Rao giảng
Các con hãy đi rao giảng.
Đó là một mệnh
lệnh đòi chúng ta phải ra đi.
Ra đi như các tông
đồ, từ bỏ nghề nghiệp, từ bỏ quê
hương, từ bỏ những người thân yêu và ra
đi như thế có nghĩa là hy sinh.
Ra đi như các tu sĩ, từ bỏ gia
đình, từ bỏ bè bạn. Và ra đi
như thế cũng có nghĩa là hy sinh.
Hễ đã muốn hiến thân theo đuổi một sự nghiệp trong
đạo, thì phải bằng cách này hay cách khác, chấp
nhận từ bỏ và hy sinh.
Nhưng từ bỏ
những cái bên ngoài mà thôi thì vẫn chưa phải là ra
đi đích thực. Ra đi đích thực chính là từ bỏ
bản thân, từ bỏ những tập quán và những ý
riêng tư để tin vào giá trị vô song của
nước trời, một vương quốc mà chúng ta
phải hy sinh tất cả để xây dựng. Chấp
nhận ra đi, chúng ta sẽ rao giảng, sẽ nhắc
lại lời Ngài đã nói:
-
Nước trời đã gần.
Đó là tất cả
những gì chúng ta phải rao truyền cho các tâm hồn. Nhìn vào
cuộc sống, chúng ta thấy còn quá nhiều người
chưa nhận biết nước Chúa. Ngày
nay cũng chẳng hơn gì ngày xưa, vì nhân loại luôn
đợi chờ một cái gì khác nữa.
Vào thời Chúa Giêsu, người ta mong
đợi Thiên Chúa sẽ can thiệp, sẽ làm một phép
lạ để đánh đuổi binh đội Rôma, biến
nước Israel thành một địa đàng mới,
đầy đủ mọi vinh quang. Ngày nay
người ta cũng mơ ước như thế.
Nhưng khốn nỗi là họ không mong đợi ở
Thiên Chúa mà lại mong đỡi ở tài năng con
người như khoa học, kỹ thuật. Họ tin
tưởng ở quyền lực và tổ chức con
người để rồi loại trừ Thiên Chúa.
Dĩ nhiên không phải là tất cả, vì còn có những người
biết suy nghĩ cách sâu xa hơn, để rồi nghiêng
mình suy tôn Thiên Chúa…
Nhưng xét cho cùng, vẫn còn biết bao nhiêu
sự phủ nhận về nhiều phương diện,
hoặc công khai ngoài xã hội, hoặc âm thầm trong
đời sống riêng tư.
Sở dĩ như vậy, vì Chúa Giêsu đã
rao giảng một nước trời hoàn toàn khác biệt
với mộng ước của người Do Thái,
một vương quốc thiêng liêng được
thiết lập trong tâm hồn người đón nhận.
Chúng ta cũng phải rao
giảng như thế, mặc dù có trái với mộng
ước của thời đại. Chúng ta
phải chèo ngược dòng nước đang cuốn trôi
nhân loại.
Như các tông đồ, chúng ta hãy nhắc
lại lời Chúa:
-
Nước trời đã gần, và đang ở trong tâm
hồn những người thiện chí.
Mọi Kitô hữu đều có bổn
phận rao giảng lời Chúa, nhưng rao giảng
bằng cách nào?
Trước hết, rao giảng bằng lời
cầu nguyện.
Đây là cách rao giảng
tốt nhất mà mọi người đều có thể
áp dụng.
Thánh nữ Têrêxa với 24 tuổi đời trong bốn
bức tường tu viện, đã được Giáo
hội đặt làm bổn mạng các xứ truyền
giáo, phải chăng là nhờ lời cầu nguyện
của thánh nữ mà biết bao tâm hồn được
ơn ăn năn sám hối.
Tiếp đến là rao giảng bằng gương
sáng, bằng chính đời sống đạo đức và
thánh thiện, bác ái và yêu thương.
Các tu sĩ Phanxicô
đầu tiên đã áp dụng phương cách này. Họ rao giảng bằng
cách sống Phúc âm, thực hiện sự khó nghèo giữa
một thế giới đang chạy theo
giàu sang, kể cả những người con của Chúa.
Họ sống khó nghèo nhưng trên khuôn mặt luôn phản
chiếu niềm vui của thiên đàng, và đó là một
bài giảng hùng hồn nhất. Bài giảng
sẽ vô ích nếu người giảng không sống
lời mình giảng, Trái lại, khi đã sống một
cách gương mẫu thì bài giảng hoàn tất. Một khi đã sống thánh thiện và làm gương
cho người khác, chúng ta có thể rao giảng bằng
lời nói, đó là cách thức thứ ba.
Nói càng ít càng tốt, nhưng phải nói
những lời xuất phát từ một tâm hồn thánh
thiện, những lời được Chúa soi sáng, vì như
lời thánh Phaolô: Muốn tin thì phải được nghe
biết, muốn nghe biết thì phải có người nói
tới. Chúng ta cũng đừng quên rằng
đời sống càng thánh thiện thì lời giảng càng
hiệu lực.
Sau cùng, rao giảng bằng cách làm tròn bổn phận.
Thực vậy, địa
vị nào cũng có thể là một bài giảng sống động,
bổn phận nào cũng có thể là một lời kinh,
nếu chúng ta biết thánh hóa, hoàn cảnh nào cũng có
thể giúp chúng ta nên chứng tá cho Chúa ngay giữa lòng
cuộc đời của mình.
|