh giữa đời thường, mỗi ngày trước khi bước xuống “địa ngục Calcutta” để chăm sóc những người cùng khổ, hoặc đi vào “nhà hấp hối” để an ủi các kẻ liệt lào, các nữ tu của Mẹ đã quì cầu nguyện trước Thánh Thể một tiếng đồng hồ để kín múc nơi Chúa: tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ.

Các triết gia phương Tây có khuynh hướng hoạt động cho rằng Chúa không làm gì, con người làm hết. Các triết gia phương Đông trái lại ưa thuyết tĩnh học, để Chúa làm hết và con người không làm gì. Nhưng khuôn vàng thước ngọc của chúng ta là: “Cầu nguyện và hoạt động”, Marta phải đi đôi với Maria. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động, và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. P. Graef có một câu nói rất thâm thuý: “Hoạt động mà không có cầu nguyện là thiếu nguyên tắc căn bản, cầu nguyện mà không có hoạt động là thiếu đất gieo hạt”.

Tuy nhiên, có một cám dỗ khiến chúng ta khó thoát khỏi. Đó là nhiều khi chúng ta tưởng mình phục vụ Chúa, nhưng hoá ra chúng ta phục vụ chính mình. Nhìn Marta lăng xăng dọn bữa ăn, chúng ta thấy dáng dấp của chính mình. Chúng ta hoạt động để được tiếng khen, để gây chú ý: “Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay” (Lc 10, 40-41). Chúng ta mời gọi kẻ khác cộng tác, cũng là để phục vụ cho chương trình của chính mình.

***

Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết rằng: Cầu nguyện là ở bên Chúa, lắng nghe và chuyện vãn với Chúa, chứ không phải thuyết phục Chúa làm theo ý muốn chúng con. Xin cho chúng con một tình yêu trong suốt như Maria dưới chân Chúa. Xin đừng để chúng con bị ô nhiễm bởi tính háo danh và óc vụ lợi khi phục vụ Chúa và anh em. Amen!

Thiên Phúc
 

Ngọc Nga sưu tầm

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Thánh Lễ (8/2/2009)
Một Trái Tim Đói Khát (8/1/2009)
Lời Ban Sự Sống (8/1/2009)
Không Hư Nát (8/1/2009)
Thánh Thể, Của Ăn Bảo Dưỡng Trong Hành Trình Dương Thế (8/1/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Suy Niệm: Virus Máy Tính (7/31/2009)
Chết Trong Danh Dự (7/31/2009)
Đói Khát (7/31/2009)
Tiếng Kêu Của Ếch, Ngày 31 Tháng Bảy (7/31/2009)
Tin/Bài khác
Bánh Đích Thực (7/30/2009)
Đừng Tiếp Tay Tục Hóa Thánh Thể Chúa 2/8/2009 (7/30/2009)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 18b, 2/8/2009 (7/30/2009)
Đức Giêsu Là Bánh Hằng Sống (7/30/2009)
Người Tử Tù Ngày 30 Tháng Bảy (7/30/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768