Google Search
Local Search
|
|
Bổ nhiệm Giám mục Giáo phận Thái Bình
|
Bổ nhiệm Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Saigon
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Xin mời nghe proshow "Lời Gọi Fatima" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
Xin chia sẻ cùng quí cha, thày và anh chị proshow "Danh Thánh Đức Maria" do Lm Lê Khắc Lâm thực hiện.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
|
Thứ Bảy, Ngày 11 tháng 4-2009
|
NGÔI MỘ ÐÁ
Những người viếng thăm Thánh Ðịa
và kính viếng đền thờ Mồ Thánh không biết có
mấy ai cảm nhận được cái không khí tưng bừng, thánh thiện và lịch sử
của thời khắc Con Chúa sống lại từ cõi chết
hay không? Nhưng dù có hay không, hằng năm Giáo Hội vẫn
nhắc nhớ chúng ta về biến cố trọng đại
này và giá trị lịch sử của ngôi mộ đó.
Nguyên thủy, tuy chỉ là một
ngôi mộ bên đường được Giuse Arimathea
người môn đệ kín đáo dùng để mai táng
Chúa, nhưng nó đã mang tính cách hết sức đặc
biệt. Nó không thể bị
đem so sánh với bất cứ một ngôi mộ nào khác,
ngay cả những lăng tẩm hoặc
các kim tự tháp của các vị hoàng đế hay danh nhân
lẫy lừng của nhân loại. Hơn tất cả mọi
lăng tẩm, kim tự tháp nơi an nghỉ
của các vỹ nhân trên thế giới, ngôi mộ này
đã được dùng để mai táng Ðấng Cứu
Thế, Vua vũ trụ. Nhất là nó đã chứng
kiến giây phút lịch sử Ngài sống lại từ cõi
chết. Bởi tính cách lịch sử và
đặc biệt ấy mà nó phải được chúng
ta nhắc nhở tới, đặc biệt mỗi khi nhớ
đến cuộc tử nạn, và phục sinh của
Ngài.
Thật vậy, điểm nổi bật của
ngôi mộ này không ở lối kiến trúc đồ sộ
hay to lớn, nhưng ở chỗ nó rất đơn sơ và khiêm tốn. Và tuy khiêm tốn,
nhưng nó đã được nhắc đến trên khắp
thế giới mỗi khi Tin Mừng được công bố.
Và nó đã trở thành nhân chứng sống
động của việc Chúa Phục Sinh từ cõi chết.
Chỉ mình nó đã biết rõ giờ nào Chúa sống
lại, và Ngài đã ra khỏi mồ như thế nào.
Thánh Kinh đã ghi lại Mađalêna đã từ đó chạy
về báo tin cho các Tông Ðồ (xem Mátthêu 28: 1-10). Rồi Phêrô và Gioan đã từ nhà chạy đến
đó để rồi từ ngôi mộ này nhận ra sự
thật hết sức ngỡ ngàng là Chúa đã sống lại
(xem Gioan 20:1-10).
Dù Mađalêna mừng rỡ và hốt hoảng
vì được Chúa trao cho sứ mạng mang tin Ngài đã
sống lại cho các Tông Ðồ. Dù Phêrô và Gioan có vội vàng
chạy ra xem mộ, và từ đó nhận ra rằng Chúa
Giêsu đã sống lại và không còn đó, nhưng ngôi mộ
vẫn im lặng, vẫn không một lời giải thích. Chính cái im lặng của nó, biến cố phục
sinh càng được loan truyền và tin nhận. Bởi
vì ngôi mộ đã chỉ đóng vai chứng nhân và ngôn sứ
im lặng, còn người nghe và khám phá ra sứ điệp
ấy là mỗi Kitô hữu, và người làm cho sứ
điệp ấy được nhận biết lại
là chính Chúa Giêsu Phục Sinh: “Bấy giờ môn đệ kia
mới vào dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy
và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu
rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại
từ cõi chết” (Gioan 20: 8-9).
