MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Xin Thầy Hãy Chữa Chúng Con Nên Sạch
Thứ Năm, Ngày 12 tháng 2-2009

6th SUNDAY (B) - February 15, 2009
Leviticus 13: 1-2, 44-46; Psalm 32; I Corinthians 10: 31-11:1; Mark 1: 40-45
By Jude Siciliano, OP

Dear Preachers:
The treatment of lepers, as spelled out in the Book of Leviticus today, seems harsh. But let’s not demonize the Israelites. With little understanding of the cause of leprosy, but noticing its awful consequences on the bodies of its victims, the community was frightened of contagion.To keep themselves and their families safe they isolated the sufferers. The diagnosis of leprosy was approximate, to say the least, since any skin lesion, scab or rash might be labeled leprosy. (Leviticus describes the signs on the skin of possible leprosy this way, "a scab, pustule or blotch which appears to be the sore of leprosy.")

Guided by Leviticus’ code, the Levitical priests were directed to diagnose the symptoms, make a decision and, if the person were thought to have the disease, he or she was to be excluded, ordered to "dwell apart." Having leprosy was bad enough, but for Meditterean people of the time exclusion from the community was like death. Without a community a person would be considered a non-person. Indeed, in such a hostile world, where community support and protection were sometimes essential for survival, loss of your community could mean actual death.

For Israelites, God was worshiped in the community; being cut off from that community also meant being cut off from God. Added to all this was the belief by many that people so afflicted were being punished for their sin. So, a leper who passed by with the required rent garment, bare head, crying , "Unclean, Unclean!" might just as well have been shouting, "I am a sinner, I am a sinner." To be cured of leprosy then was like being raised from the dead. The leper needed a life-giving touch from a compassionate God and he got just that when he heard Jesus’ cleansing words and felt his healing touch.

The community wanted its members back as whole and full participants. Thus, a person healed of leprosy would be considered a whole person again. When Jesus healed the leper he was restoring a full person back to the community; in the eyes of his neighbors and family, the man was both physically and spiritually cleansed – no more disease, meant no more sin, which supposedly was the cause of the disease. Jesus freely dispensed his mercy in response to the man’s request, "I do will it. Be made clean."

By curing the leper Jesus was showing his mastery over sin. But he didn’t want the cure and its accompanying significance to be a private matter between just him and the man. That’s why he told the man to go to the priests for verification (check chapter 14 for the process the priests were to follow). It sounds like Jesus wanted to include the priests and the community in this cure so that they might come to know that someone had arrived who could help them overcome sin and all its consequences.

And the consequences of sin are legion. Who hasn’t experienced the effects of the leprosy of sin in our personal and communal lives? The selfishness of sin cuts a person off from family members and friends when: lies are told; goods squabbled over; siblings exhibit rivalry; parents play favorites; spouses argue excessively and don’t seek help; success is measured by the size of income; students cheat in school. Hansen’s disease, the medical name for leprosy, is treatable with drugs. Sin and its fragmenting and isolating effects are not so easily eliminated.

 

Once again we hear the echos of the opening of Mark’s gospel when the Baptist promised the crowds, "One more powerful than I is coming after me. He will baptize you with the Holy Spirit." Today’s gospel shows again that the one John promised has arrived. The people should have been able to read the signs and concluded, "If he can cure leprosy then he must have power to heal sin." Next week’s gospel (Mc 2: 1-12) will again link sickness and sin and show Jesus’ power over both.


Mark is telling us that each hearer of the gospel experiences Jesus’ compassion and desire to heal us. What he said to the leper is offered to a sinful world and to each of us as well. At this Eucharist we are like the beggar who says to Jesus, "If you wish, you can make [us] clean." Not to distract you from today’s Eucharist, but we can hear how our worship today applies the gospel story to us and our world. Listen to how many times the words mercy, cleansing, forgiveness, grace, salvation, healing, etc. are said throughout our service. For example, today’s prayer over the gifts says, "Lord we make this offering in obedience to your word. May it cleanse and renew us and lead us to our eternal reward. We ask this in the name of Jesus the Lord."

 

There it is – we reach out to God through Jesus and ask to be cleansed. Jesus’ quick and willing response to the leper is our reassurance that, once again, he says to us, "I do will it. Be made clean."

