MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
tin lợi ích :: tài liệu và mẹo vặt hữu dụng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nhiễm Độc Khí Thải Mùa Đông
Thứ Bảy, Ngày 14 tháng 2-2009

Nhiễm Độc Khí Thải Mùa Đông

Mai Thanh Truyết

Vào mùa đông, ở các xứ lạnh như Hoa Kỳ thường có thêm nhiều tai nạn về các vụ ngộ độc trong không khí do các khì thải từ các lò sưởi trong nhà. Đây là một trong những nguyên nhân làm chết người vào mùa đông.

Tai nạn nầy có thể nói hiện đang xảy ra nhiều nhất ở Hoa Kỳ và Pháp.
Hàng năm có độ khoảng trên 40.000 người nhập viện, trong đó khoảng 200 người bị tử vong vì hít phải khí carbon monoxide (CO), một loại khí
thải qua việc đốt lò sưởi và nhiều nguyên nhân khác.

Thêm nữa theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bịnh tật (CDCP), cũng tại Hoa Kỳ, hàng năm có trên 500 người bị chết vì vô tình hít phải khí CO,
và hơn 2.000 người đã dùng phương nầy để tự tử.

Khí monoxide carbon

Khí carbon monoxide (CO) là một khí không màu không mùi vị, không gây
ra ngứa ngái…do đó con người khó có thể phát hiện được sự hiện diện
của khí nầy trong nhà hay vùng không gian chung quanh chúng ta.

Trong không khí và ở chỗ thông thoáng, nồng độ trung bình của CO là
0,1 phần triệu (ppm) tức 0,1cm 3/lít không khí. Trong nhà, nồng độ cao
hơn chiếm khoảng 0,5 đến 5 phần triệu. Vùng không khí chung quanh lò
sưởi khi hoạt động có từ 5 đến 15 phần triệu. Ống khói các lò sưởi
dùng củi để đốt có nồng độ 5.000 phần triệu. và nếu tính khói thuốc lá
không bị loãng trong không khí, nghĩa là khí CO phát ra từ khói thuốc
đậm đặc, nồng độ CO lên đến 30.000 phần triệu.

Khí CO nầy có được do sự đốt cháy các hợp chất hữu cơ như củi, than,
xăng dầu, v. v…trong điều kiện không đủ oxy để hoàn tất sự đốt cháy.
Nếu sự đốt cháy hoàn tất, các hợp chất trên sẽ phóng thích ra khí
carbonic (CO2). Nếu không đủ oxy, khí CO sẽ bị phóng thích.

Tóm lại, các nguồn phóng thích CO thường thấy chung quanh đời sống của
chúng ta là lò sưởi than củi, bếp than (stoves), khói thuốc lá, khói
xe hơi, các bình gas để đi cắm trại, máy phát diện chạy than hay dầu,
máy cưa,v.v… thậm chí nhà cháy cũng phát thải ra nhiều khí monoxide
carbon. Vì vậy không khí là môi trường ô nhiễm CO thường xuyên, và khí
nầy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự hâm nóng toàn cầu.
Một phân tử CO gây tác hại gấp ngàn lần sự huỷ hoại từng ozon so với
một phân tử CO2.

Đối với lượng phát thải CO trong khói xe, Luật Không khí sạch (Clean
Air Act) và EPA Hoa Kỳ từ năm 1990 đã giảm giới hạn sự phát thải của
xe xuống còn 3,4 gram cho một dặm Anh, so với trước đó là 87 grams và
xe hơi các đời sau 2006 phải lấp đặt hệ thống hấp thụ khí CO có khả
năng hấp thụ đến 99% khí CO phát thải ra.

Đây là một loại khí được xếp vào hạng độc hại có khả năng làm chết
người nếu bị ngộ độc cấp tính. Nếu bị ngộ độc dài hạn và từ nhẹ đến
nặng, con người có thể bị nhức đầu, chóng mặt, hoặc có những hiện
tượng như cảm cúm. Nếu bị nhiễm nhiều hơn nữa CO có thể đi vào hệ thần
kinh và hệ tuần hoàn có thể gây ra chết người. Đối với các bà mẹ đang
mang thai, CO có thể gây tử vong cho thai nhi.

Phương pháp chữa trị tốt nhất là đem bịnh nhân vào chỗ thoáng khí và
tiếp trợ khí oxygen vào khí quản mà thôi.

Nhưng phương pháp hay nhất để tránh tai nạn có thể xảy ra là phương
cách phòng ngừa bằng việc lấp đặt hệ thống phát hiện CO.

Các triệu chứng của sự ngộ độc CO

Triệu chứng cấp tính: Đối với việc tiếp nhiễm ở nồng độ thấp, các hiện
tượng xảy ra làm cho chúng ta có thể nhầm lẫn với việc bị cảm cúm, mệt
mõi, hay bần thần không vui. Do đó việc chẩn đoán rất khó khăn. Và
việc chẩn đoán chỉ được xác định bị nhiễm hay không là nhờ phương pháp
đo lượng CO trong hồng huyết cầu mà thôi.

