SỐNG
THEO SỰ THẬT
(CN
IV MCB – Ga 3, 14-21)
“Những kẻ
sống theo sự thật,
thì đến cùng ánh
sáng
để thiên hạ
thấy rõ:
các việc của
ngừơi ấy
đã được
thực hiện trong Thiên Chúa” (Ga 3, 21)
Theo thánh Gioan, sự
thật được chứng thực bằng hành
động, bởi trong thư của Ngài, lời mời
gọi tha thiết đã được khai triển
để “sống theo sự thật” là: “Hỡi
anh em là những ngừơi con bé nhỏ, chúng ta
đừng yêu thương nơi đầu môi chót
lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân
thật và bằng việc làm. Căn cứ vào điều
đó, chúng ta sẽ biết rằng chúng ta đứng
về phía sự thật, và chúng ta sẽ được an
lòng trứơc mặt Thiên Chúa” (1Ga 3, 18-19). Quả là,
những ai hành động theo sự thật thì sẽ
đến cùng ánh sáng, và công trình của họ ở trong
Thiên Chúa.
Lịch sử
của mỗi người được diễn tả
như một cuộc đấu tranh giữa bóng tối và
ánh sáng, giữa gian dối và sự thật. Có biết bao
tôn giáo và nền minh triết đã bàn về chủ
đề ý thức phổ quát này. Lịch sử cũng là
cuộc chiến giữa sự sống và cái chết. Trong
sách “Thiên Chúa và Trần Thế”, ĐTC Biển Đức
XVI ghi lại khi ký giả Peter Seewald hỏi Ngài:
“Việc gì sẽ
xẩy ra, nếu Đức Kitô không xuất hiện và
không chết trên Thánh Giá? Không có Ngài thì thế gian đã ra
tiêu tan từ lâu rồi phải không?
Điều đó
không thể nói được. Nhưng ta có thể nói
được, là nếu không có Ngài, con ngừơi không
thể đến được với Thiên Chúa. Con
người lúc đó chỉ còn biết tìm Ngài trong lần
mò đứt đoạn. Và rốt cuộc họ chẳng
còn biết Thiên Chúa là ai hay là gì nữa.
Dĩ nhiên, cũng có đôi chút ánh sáng
Thiên Chúa lóe lên trong các tôn giáo lớn, song đấy cũng
chỉ là những đốm sáng rời rạc hay cũng
chỉ là những câu hỏi về Thiên Chúa không có câu
trả lời, nếu con đừơng dẫn tới
Ngài bị tắc nghẽn, nếu không có sự thứ tha
– sự thứ tha do chính Thiên Chá ủy quyền -, thì
cuộc sống con người trở thành một cuộc
thí nghiệm vô nghĩa. Như vậy là chính Chúa đã kéo
mây đen ra khỏi một khoảnh bầu trời, Ngài
thắp lên ánh sáng, rọi chiếu mở ra cho ta một con
đừơng, con đừơng chân lý, con
đừơng giúp ta sống, và đừơng đó
chính là sự sống”.
Con đừơng “sống
theo sự thật” để “được sống
muôn đời” cũng được thánh Phaolô
bước theo và khuyên
nhủ: “Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm
tình như chính Đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu Kitô
vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất
quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng đã hòan toàn trút bỏ vinh quang, mắc lấy than
nô lệ, trở nên giống phám nhân, sống như
người trần thế. Ngừơi lại còn hạ
mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây
thập tự.” (Pl 2, 5-8).
Theo cuốn nhật
ký của chị Faustina, muốn được Thiên Chúa
dủ lòng thương xót và lãnh lấy ân sủng của
Ngài, Chúa Giêsu có những chỉ dẫn cụ thể và
cặn kẽ khi mạc khải cho chị về vấn
đề này: “Ta xin con hãy làm những việc thương
xót, và chúng phải xuất phát từ tấm lòng yêu mến
Ta. Con có bổn phận thi hành lòng thương xót
đối với những ngừơi lân cận của
mình, bất cứ lúc nào và ở đâu, không
được thoái thác hay tránh né, chữa mình. Ngay cả
đức tin mạnh nhất cũng vô dụng nếu
không có việc làm kèm theo. Những ai không thi hành việc gì
cả thì kẻ ấy chẳng đáng được Ta thương
xót vào ngày phán xét”.
Mỗi ngày, Chúa
sắp xếp cho chúng ta nhiều cơ hội và hòan
cảnh để giúp chúng ta mở mắt, mở tai,
mở lòng trước những nhu cầu của anh
chị em. Để đáp ứng tiếng gọi của
cuộc sống, chúng ta phải chọn trong khả năng
của mình và theo sự soi sáng của Chúa, điều gì có
thể giúp được và giúp cho ai. Nói tóm lại, con
đường “sống theo sự thật” là con
đường đau khổ thập giá, là con
đừơng tình yêu từ bỏ. ĐTC Biển
Đức XVI viết trong Thiên Chúa và Trần Thế như
sau:
“Nhân loại ngày nay
đang tìm cách đẩy đau khổ ra khỏi thế
gian. Đối với từng cá nhân, điều đó có
nghĩa là phải làm sao tránh được đau khổ.
Nhưng người ta cũng phải thấy rằng,
như vậy thì thế giới sẽ hóa ra rất
lạnh lẽo, rất khó sống. Đau khổ là một
thành tố của kiếp người. Và ai thực sự
múôn diệt đau khổ, người đó tất
cũng phải hủy tình yêu; không có đau khổ thì
chẳng có tình yêu, bởi vì tình yêu luôn đòi hỏi từ
bỏ một phần chính mình, bởi vì tình yêu, tùy theo tâm
tính mỗi người và mức độ tình huống,
cũng luôn kéo theo với nó sự từ bỏ và đau
khổ.
Nếu ta biết con
đừơng tình yêu – cuộc xuất hành ra khỏi chính
mình – là con đừơng thật để làm
người, thì ta cũng hiểu rằng đau khổ là
tiến trình trửơng thành. Ai sẵn sàng chấp
nhận đau khổ, người đó trưởng thành
hơn, hiểu người khác hơn, là người
hơn. Ai trốn tránh đau khổ, kẻ đó không
hiểu tha nhân, sẽ trở nên vị kỷ, tàn bạo.”
Lạy Cha Chí Ái,
Càng về cuối Mùa
Chay, Cha càng muốn chúng con ngắm nhìn Thập Giá của
Con Yêu Dấu Cha để rồi từ đó quyết tâm
sống theo sự thật, sống theo “Con Ngừơi
cũng sẽ phải giương cao như vậy”.
Quả thật, không có đau khổ
thì chẳng có tình yêu.
Xin Cha mở lòng trí
chúng con để chúng cón biết từ bỏ chính mình
hầu xứng đáng “được sống muôn
đời” trong Trái Tim Nhân Hậu của Cha. Amen
Chúa Nhật IV MCB, 22/03/2009
Phêrô Vũ văn Quí
CVK64
Email: peterquivu@gmail.com
|