But the leprosy of sin isn’t just a personal affair; its effects shatter the people and nations of the world. Unfortunately it is too easy to find evidence of this. I am currently on a plane, so I can’t check the internet or reference books for proof positive of the signs of sin’s effects on the world. But I do have a newspaper and the debris left by sin is right there on the front page. As you might expect these days, the major stories are from the financial world. Here are a few things I read: a major bank cut its losses and withdrew hundreds of millions invested with Bernard Madoff, accused of cheating people of 50 billion dollars. But the bank never informed its investors of its concerns and their noted are "probably worthless."

More from Wall Street: despite the multi billion dollar bailouts and the collapse of some major financial institutions, some of the most prominent names in the business world collected an estimated 18.4 billion in bonuses last year. There was a string of arsons that destroyed 15 inner city houses in Coatesville, Florida. Five teenagers are accused of killing a Latino man and attacking others on Long Island. It is believed still others were involved in the racially-motivated attacks. Several guards are accused of encouraging attacks by prison gangs on teenagers at a juvenile facility. On the sports page today there is still more evidence that some top athletes have used steroids to artificially enhance their abilities.

Then, of course, there are Afghanistan, Zimbabwe, Gaza, global warming, famine, etc. There is just not enough space to list the evidence of sin and its effects on our world’s people. Will we ever be able to come together as a community, or will our leprosy keep driving us apart, constructing walls and causing us to settle our differences with might?

People who get seriously ill or are infirmed for a long time say they feel cut off from the community – the fate of lepers. Society tends to forget these members easily and moves on to other preoccupying concerns. But in our church community we don’t forget our infirmed and isolated sisters and brothers. We have volunteers who take the Eucharist to the homebound, those in nursing homes and prisons. These ministers represent us and, through them, Jesus once again reminds them that they are still part of our us.


And who are we? We are a community of people always in need of cleansing; always stretching out our hands saying to Jesus, "If you want, you can make us clean." And he responds quickly and with compassion, as he did for the leper and continues to do for us, "Of course I want to, be clean."
-----------------
Fr, Jude Siciliano, OP
 CN 6 Thường niên B – 15-02- 2009
Lêvi 13: 1-2, 44-46; Tv: 32; I Corintô10: 31-11:1; Mc 1: 40-45
Lm. Jude Siciliano, OP

XIN THẦY HÃY CHỮA CHÚNG CON NÊN SẠCH

Anh chị em thân mến,
Theo sách Lêvi trình bày thì cách người ta đối xử với người phong cùi rất khắc nghiệt. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta coi thường người Israёl. Vì ít kiến thức về bệnh này nên khi thấy vết lở trên người bệnh nhân thì họ cho là phong cùi, mà xã hội thời bấy giờ rất sợ lây nhiễm bệnh phong cùi. Do vậy để cho an toàn, họ đã cách ly người cùi ở một nơi riêng, cách biệt khỏi cộng đồng xã hội. Những chuẩn đoán thường dựa trên những dấu hiệu gần giống với căn bệnh này như vết thương lở lói hay da bị sần sùi vì ghẻ liền bị gán cho là bệnh cùi. (Sách Lêvi mô tả vết lở là dấu hiệu của bệnh phong cùi)
 
Theo sách Lêvi, các tư tế Lêvi được hướng dẫn chẩn đoán các triệu chứng để nhận ra có phải bệnh cùi hay không và quyết định người bị bệnh ngoài da đó có nên cách ly khỏi cộng đồng hay không. Bị bệnh cùi đã là một đau đớn rồi, nhưng khi bị cách ly phải ra ở riêng thì, như đối với người dân Địa Trung Hải, việc bị loại trừ khỏi cộng đồng coi như là một bản án tử hình. Con người sống phải cần đến cộng đồng. Thật thế, trong một thế giới đầy tranh chấp, nơi mà sự hỗ trợ của cộng đồng rất cần thiết để tồn tại, sự mất đi cộng đồng của bạn có thể mang ý nghĩa là cái chết.
 
