Có
Chúa trong cuỘc đỜi là có Bình An
Lm Trần Bình Trọng

Lời
chào đầu tiên mà Chúa
thốt ra với các tông
đồ sau khi Người sống lại từ cõi chết
là lời chào bình an :
Bình an cho các con (Lc 24:36). Tuy nhiên các tông
đồ kinh
hồn bạt vía, tưởng mình thấy ma (Lc 24:37). Chúa liền trấn an các ông
bằng cách chứng minh cái căn tính
của Chúa là có xương
có thịt, chứ không phải ma. Tuy nhiên các ông vẫn chưa
tin vì vui mừng mà bỡ
ngỡ (Lc 24:41).
Mặc dầu Chúa đã tiên báo
về cuộc tử nạn và phục sinh
của Người,
các môn đệ
vẫn chưa hiểu đường lối của Chúa. Mặc dầu sau khi
sống lại Chúa đã hiện
ra với Mađale-na và truyền cho bà đi loan báo tin mừng phục sinh cho các tông
đồ, các ông vẫn cho
rằng đó là chuyện tưởng tượng
của đàn bà. Mặc dầu
hai môn đệ
thành Emmau vưà loan tin cho các ông là
Chúa đã sống lại và hiện ra
với các ông, các ông
vẫn còn hồ nghi. Lý do là vì
cái biến cố của ngày Thứ Sáu Chịu nạn đã làm tiêu tan những
mối hy vọng của các ông, như
hi vọng Chúa sẽ thiết lập một vương quốc trần gian, hi vọng được một địa vị trong vương quốc của nước Chúa. Cái chết của
Thày mình trên thập giá vẫn còn
làm các ông
hoang mang và sợ hãi.
Vì thế hôm nay Chúa hiện ra lần nữa
để củng cố đức tin của các ông.
Phải
chăng chúng ta cũng có
những lần mang những tâm trạng hoang mang, bối
rối, và sợ hãi khác
nhau. Chúng ta sợ mất công ăn, việc làm, sợ phải
mang bệnh tật, sợ mất sức khoẻ. Chúng ta sợ phải sống cảnh chia ly xa cách
vì chiến tranh. Hôm nay Chúa bảo ta : Thày đây, đừng sợ. Chúa muốn ta trút
tất cả những nỗi lo âu, sợ hãi
vào lòng từ ái của
Chúa. Chúa muốn ta đặt
trọn niềm tin cậy, phó thác vào chương
trình quan phòng của Chúa. Việc tín thác vào Chúa là
cái gì ta
có thể học được bằng kinh nghiệm. Sau khi ta đã
thử đặt
tin tưởng vào tiền của, thế lực, địa vị, và rồi cuối
cùng ta thấy
không đi đến đâu, có khi còn
khổ nữa. Từ
đó mới tìm đến Chúa.
Qua các môn đệ, Chúa cũng gửi đến ta lời
chào bình an. Cái lời chào bình an của Chúa mang một ý
nghĩa đặc biệt cho những người
đặt tin tưởng vào Chúa. Ngày nay ta nghe nhiều
về những khao khát, ước vọng hoà bình. Nếu
đi du lịch bên Do Thái và gọi điện thoại,
người ta sẽ nghe thấy người ở
đường giây nói bên kia trả lời shalom, có
nghĩa là bình an. Sự kiện đó nói lên người Do
Thái khát vọng hoà bình như thế nào. Trên bình diện
quốc gia và quốc tế, hoà bình theo nghĩa tự
điển Webster có nghĩa là cái tình trạng, hay cái
thời kỳ hoà hoãn, cái thời kỳ đình chiến
giữa các quốc gia, hoặc phe nhóm. Tuy nhiên hoà bình có
nghĩa là gì đối với cá nhân mỗi người? Cũng
theo tự điển Webster, hoà bình có nghĩa là cái
trạng thái tĩnh, nghĩa là không động, không bị
tư tưởng xung khắc đè nén, một sự hoà
hợp trong những mối tương quan và liên hệ
của mỗi ngưòi.
Hoà bình theo nghĩa Thánh kinh là một ân huệ Chúa ban. Do
đó hoà bình phải phát xuất từ tâm hồn mỗi
người, phải được ăn rễ và phát
triển trong tâm hồn. Hoà bình sẽ ngự trị trong
tâm hồn ta, và xung quanh ta, nếu ta có bình an trong tâm
hồn. Vì thế không thể nào có hoà bình thực sự
trong thế giới loài người, nếu loài
người không có bình an nội tâm.
Để có được sự bình an nội tâm,
người ta cần làm hoà với Chúa qua Bí tích Cáo
giải. Để có được sự bình an trong tâm
hồn người ta cần sống theo đường
lối của Chúa và tuân giữ giới răn Chúa.
Lm Trần Bình Trọng