Ngôi mộ Nhà Tạm
Chúa Giêsu đã sống lại và Tin Mừng
đã được rao truyền qua bao thế hệ,
nhưng có lẽ rất ít người được may mắn
đến kính viếng ngôi mộ mà từ đó Ngài đã
sống lại. Bù vào đó, Chúa đã thiết lập một
ngôi mộ mới: Ngôi Mộ Nhà Tạm. Chúa đã dùng Thánh
Thể để ở lại với con cái loài người
như lòng Ngài mong ước, và Nhà Tạm chính là một Ngục
Tù Tình Yêu. Ở đây Chúa mòn mỏi chờ
đợi mỗi người chúng ta đến với
Ngài. Không cần phải vội vã như Mađalêna,
như Phêrô hay Gioan. Nơi đây, Ngài coi
như bị mai táng, bị quên lãng, mặc dù Ngài đã sống
lại và đang sống. Nhưng khác
hơn với ngôi mộ đá năm xưa, Ngài đã không
ra khỏi Nhà Tạm.
Thánh Thể là Thiên Chúa hiện thân ở với loài người.
Ngài là Emmanuel - Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Ngài không chỉ là Thiên Chúa, mà đã trở thành bánh và rượu
nuôi dưỡng chúng ta trên hành trình đức tin. Chúa Giêsu đã từ chối ra khỏi ngôi mộ
này. Và Ngài đã chấp nhận ở
đó đêm ngày vì yêu thương chúng ta. Ngài làm thế
để hoàn tất lời Ngài đã hứa: “Thầy ở
cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mátthêu
28:20).
Nếu Chúa Giêsu phục sinh đã ra khỏi
ngôi mộ đá năm xưa, thì Chúa Giêsu Thánh Thể lại
sẵn sàng ở tiếp trong Ngôi Mộ Nhà Tạm. Tất
cả những ai như Mađalêna, như Phêrô, và như
Gioan nếu muốn gặp Chúa và muốn thấy vinh quang
phục sinh Ngài, họ chỉ cần đến với
Chúa Giêsu trong các nhà tạm. Ở đó, họ
sẽ nhận ra Ngài và sẽ ngỡ ngàng khám phá ra tình yêu hy
hiến vô biên của Ngài. Ngài có thể làm khác đi,
nhưng đã không làm; ngược lại, Ngài sẵn sàng tự
giam mình trong ngục tù, trong mồ đá tình yêu để gặp
gỡ chúng ta và cũng để chúng ta được gặp
gỡ và yêu mến Ngài.
Ngôi
mộ tâm hồn
Mỗi lần chúng ta rước Chúa Giêsu
Thánh Thể, tức là chúng ta mang Chúa về nhà mình. Ðón nhận Chúa vào cuộc sống
mình.
Như một hình thức tự
giam hãm mới. Chúa rời
nhà tạm để đến với nhà tạm linh hồn
mỗi người. Ðể ở đó,
Ngài hòa tan và để con người được kết
hợp với Ngài. Thiên Chúa qua tình yêu vô
biên, lại một lần nữa trở thành tù nhân nơi
mỗi tâm hồn yêu mến Ngài. Ngài ở đó để
nuôi dưỡng, để nâng đỡ, để ủi
an, và để đồng hành với chúng ta trên hành trình
đức tin.
“Thiên Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8). Tình yêu đã dâng hiến một lần
nhưng chưa lấy làm đủ. Chúa muốn tự
sát tế mọi ngày qua Thánh Lễ, và trở thành cơm
bánh nuôi sống các tín hữu bằng Thánh Thể. Chính qua
Thánh Thể, Ngài đã trở nên tù nhân, bị giam hãm, một
hình thức tự mai táng trong mộ phần tâm hồn của
mỗi người đón rước Ngài.
“Ðền thờ của Chúa Thánh
Thần” sẽ không trở thành trống vắng khi có Chúa
Giêsu hiện hữu. Tâm hồn người Kitô hữu mang Chúa sẽ trở
thành đền thờ huy hoàng của Thiên Chúa.
Nếu mỗi Kitô hữu năng rước
Thánh Thể, đón nhận Chúa vào nhà tâm hồn mình, họ
không những trở thành những ngôi mộ thánh, mà còn trở
thành một đền thờ huy hoàng. Họ
sẽ trở thành những chứng nhân của sự chết
và Phục Sinh của Chúa Giêsu. Qua họ, tất cả
những ai muốn gặp Chúa cũng có thể nhận ra sự
hiện hữu của Ngài, như Mađalêna, như Phêrô, và
Gioan nhận ra Ngài đã phục sinh khi đến và cúi nhìn
vào ngôi mộ đá.
Trần Mỹ Duyệt
|
|
Tin/Bài mới
Tin/Bài cùng ngày
Tin/Bài khác
|
|