Làm sao để đáp ứng các nhu
cầu của con người?
Thánh Marcô kể lại việc Đức Giêsu tiếp đón các Tông đồ
lúc họ đi rao giảng
về. Thánh Marcô không nói Đức Giêsu đã làm
gì lúc họ
đi vắng. Tuy nhiên có
một chữ có thể soi
sáng chúng ta: cả các
con nữa, hãy đến mà nghỉ ngơi một chút. Chữ ‘cả các con nữa’ hình như ám chỉ
rằng Đức Giêsu đã để
ra một khoảng thời gian nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Ngài muốn đến lượt các Tông đồ cũng được hưởng ân
huệ đó. Nhưng lời van xin của đám đông đã cản trở ý định này. Đức Giêsu chiều theo
lời van xin này, vì Ngài
có trước mắt Ngài một đám đông bơ vơ, lạc lõng và Người
dạy dỗ họ nhiều điều.
Giai thoại
này gợi ra cho ta
hai điều: con người có một nhu cầu
học hỏi và họ cần
một thứ giáo huấn thấm nhuần chiêm niệm.
1) Ngài động lòng thương đám đông, vì họ
như đàn chiên không người
chăn và Người dạy dỗ họ nhiều điều.
Đám đông không thiếu người hướng dẫn, nhưng đặc điểm của các người hướng dẫn là sớm muộn
gì cũng đưa đám đông đến nỗi thất vọng.
Đám đông tuôn đến cùng Đức Giêsu, cũng đã bị thất vọng trước rồi. Họ cảm thấy
nơi Ngài một Đấng đem lại 1 sứ điệp mới, có một
sức mạnh và một mệnh
lệnh vượt lên trên những
gì họ đã nghe cho
đến bây giờ. Con người,
khi không được dạy bảo cho đứng
đắn, giống
như đàn vật, sẽ xảy ra những
chuyển động
khi thì theo hướng này khi thì
theo hướng khác. Họ thiếu một
hướng chỉ đạo. Giáo hội
đã thấy rằng, đặc biệt trong thời đại chúng ta, nhân
loại giống như một đàn vật cùng đường.
Cho nên Giáo hội
đã bắt đầu rao giảng nhiều điều qua công đồng Vaticanô II.
Nhưng các mục tử
không giấy ủy nhiệm, thiếu khả năng và ít
lo lắng khơi dậy nơi đám đông việc lắng nghe lời Đức Kitô, đã cố tâm làm dậy
lên, thường là trong chiều
hướng các định kiến mới, những lực lượng phi lý đang hoạt
động trong các nhóm nhân
loại. Họ lèo lái dư luận và đôi khi
lại là chính dư luận
bên trong Giáo hội. Những Kitô hữu ưu tú chỉ muốn
được Đức
Kitô dạy bảo, đã chứng tỏ một lương tri sáng suốt khi nghe theo tiếng nói thuộc quyền Giáo hội và bỏ
rơi một số những tiếng nói khác ít nhiều
ăn bám hoặc dị đồng.
2) ‘Cả
các con nữa, hãy lui vào
nơi vắng vẻ’.
Đức Giêsu mời các môn đệ
hãy lui vào
một nơi yên tĩnh để
nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi
là để lấy lại sức. Sự nghỉ ngơi của vị Tông đồ cũng là để
lấy lại nghị lực về mọi phương diện: thể lý, tinh
thần, thiêng liêng. Trong giai
thoại vừa kể; Đức Kitô và các
Tông đồ đã chìu theo lời van xin của đám
đông. Điều này cho thấy có những
trường hợp
mà tình bác
ái, tình thương, sự tận tụy đòi hỏi phải hành động mặc dầu đang mệt nhọc. Những dự định của Chúa là lôi kéo
các Tông đồ vào nghỉ ngơi vẫn còn. Cái nhịp thông thường của đời sống Tông đồ, chiến sĩ bao gồm cả
những thời gian tĩnh tâm, lấy sức, chiêm niệm, ‘hâm nóng lại’. Gương của Đức Kitô và của
các Tông đồ minh chứng cho thấy hoạt động chiến sĩ không thể
tự mình mang lại lương thực đầy đủ.
Những người hoạt động hữu hiệu trên bình diện thuần túy nhân loại, cũng biết để ra những thời giờ dài ngắn
trong yên tĩnh và suy
gẫm. Huống hồ
là Tông đồ
của Đức Kitô, họ phải dành ra những giây phút dài
lâu để lấy lại sức mạnh thiêng liêng, nhờ
việc sống thân mật với Ngài, riêng biệt trong một nơi vắng vẻ, như Phúc âm nói.
Người tông đồ
hữu hiệu truyền đạt cho kẻ khác
điều mình đã lâu giờ
học hỏi nơi Đức Kitô. Và chính là điều
này mà con người đòi hỏi.
|