Trong xã hội người Israёl, Thiên Chúa được thờ phượng trong cộng đoàn. Nếu một người bị đẩy ra khỏi cộng đoàn là người đó bị đẩy ra khỏi Thiên Chúa. Thêm vào đó lại có nhiều người nghĩ, bệnh cùi là hình phạt do tội lỗi. Vì thế, người cùi thời ấy phải mặc áo trùm kín và đi đến đâu phải la lên: "Ô uế! Ô uế!". Điều này có không khác gì người đó la lên là "Tôi là kẻ có tội, tôi là kẻ có tội". Bởi thế người cùi nếu lành bệnh, được coi như một người đã chết nay sống lại. Người cùi cần được Thiên Chúa chạm tay đến họ, và người đó được Chúa Giêsu chữa cho lành qua bàn tay nhân từ của Ngài.
 

Cộng đoàn luôn muốn tất cả các thành viên cộng tác vào công việc chung. Vì vậy người cùi được lành bệnh thì được nhập trở lại cộng đoàn ngay. Khi Chúa Giêsu chữa người cùi lành, thì người đó được phục hồi lại vị trí của mình và trở về với cộng đoàn. Đối với bạn bè hàng xóm và gia đình anh ta thì người đó được chữa lành về phần thể xác cũng như về tinh thần. Hết bệnh là hết tội, vì tội là gốc của bệnh cùi. “41Chúa Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi! ".
 
 
Việc Chúa chữa người cùi, chứng tỏ Ngài có thể tha tội. Nhưng, Chúa Giêsu không muốn việc đó chỉ là việc riêng giữa Ngài và người cùi mà thôi. Vì vậy Ngài bảo người cùi đi trình diện thầy tư tế. (Xem chương14: 2-3 sách Lêvi: 2Nó sẽ được đưa đến với tư tế; 3 tư tế sẽ ra khỏi trại v.v....."). nhưng hơn thế nữa, Ngài còn muốn các tư tế và cộng đoàn cũng dự phần vào việc Ngài chữa người cùi để cho họ hiểu là Con Người đã đến để giúp họ khỏi tội và được hưởng thành quả của việc ấy.
 

Hậu quả của tội là vết phong lở. Trong cộng đoàn chúng ta, ai là người chưa chịu hậu quả của tội lỗi trong đời sống cá nhân và đời sống chung của cộng đoàn? Hậu quả của lòng ích kỷ làm chúng ta cắt lìa bản thân ra khỏi gia đình, khỏi bạn hữu. Và khi có sự dối lừa, tài sản bị mất mát; tranh giành ghen tị giữa anh em, sự bênh vực thiên vị của cha mẹ đối với con cái ; cải vả giữa vợ chồng không muốn ai can thiệp, khi người ta chỉ chú trọng đến tiền bạc. Ở trường, hoc sinh chỉ lo gian lận, lừa đảo, đó là những bệnh hoạn do tội lỗi gây ra. Bệnh cùi là bệnh có thể chữa được. Nhưng tội lỗi và những hệ quả của nó khó lòng chữa hết hẳn được.
 
Đến đây chúng ta nghe Phúc âm thánh Mác-cô : khi thánh Gioan Tiền Hô hứa với dân chúng "Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến sau tôi... Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần". Và trong đoạn Phúc âm hôm nay, lời hứa của thánh Gioan đã ứng nghiệm. Dân chúng đáng lẽ đã nhận được dấu chỉ của những lời hứa là "nếu ông ấy chữa được phong cùi thì ông ta phải có quyền phép tha tội ". Chúa Nhật tuần sau, Phúc âm sẽ nhắc đến sự liên quan giữa tội với bệnh tật và Chúa Giêsu có quyền chữa cả hai thứ.
 
Thánh Mác-cô cho chúng ta biết là : mỗi người nghe Phúc âm đều được hưởng lòng thương xót của Chúa Giêsu và Ngài muốn chữa chúng ta. Lời Ngài nói với người cùi là lời nói với xã hội tội lỗi và với chúng ta. Nơi Bàn tiệc thánh hôm nay, chúng ta như người ăn xin kêu van tới Chúa Giêsu :" Nếu Ngài muốn, xin Ngài cho chúng con được lành bệnh". Và chúng ta đừng quên là Phụng vụ hôm nay áp dụng Phúc âm vào thế giới và cả với chúng ta. Hãy đem những dữ kiện nói đến lòng thương xót Chúa trong việc, chữa sạch, tha thứ, ân phúc, sự cứu rỗi, chữa lành bệnh v.v... Như kinh nguyện đọc trên của lễ bánh và rượu: "Lạy Chúa, chúng con dâng của lễ này trước tôn nhan Chúa. Xin cho của lễ rửa sạch tâm hồn và hoán cải chúng con và cho chúng con được hưởng hạnh phúc trường sinh. Chúng con cầu xin nhờ …."
 
