Giuse theo những góc nhìn ưa thích
Thật
là khó để phân tích tâm lý con người của Thánh
Giuse, vì Thánh Kinh để lại quá ít tài liệu về
Ngài, song không vì thế mà không thử một vài cái nhìn
của đa số phụ nữ mong muốn nơi
người đàn ông lý tưởng. Những
đặc điểm được chú trọng nhất:
Hài Hước, lạc quan, thành thật, sống lý
tưởng, có trách nhiệm, ân cần,
hiểu biết, khoan dung.
Hầu hết những đức tính này
đều được trân trọng qua nhiều thời
đại khác nhau mà không thay đổi, bởi vì đó là
những đức tính quan trọng của người
đàn ông, nhất là khi nắm giữ vai trò trụ cột
của gia đình.
Chính vì những điều này, tôi muốn thử khám phá con
người của Giuse, nếu không đủ tài liệu
thì bổ sung từ người con là Chúa Giêsu về
những đặc tính trên.
Hài Hước:
Cuộc sống không bao giờ là một thảm đỏ
hạnh phúc trải sẵn. Lúc nào và hoàn
cảnh nào cũng xen kẽ đau khổ và hạnh phúc.
Nghệ thuật sống vui vẻ luôn là
biết tạo nên tiếng cười cho cuộc sống.
Không phải giống như một diễn
viên hài mà là thực sự biết nhìn mọi sự
dưới tâm hồn vui tươi. Câu chuyện
của Thánh Giuse khi tranh luận với sứ thần
về sự kiện Maria có thai mà ông đang âm thầm lìa
bỏ Maria: "Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng
ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con
bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ
sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su,
vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi
tội lỗi của họ." (Mt 1, 20).
Sự kiện tranh luận nằm trong
giấc mơ của Giuse, thường giấc mơ
đến khi cả nhiều ngày đang suy nghĩ về
một vấn đề nào đó. Giuse suy nghĩ
nhiều ngày về thai nhi mà Maria cưu
mang, vấn đề hệ trọng đến chuyện
hôn nhân của ngài, ở hay đi, vì ngài biết rõ thai nhi
không phải là của mình, và còn bao lời hứa của
Maria khi đính hôn. Maria thì Giuse biết rõ trung
trinh, không đùa giỡn trên tình yêu. Chỉ có băn
khoăn “thai nhi bởi đâu?”, Trong tâm trạng của
một con người hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa, Chúa
biết tất cả thì Chúa làm theo cách của
Người. Dĩ nhiên, Thánh Giuse cũng
chẳng nói câu nào hài hước trong vấn đề này
nhưng tính hài hước của câu chuyện âm thầm
thì có, “Chúa làm thì Chúa có chương trình của
Người”.
Trước những vấn đề khó khăn của
đời ta, có lẽ chúng ta cũng chưa dám nghĩ
đùa với Chúa một chút cho vui: “Đấy Chúa
muốn, Chúa liệu cho con”, một chút thôi có thể đã
làm ta yên lòng, nhưng vì không quen nên ta vẫn âm thầm
chịu đựng, dày vò, cắn rứt.
Còn nhớ câu chuyện của Chúa Giêsu chữa con gái
người đàn bà xứ canaan:
"Không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho lũ chó con. Bà
ấy nói: Thưa Ngài, đúng thế, nhưng mà lũ chó con cũng được ăn
những mảnh vụn trên bàn chủ rơi xuống.
Bấy giờ Đức Giê-su đáp: "Này bà, lòng tin
của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì
sẽ được vậy” (Mt 15, 26 – 28). Một chút hài hước mà thoát khỏi tình
thế hiểm nghèo.
Hài hước làm cho bầu khí vui vẻ, cho nụ
cười hơn mười thang thuốc bổ, xóa tan
căng thẳng, bớt đi những mệt mỏi.
Lạc quan:
Nhìn về phía trước đầy hy vọng ngay cả
trong những lúc khó khăn nhất. Ta có thể gặp
thấy nhiều hoàn cảnh của Thánh Giuse trong tinh
thần lạc quan. Về quê khai sổ bộ cùng với
bà bầu sắp sanh, khi sanh hạ không tìm được
quán trọ, sinh rồi lại bị truy bắt, tránh sang Ai
Cập, trở về Nazareth, lạc mất con trong lần
đi lên Đền Thờ. Cuộc đời đầy
bất trắc, gia đình nhiều lưu lạc; thế
nhưng, gia đình Nazareth vẫn hạnh phúc tươi
vui, “con trẻ lớn lên đầy khôn ngoan và đầy
ơn nghĩa với Thiên Chúa và người ta” (Lc 2, 52).
