"ÐÂY LÀ CON TA YÊU
DẤU,
HÃY
VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI!"
Mc 9, 7
Chiara Lubich
Ðan Quang Tâm dịch
Tác giả
Phúc Âm Mác-cô,
và cả Mát-thêu và Lu-ca nữa, tường thuật sự kiện một ngày kia
Chúa Giê-su đem Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an
lên một núi cao và
tại đó đã xảy một sự kiện khác thường. Ngay trước mắt các ông, Chúa
Giê-su biến hình đổi dạng: áo của Người trở nên trắng
toát và Mô-sê
và Ê-li-a xuất hiện đàm đạo với Người. Rồi một đám mây bao
phủ các tông đồ, và từ trong
đám mây có tiếng của Thiên Chúa Cha phán với
các ông lời
này:
"Ðây
là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời
Người!"
Cũng chính
tiếng nhiệm mầu ấy đã được nghe thấy ngay từ lúc
khởi đầu sứ mạng của Chúa Giê-su, khi Người
nhận phép rửa ở sông Gio-đan: "Con là Con yêu dấu của
Cha, Cha hài lòng về con" (Lc
3, 21-22; Mc 1, 9-11; Mt 3, 13-17).
Tuy nhiên, lần
này thì Chúa
Cha không chỉ phán bảo các môn đệ
Chúa Giêsu mà còn ngỏ
lời với tất cả chúng ta, mời
gọi ta hãy lắng nghe Con của Người. Vậy,
lời then chốt cho chúng ta
là: hãy vâng
nghe lời Người.
Nhưng Chúa Con đã
nói khi nào?
Ta có thể tìm thấy các lời của
Người ở đâu?
Trong Phúc Âm. Ta hãy mở
và đọc các sách Phúc
Âm với thái độ yêu mến trong
tâm hồn. Phúc Âm chứa những
lời của Chúa Giê-su.
Nhưng Người còn
nói với ta bằng những
cách khác.
Làm cách nào để có thể nhận ra tiếng của Người?
Làm thế nào để
có thể phân biệt tiếng ấy với vô vàn
vô số những tiếng khác mà ta
nghe và làm
cách nào để có thể bắt được làn sóng tiếng nói của Người?
Có một
giờ khắc đặc biệt Người nói với ta: trong
cầu nguyện, và ta càng
ra sức yêu mến Thiên
Chúa hiện diện trong lòng ta thì
ta càng nghe
được tiếng
của Người và càng được
tiếng ấy hướng dẫn ta từ trong
thâm tâm.
Mọi cuộc
gặp gỡ của ta trong
ngày đều có thể là
một cơ hội để ta lắng nghe
nếu trong mọi giao tiếp của ta với tha
nhân, ta biết giữ thái độ thinh lặng đầy yêu thương, hoàn toàn cởi mở với tha nhân cho
dù người đó là bất
kỳ ai, bởi vì -như
Chúa Giê-su đã giải thích cho ta
(xem Mt 25, 40)-Chúa ẩn mình nơi
mọi người.
Các mối
quan hệ giao tiếp của ta sẽ
thay đổi biết bao nếu ta nỗ
lực vun trồng cái phẩm chất biết lắng nghe rất đáng quý này,
mà đôi khi lại là
phương thế duy nhất để biểu hiện, tỏ bày mình quan
tâm đến những người chung quanh,
kể cả người lạ!
Bí quyết
là ở điểm mấu chốt này: cách tốt
nhất giúp ta nghe được
tiếng Thiên Chúa là phải
thực sự biết lắng nghe những người anh chị em của
mình.
"Ðây
là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời
Người!"
Tiếng của Chúa
Giê-su có một giọng không lẫn vào đâu được.
Tiếng Chúa vang to và vang rõ
khi Người hiện diện giữa chúng ta qua việc chúng ta yêu
thương nhau.
Chúa hiện diện giữa hai hoặc nhiều người họp lại nhân danh Người (xem Mt 18, 20) như một loa phóng
thanh khuyếch đại tiếng nói của Thiên
Chúa trong tâm hồn ta.
Càng đồng thanh, đồng điệu với tư tưởng và giáo huấn của Chúa Giê-su, ta càng
dễ nhận ra và nghe
được tiếng
Chúa hơn.
Trong Phúc
Âm Lu-ca, Chúa Giê-su còn nhắc
đến việc cần lắng nghe những người Chúa phái đi: "Ai nghe anh em
là nghe Thầy"
(Lc 10, 16). Ðó là 72 môn đệ. Ngày nay trong Hội Thánh Công Giáo,
lời này đề cập đến những ai đã được
Chúa giao phó sứ điệp
của Người một cách đặc biệt: các thừa tác viên của
Chúa, những người có sứ vụ loan báo Lời Thiên
Chúa.
Ngoài ra
còn có các"chứng
nhân" của Chúa Giê-su, là
những người
lắng nghe và thực hành
triệt để lời Người, làm cho lời
ấy còn tiếp tục vang vọng khắp thế giới, mở các tâm hồn
để người
ta đón nhận lời Chúa.
Tóm lại,
có nhiều cách để tiếng nói này của Chúa
Giê-su ngỏ với ta: nơi
thâm sâu trong tâm hồn
ta và từ
miệng của những người anh chị em,
từ toà giảng trong nhà thờ, từ các trang
Phúc Âm của
Chúa hoặc trong các đặc
sủng của các chứng nhân.
Lời Sống này
sẽ giúp ta lắng nghe
- và sống - tất cả những gì mà Chúa Giê-su
muốn dạy bảo ta.
|