LỄ lá
Tại một ngôi nhà thờ nọ
ở Tây Ban Nha có một cây
thập giá được rất nhiều người tôn sùng. Đó
là tượng chịu nạn tha tội: Chúa Giêsu bị
đóng đinh tay trái,
còn tay phải
của Ngài thì thõng xuống.
Truyền thuyết kể lại: Có một
người tội lỗi tìm đến
với cha xứ. Tuy ông đã xưng
thú mọi tội lỗi với lòng sám hối, nhưng cha xứ lưỡng lự không biết có nên tha
cho ông hay không, vì thấy
ông phạm quá nhiều tội. Sau cùng, cha nghiêm giọng nói:
-
Tôi ban bí tích Giải
tội cho ông, nhưng trong tương lai ông phải
cố gắng sửa mình.
Ông hứa với cha xứ, nhưng vì yếu đuối
ông lại sa ngã và một thời
gian sau lại tìm đến
tòa cáo giải.
Lần này thì cha xứ nói với ông
bằng một giọng nghiêm khắc:
-
Tôi ban bí tích Giải
tội cho ông lần này
là lần cuối cùng đấy. Ông đã nghe thấy
chưa.
Vài tháng trôi qua và ông lại
đến quỳ dưới chân cha xứ và năn nỉ:
-
Con thực
lòng ăn
năn, xin cha tha tội cho
con một lần nữa.
Cha xứ đáp:
-
Đừng đùa giỡn với Chúa. Tôi không ban bí
tích Giải tội cho ông
nữa đâu.
Khi nói thế,
cha bỗng nghe thấy có tiếng
nấc nghẹn ngào. Rồi từ trên thập
giá, cánh tay phải
của Chúa từ từ hạ xuống và ban phép giải
tội cho người tín hữu thành tâm sám hối.
Và Ngài nói
với vị linh mục:
-
Chính Ta đổ máu ra để cứu chuộc ông ấy chứ
không phải là con.
Và cũng
từ ngày đó, cánh tay phải của Chúa thõng xuống trong tư thế
ban phép tha tội.
Chính Ta đã đổ máu ra để
cứu chuộc con. Lời ấy chính Chúa Giêsu muốn
nói với mỗi người chúng ta trong
tuần thánh này. Thực vậy, Chúa
Giêsu đã tự đồng hóa mình với
người tôi tớ đau khổ của Đức Giavê. Thập giá trước mắt người đời là dấu chỉ của tủi nhục và thất
bại, là hình phạt được dành cho bọn nô
lệ và phản loạn. Thế nhưng, Thiên Chúa đã biến
đổi nó thành dấu chỉ của tình thương, của ơn cứu độ và của sự
tha thứ. Khi tuyệt đối trung thành với thánh ý Chúa Cha bằng cách chấp nhận thập giá, như lời thánh Phaolô đã
viết:
-
Đức Kitô đã vâng
phục cho đến chết và chết trên
thập giá.
Ngài đã dạy
cho chúng ta biết ý nghĩa và giá
trị cứu độ của đau khổ. Con đường Đức
Kitô đã đi qua là con đường của đau khổ, của thập giá, của khiêm nhu, của
thất bại, con đường ấy không đưa chúng ta vào
ngõ cụt, nhưng dẫn chúng ta tới
vinh quang phục sinh.
Là người
môn đệ của Chúa, chúng ta cũng
không có một con đường
nào khác ngoài con đường thập giá, tức là chấp
nhận những khổ đau trong cuộc sống như lời Ngài đã phán:
-
Ai muốn
theo Ta phải
từ bỏ mình, vác thập
giá mình mà theo Ta.
Mỗi khổ đau, mỗi hy sinh
chúng ta vui lòng chịu
vì lòng yêu
mến Chúa sẽ là một
góp phần nhỏ bé vào
thập giá Đức Kitô để đền bù tội lỗi,
cũng như để thu tích công nghiệp
cho chính bản thân của mình. Và như thế,
đau thương là đường lên ánh sáng,
gian khổ là đường về vinh quang
và thập giá là đường
dẫn tới vinh quang phục
sinh.
|