Không dễ gì mà các gia đình có được những
hạnh phúc tươi vui cho con trẻ lớn lên như
thế. Vì những âu lo trên khuôn mặt người cha,
những mệt mỏi trên vai người mẹ làm sao con
trẻ không nhận ra và chịu ảnh hưởng tác
động ấy trên tâm tính con trẻ, bị thụ
động, lười nhác, buồn phiền, gắt
gỏng, bất hòa với người khác.
Lạc quan là một thái độ rất cần thiết
để lướt qua những con sóng thử thách mà không
để lại nhữg vết thương tâm lý cho mình
và cho người khác.
Ta có thể thấy trong Chúa Giêsu tính cách lạc quan tin
tưởng này khi ở giữa những người nghèo,
đau khổ: “"Tất cả những ai đang
vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi,
tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học
với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.
Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ
ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm
ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." (Mt 11, 28 – 30)
Thành Thật:
Sở dĩ Thánh Giuse được gọi là người
công chính vì yếu tố quan trong này là thành thật. Thành thật với chính mình để thành
thật trước người khác. Thành thật
biểu lộ một lương tâm trong sáng, một con
người không gian dối, chịu nhiều thiệt thòi.
Người ta vẫn nói đùa: “Thật thà thương
thua thiệt, lươn lẹo lại lên lương”. Cái giá của thành thật là như vậy, chính vì
thế, bao nhiêu năm làm thợ, cuộc đời
vẫn chịu nghèo khó, nhưng cũng bù lại, ai cũng
biết và trân trọng gọi Thánh Giuse “Bác thợ mộc”
(Mt 13, 55).
Trong cuộc đời của Chúa Giêsu được tóm
tắt trong lời nguyện hiến dâng này để
sống trong sự thật: “Vì họ, con xin thánh hiến
chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng
được thánh hiến”. (Ga 17, 19)
Thành thật làm nên con người được tin
tưởng, người thường được
lắng nghe thổ lộ tâm tư của người khác.
Có bao gia đình chẳng bao giờ người cha
người mẹ lắng nghe được tâm tư
của nhau và của con cái. Chính vì thiếu
thành thật với nhau mà cuộc sống “bằng mặt
hơn bằng lòng”.
Sống lý tưởng:
Thông thường, con người hay lẫn lộn
giữa mục đích và mục tiêu để xây dựng
lý tưởng. Người sống có lý tưởng là
người sống có mục đích rõ ràng. Khi
người cha có lý tưởng rõ ràng trong đời
sống mới có thể hướng dẫn con cái mình
đi đúng hướng, thực hiện ý nghĩa
đích thực đời sống của mình
được. Người đàn ông
sống lý tưởng là người đàn ông vững chãi
trong cuộc sống, trở nên điểm tựa vững
vàng cho mọi người trong gia đình.
Mục đích sống của Thánh Giuse: ”Xin
cho ý Chúa Cha thể hiện” Sở dĩ, Đức Maria,
Chúa Giêsu vững vàng trên con đường Thập Giá
của mình được là bởi vì một phần
ảnh hưởng giữa tất cả các thành viên
của gia đình: Với Maria: “Xin vâng”, với Thánh Giuse:
“thực hiện như lời sứ thần nói”, với
Chúa Giêsu “Xin vâng theo Ý Cha, đừng theo ý con”.
Ý Cha được thể hiện rõ nét
nhất trong khung cảnh của các gia trưởng trong gia
đình, điều này cần được thực
hiện trong bầu khí cầu nguyện. Cầu nguyện trong đời sống cá nhân,
cầu nguyện trong đời sống cộng đoàn,
cầu nguyện trong đời sống gia đình. Chính trong đời sống cầu nguyện mà lý
tưởng được củng cố vững vàng qua
mỗi ngày sống và giúp cho các mục tiêu thường ngày
trở nên hữu hiệu xây dựng cho mục đích.
Có trách nhiệm:
Trách nhiệm đi chung với bổn phận. Sống có trách nhiệm là mang trong mình bổn
phận bảo vệ chân lý, sự thiện, vẻ
đẹp hoàn hảo đến cùng.
Theo luật người Do Thái, người
cha trong gia đình phải có` trách nhiệm huấn nghệ
cho con cái của mình có một nghề nghiệp sống
lương thiện. Dân làng Nazareth
khi tranh luận về nguồn gốc Chúa Giêsu đã cho
thấy rõ nét điều này: “:Ông không
phải là con bác thợ sao? Mẹ của ông không phải là
bà Ma-ri-a; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê,
Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao? Và chị em của ông không
phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao?