Hai hệ thống tuần hoàn và thần kinh là hai vị trí bị ảnh hưởng nặng
nhất. CO có thể làm tăng áp suất máu, làm nhức đàu nặng, xây xẩm mặt
mày, lên cơn kích ngất và cò thể bị hôn mê nếu bị ngộ độc nặng.

Nếu bị nhiễm độc dài hạn các chứng sau đây có thể xảy ra bị sưng phổi,
tim mạch, ảnh hưởng lên thị giác và thính giác, thận có thể bị giảm
hoạt động và bị liệt. Một điểm có thể khám phà bằng mắt khi bị nhiễm
độc CO, là da nạn nhân biến thành màu hồng.

Sau đây là nồng độ của carbon monoxide tức CO có thể gây ngộ độc từ
nhẹ tới nặng như sau:

· Nếu con người hít thở không khí chứa 400 phần triệu lượng khí CO có
thể bị tử vong;

· Nếu bị tiếp nhiễm 35 phấn triệu trong vòng 6 giờ có thể bị nhức đầu
và chóng mặt;

· Nếu bị tiếp nhiễm 800 phần triệu, nạn nhân bị ói mữa, co giựt trong
vòng 45 phút và bị hôn mê trong vòng 2 giờ;

· Nếu bị nhiễm 6.400 phần triệu, nạn nhân có thể chết trong vòng dưới 20 phút.

Carboxyhemoglobin

Monoxide carbon hay CO là một khí có ái lực (affinity) với sắt (Fe
–Iron) nghĩa là kết nối dễ dàng với nguyên tố sắt trong hồng huyết cầu
qua cầu nối hoá học để cho ra carboxyhempglobine (COHb).Tính ái lực
của CO đối với hồng huyết cầu mạnh hơn tình ái lực của oxygen đối với
hồng huyết cấu gấp 240 lần. Do đó, khi bị nhiễm vào trong máu, CO sẽ
tách oxygen ra khỏi hồng huyết cầu và làm giảm lượng oxy trong máu, và
cơ thể sẽ thiếu oxy để nuôi dưỡng toàn thể con người. Và con người bắt
đầu bị nhiễm độc từ hiện tượng nầy.

Thông thường lượng CO trung bình trong hồng huyết cầu là 5%. Một người
hút hai gói thuốc một ngày có thể làm tăng lượng CO trong máu gấp hai
lần nghĩa là 10%. Nạn nhân gọi là bị nhiễm độc khi lượng CO trong
huyết cầu tăng lên 25%. Và có thể đưa đến tử vong nếu lượng CO tăng
lên đến 70%

Biện pháp phòng ngừa

Đây là một vấn đề y tế công cộng áp dụng cho cộng đồng. Việc giáo dục
và gây ra ý thức an toàn trong việc sưởi ấm, khói xe, nhất là trong
mùa đông, nhà của bị đóng kín, lượng không khí "sạch" bên ngoài không
được thông thoáng với bên trong nhà.

Vì vậy, biện pháp hay nhất để phòng ngừa sự nhiễm độc CO là phương
pháp lấp đặt hệ thống phát hiện CO trong không khí.

Đây là một hệ thống gây ra tiếng động (alarm), tạo ra sự chú ý của
người trong vùng không khí đang bị ô nhiễm để thoát hiễm bằng cách rời
khỏi nơi nầy. Hệ thống nầy cần lấp đặt trên trần nhà, gần nơi đặt lò
sưởi hay những lò nấu nướng vì khí CO nhẹ hơn không khí cho nên lơ
lững phía trên trần nhà. Giá trung bình của hệ thống trên vào khoảng
từ 20 đến 60 Mỹ kim chạy bằng pin.

Hệ thống khám phá khí CO tuy không bị bắt buộc lấp đặt trong nhà ở,
nhưng hầu hết các cơ quan an toàn sức khoẻ đều đề nghị cần có ít nhất
một hệ thống trong nhà. Gần đây nhất, thành phố New York ra luật phải
có một hệ thống trên trong giấy phép xây cất nhà mới. Tiểu bang
Illinois và Massachesetts ra luật áp đặt hệ thống trên kể tử ngày
1/1/2007

Các khí độc khác

Ngoài khí CO phát thải trong nhà vào mùa đông, khí CO và một số khí
thải khác như nitrogenoxides (NOx) và khói chì (lead) cũng là những
nguyên nhân gây tác hại cho công nhân trong những khu sản xuất công
nghiệp nhất là các công nghệ luyện kim và hầm mõ.

Theo Cơ quan An toàn Sức khỏe trong Công nghiệp (OSHA) cũng như các
định mức độc tố của Bộ Y tế HK, nếu nồng độ của CO trong không khí đạt
đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc
nầy trong vòng một giờ đầu tiên thì chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ
thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra.

