Vâng lỜi cách sáng suỐt và tỰ
nhiên.
Việc phối trí những đoạn ký
sự khác nhau trong bốn bộ Phúc Âm nêu ra những
vấn đề không thể đề cập ở
đây. Các thánh chép sử trước hết không chú ý
viết tiểu sử Đức Giêsu và thuật lại
theo lối viết sử biến cố đã xảy ra
ở Palestine. Các
ông chỉ muốn là những nhân chứng. Các ông làm
chứng cho lòng tin của mình vào Đức Giêsu Kitô, Con
Thiên Chúa, đã chết và sống lại, Đấng
Cứu Tinh. Những sự kiện do các ông thuật
lại cho dù có chính xác đến đâu, bố cục
hợp lý đến đâu, điều đó đối
với các ông không quan trọng lắm. Vì thế, tuy cùng
đặt cơ sở trên một nền chung không thể
chối cãi, mỗi thiên ký sự lại mang những
mầu sắc khác nhau cho thấy vẻ độc đáo
trong cung điệu mỗi thánh chép sử làm chứng cho
niềm tin của mình. Chúng ta cần nhớ thế khi
muốn so sánh những ký sự nói về cuộc
Thương Khó.
Đoạn văn suy niệm hôm nay cho
thấy những nét nổi bật sau:
1) Ngay phần đầu, thánh Maccô thuật
lại mấy sự kiện cốt nhấn mạnh vào
sự vâng lời cách tự nguyện và sáng suốt của
Chúa Giêsu dấn thân vào cuộc Khổ nạn của Người.
Chúa biết Chúa đi về đâu. Chúa nói ra
điều đó trong dịp người phụ nữ
đập vỡ bình bạch ngọc và đổ dầu
thơm trong bình lên đầu Người. Trước khi
xảy ra, bà đã lấy thuốc thơm ướp xác Ta,
chờ khi liệm táng. Chúa biết rằng ngày hôm sau Chúa
sẽ chết.
Sự quyết tâm của Chúa không phải là
việc dễ làm. Vâng lời Cha là tự chinh phục
bản thân. Chúa trải qua một cơn hấp hối
trong vườn Giệtsêmani, cuối cơn khắc
khoải Người nói một lời ngắn và dứt
khoát: Thế là xong, có nghĩa là Người đã quyết
rồi, giao kết xong rồi, ưng thuận rồi.
Chúa lưu ý những kẻ đến
bắt Chúa rằng nếu Người muốn,
Người có thể vô hiệu hóa bọn chúng những
đã từng làm trong bao lần giảng dạy ở
Đền thờ và những nơi khác. Chúa nhấn
mạnh, Người để chúng bắt giữ chỉ
vì Người đã làm theo ý Thiên Chúa như loan báo trong Kinh
Thánh. Đoạn Phúc Âm tiếp đó đưa ra những
ví dụ khác được thánh Maccô nêu lên và làm chứng,
đó là sự vâng lời tự nguyện của Chúa.
2) Thánh chép sử lưu ý chúng ta đến
sự cô đơn của Chúa Giêsu. Người bị cô
lập, bị tách rời dân chúng. Mấy ngày trước
đây, chính dân đó đã hoan hô Người. Những thày
tư tế và ký lục chuẫn bị chọn giờ hành
động và sắp đặt thời gian để
vận động quần chúng. Quần chúng dễ thay lòng
đổi ý (cái gọi là “dư luận” được
uốn nắn do những nhà kỹ thuật về khoa
điều khiển dân ý, dân tình). Dân chúng đã bỏ Chúa.
Trong cơn hấp hối, Chúa cô đơn.
Hơn ai hết, Chúa biết rõ các môn đệ
Người là những kẻ bất lực chẳng
thể đem đến 1 sự giúp đỡ nào cho
Người, nhưng dù sao nếu có họ lúc đó thì
cũng là một niềm an ủi. Thế mà họ ngủ.
Chúa chỉ có một mình trong khi dấn thân.
Lúc Chúa dấn thân bằng cách nộp mình cho toán quân dữ
đến bắt Người, các môn đệ có một
dịp hành động theo lời cam kết của Phêrô mà
tất cả các ông đã tán đồng: Dù có phải
chết vì Thày, con sẽ chẳng bỏ Thày. Ấy vậy
mà, theo thánh Maccô ghi lại, họ bỏ Chúa, tất cả
trốn hết.
Chúa một mình giữa pháp đình. Không
một ai dám tới làm chứng gỡ tội cho
Người. Chúa Giêsu đã muốn biết thế nào là
nỗi chua xót đắng cay của tình bạn khi mà
một người “bạn” vì sợ hay vì tư lợi
không muốn bị liên can, không muốn bị “dính”,
để bỏ rơi Người mà lẽ ra y phải
cứu giúp.
Chúa một mình trên thập giá. Cả
những kẻ trộm cướp cũng thóa mạ Chúa
(tuy rằng sau đó một kẻ trong bọn này sẽ
ăn năn trở lại). Một nỗi cô đơn
tột bực: Chúa ơi, Chúa ơi, sao Chúa bỏ con?
Sự vâng lời tự nguyện của
Chúa, một sự vâng lời thuần khiết và cô
đơn, có lẽ đấy là phương thế Chúa
Giêsu dùng để sống cách thấm thía tấn bi
kịch của số mệnh chúng ta.
|