Vậy bởi đâu ông ta được như thế?”
(Mt 13, 55 – 56).
Sống có trách nhiệm với mình và với người
khác là một mẫu người thu hút quan tâm của
nhiều người khác. Làm nên một hiện diện
ở giữa đời có ý nghĩa, một nơi
nhiều người cậy dựa trên trách nhiệm
của chính người đó mà lên tiếng cho “những
người thấp cổ bé họng”. Những
người đàn ông có trách nhiệm là những
người chân chính cần cho một xã hội có nhiều
người chịu bất công, đàn áp, bóc lột,
bị tước đoạt.
Lên tiếng cho sự thật luôn gặp phải những
đối kháng mà chính người lên tiếng mang lấy
trách nhiệm của người khác vào chính mình. Ta cảm
nghiệm một cách sâu xa về tính trách nhiệm này qua
lời tự hiến của Chúa Giêsu: “Con tự hiến
thánh Con”
Ân cần, chu đáo:
Trong chuyện hai ông bà không tìm được chỗ
trọ, tránh sang Ai Cập, lần ngược trở
lại Giêrusalem để tìm con. Câu chuyện này cho chúng ta
thấy thái độ ân cần của người cha,
từ việc lớn việc nhỏ luôn chăm lo cho
hạnh phúc của gia đình mình cần thiết biết
bao. Ân cần chu đáo lo cho hạnh phúc của gia đình
từ bữa cơm thường ngày, đến chăm
sóc cho con trẻ lớn lên, đến những biến
cố xung quanh gây tác hại cho gia đình mình. Thánh Kinh không
nói nhưng trong thực tế, đời sống gia
đình trải qua cũng cho thấy, việc ân cần quan
tâm chăm sóc các thành viên, gia đình của mình cần có bao
lần lắng nghe, chia sẻ, chăm nom, hướng
dẫn, …
Ta có thể nhìn vào đời sống hoạt động
của Chúa Giêsu để thấy rõ “Người trở
về nhà và đám đông lại kéo đến, thành
thử Người và các môn đệ không sao ăn
uống được. Thân nhân của Người hay tin
ấy, liền đi bắt Người, vì họ nói
rằng Người đã mất trí.” (Mc 3, 20 – 21)
Hiểu Biết:
Người hiểu biết là người rộng
kiến thức, nói chuyện uyên bác về nhiều vấn
đề, giải quyết được nhiều tình
huống xấu bất ngờ. Thánh Giuse quy mọi hiểu
biết về Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa giải đáp cho
mọi ngăn trở của đời sống, chính Thiên
Chúa hướng dẫn, chính Thiên Chúa là câu trả lời
cho mọi vấn nạn của con người: “Họ
sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì
lời của Người có uy quyền” (Lc 4, 32).
Thánh Augustino cầu nguyện: “Xin cho con biết Chúa và cho con
biết con”. Biết Chúa để biết con, đó là
một sự khôn ngoan tuyệt hảo nhất. Ngoài
những kiến thức đời sống, người
cha trong gia đình cần biết một điều quan
trọng: “Biết Chúa”.
Khoan dung:
Cái biết của con người cũng là cái biết quan
trọng, biết mình để sống khoan dung với
người khác, biết mình để sống khiêm
nhường trước người khác. Chính vì lý do này mà
ta thấy Thánh Giuse chẳng có một lời nói nào trong
Thánh Kinh chăng? Thánh Giuse không nói bằng lời mà nói trong
hành động và nói trong người con của mình. Chính
đời sống của gười cha đã ảnh
hưởng sâu xa trên tính tình người con: “Hiền
hậu, khiêm nhượng, khoan dung”.
Suy nghĩ những điều này, ta thấy vai trò
người cha có tầm mức ảnh hưởng trên con
cái một cách đặc biệt. Mẫu của
người con chính là phản ảnh tính cách của
người cha. Theo gương Thánh Giuse, ta hãy cho những
người thân trong gia đình mình, vợ, con và cho
những người khác những điều tốt
nhất. Những đặc tính trên chẳng bao giờ
mất giá trị trong đời sống, đặc
biệt đối với tất cả những
người đàn ông muốn trở nên hấp dẫn
thật sự.
Mừng Kính Thánh Bổn mạng 2009
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
VietCatholic News
|