Nghĩa là trong giờ đầu tiên, con người chưa bị ảnh hưởng nhiều vì CO đang còn trong giai đoạn kết hợp với hồng huyết cầu. Nhưng sau đó, vì thiếu oxy cho cơ thể
cho nên người công nhân sẽ thở mạnh, ngắn, hơi thở đứt quảng khi lượng
CO trong máu lên đến 20 đến 30%. Từ 30 đến 50%, thần kinh sẽ bị giao
động, chóng mặt, thị giác không còn hoạt động được nữa và sẽ đưa đến
hôn mê. Nếu bị tiếp nhiễm trên 50% CO, có thể bị tử vong sau đó.

Còn về nitric oxids: Đây là một khí độc, gây khó chịu cho da và mắt
trước tiên khi bị tiếp nhiễm. Thông thường, NO xuất hiện dưới dạng khí
khi acid nitric tác dụng lên chất hữu cơ như gỗ, mạc cưa, hay acid
nitric đun nóng, hoặc các chất hữu cơ có chứa nitrogen bị đốt cháy.
Trong các lò luyện kim, hay hàn xì, nitrogen và oxy trong không khí
gây ra phản ứng để tạo ra NO.

Đặc tính của NO là hòa tan trong nước để tạo thành acid nitric hay acid nitrous. Đây là phản ứng trong cơ thể khi hấp thụ NO qua đường khí quản. Các acid tạo thành làm cho cổ họng và cuống phổi bị khô vì mất nước. Các acid vừa mới tạo thành sẽ bị trung hòa bằng cách kết hợp với các mô trong cơ thể. Và chất sau nầy
sẽ làm cho các động mạch nở lớn làm giảm áp suất của máu gây chứng
nhức đầu chóng mặt. Nếu nồng độ tiếp nhiễm từ 60 đến 150 phần triệu,
người công nhân sẽ bị khô mũi và cổ họng, ho và đau ngực.

Nếu sau đó được hít thở không khí sạch, thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ.
Nếu bị tiếp nhiễm liên tục trong 24 giờ, hơi thở sẽ bị đứt quảng, mất
ngũ, có thể bị chứng cyanosis (máu xanh ở móng tay như trong trường
hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nitrate) và sau cùng có thể đi đến tử vong.

Sau cùng đối với khói chì, kim loại nầy đã được EPA HK xếp vào loại
gây ra ung thư cho con người. Phổi và thận là hai cơ quan trực tiếp bị
ảnh hưởng. Nhiễm độc hơi chì là một mối ưu tư hàng đầu trong tất cả
loại nhiễm độc trong công nghiệp. Chì đi vào cơ thể qua đường khí
quản, thực quản hay qua các mô da dưới dạng bụi, khói, hay khí ẩm.

Thông thường con người bị tiếp nhiễm nhiều nhất dưới dạng chì hữu cơ.
Khi chì đi vào cơ thể, một phần sẽ không bị hấp thụ và được tống khứ
ra ngoài bằng đường đại tiện. Phần còn lại sẽ đóng trong túi mật. Chì
xâm nhập qua đường khí quản độc hại hơn chì qua đường thực quản. Khi
bị tiếp nhiễm chì bám vào tế bào máu, làm cho tế bào bị vỡ ra gây
chứng thiếu máu (anemia). Và điểm đến sau cùng của chì trong cơ thể là
thận, gan, hệ thống thần kinh và tế bào máu.

Kết luận

Qua những thông tin được nêu trên, khí CO và NO là hai tác nhân nguy
hiểm nhất trong mùa đông, vì khí NO có tỷ trọng thấp hơn không khí, và
trong mùa đông, lượng hơi nước làm tăng độ ẩm của không khí. Do đó,
một số khí độc khác như khói chì vẫn còn lơ lững nơi tầng ozone thấp,
tức gần mặt đất. Vì vậy, nguy cơ bị tiếp nhiễm các khí trên rất cao.

Chúng ta cần phải bảo vệ sức khoẻ của chính mình; việc phòng ngừa
những điều đáng tiếc có thể xảy ra là cần thiết, cũng như trách nhiệm
nhắc nhở những người chung quanh về các thảm hoạ nhiễm độc trên cũng
là một cung cách ứng xử tốt của một công dân có trách nhiệm đối với xã
hội vậy.

Mai Thanh Truyết
VAST-12/2008
                 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Giải Pháp Loại Trừ Các Thư Điện Tử Không Mong Muốn - Spam Email (3/5/2009)
Nên Hay Không Nên Mua Nhà Ở Nước Mỹ Trong Lúc Này? (2/21/2009)
Sự Kỳ Diệu Của Thực Phẩm Mùa Đông (2/18/2009)
Đi Tìm Thuốc Trường Sinh. (2/17/2009)
Lái Xe An Toàn (2/16/2009)
Tin/Bài khác
Thời Tiết Và Sức Khỏe (2/12/2009)
Nhiều Loại Cá Nuôi Ở Việt Nam Bị Nhiễm Sán Lá (2/5/2009)
Một Kinh Nghiệm Đi Máy Bay Về Việt Nam (2/3/2009)
Ăn Cá Sống Có Nguy Hiểm Không? (2/3/2009)
Ðể Dùng Vi Tính An Toàn (1/31/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768