Đây, chúng ta kêu van đến Thiên Chúa, xin Ngài chữa lành chúng ta qua Chúa Giêsu . Chúa Giêsu mau lẹ trả lời cho người cùi: Tôi muốn, anh sạch đi’’ chính  là niềm an ủi cho chúng ta .
 
Nhưng bệnh cùi của tội lỗi không phải là chuyện của riêng ai, nó làm rúng động, làm ảnh hưởng đến xã hội và thế giới loài người. Điều này rất dễ thấy : Vừa rồi, tôi đi máy bay nên không thể đem máy vi tính theo để tìm đọc đề tài nói về ảnh hưởng của tội lỗi trên thế giới. Nhưng tôi nhận được một tờ báo, mà ngay ở trang đầu đã nói về những ảnh hưởng của tội lỗi. Đó là những tin nói về nền kinh tế đang khủng hoảng: Một ngân hàng lớn cắt giảm hằng trăm triệu dollar đầu tư vào ông Madoff khi phát hiện ông ta chiếm đoạt gần 50 tỷ dollar của dân chúng. Nhưng ngân hàng đó không hề cho những người đầu tư khác biết chuyện ấy, và có lẽ các trương mục của họ cũng “rỗng tuếch”.
 
Rồi lại thêm tin tức về thị trường chứng khoán sụp đổ nhiều tỷ đô la. Một số lớn các tổ chức tài chính, một số tên nổi bật nhất trong các doanh nghiệp trên thế giới được thu thập một ước tính khoảng 18,4 tỷ đồng tiền thưởng trong năm ngoái. Lại có tin người ta tự đốt nhà để khai gian tiền bảo hiểm. Năm bị can, bị cáo là các thanh thiếu niên đã giết chết một người đàn ông La tinh và tấn công những người khác trên Long Island. Tin người ta chém giết nhau vì phân biệt chủng tộc, tin những vụ chém giết khác trong các lao tù. Trên trang thể thao thì lại có tin dùng thuốc kích thích để nâng cao khả năng trong thi đấu thể thao v.v....
 
 
 

Tin tức về chiến tranh ở Afghanistan, bên Châu Phi, ở vùng Gaza với người Do Thái, tin nạn đói, tin khí hậu thay đổi quá độ v.v... Đây là những tin về hậu quả của tội lỗi trên thế giới chúng ta đang sống. Biết bao giờ chúng ta mới ý thức được đời sống cộng đoàn nhân loại, hay chúng ta cứ để bệnh cùi kéo mãi trên chiếc xe loài người chúng ta sao?
 
Những người có bệnh nghiêm trọng hoặc bị tật nguyền trong một thời gian dài, họ cảm thấy bị xa rời cộng đoàn, làm như họ là những người cùi. Xã hội hầu như quên hẳn những người ấy, và chỉ lo riêng cho mình thôi. Nhưng trong giáo đoàn chúng ta, sẽ không quên những anh chị em yếu đuối hay bị tật nguyền. Chúng ta có những người tình nguyện đem Mình Thánh Chúa đến cho họ, đến những nhà dưỡng lão và những lao tù. Những người tình nguyện thay mặt chúng ta và qua họ, Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ họ là phần tử của giáo đoàn chúng ta.
 
Vậy chúng ta là ai? Chúng ta là một cộng đoàn gồm những phần tử luôn cần được chữa lành, và chúng ta đưa tay ra kêu van cùng Chúa Giêsu : "Nếu Thầy muốn, xin Thầy hãy chữa chúng con lành". Và Ngài sẽ trả lời với một giọng đầy tình thương xót là "lẽ cố nhiên Thầy muốn, Thầy muốn các con được lành ".

Lm.  Jude Siciliano, OP
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Đức Giêsu Chữa Một Người Phong Hủi (2/15/2009)
Chúa Nhật Vi Thường Niên (2/15/2009)
Chúa Chữa Người Phong Cùi (2/15/2009)
Những Điều Nên Và Không Nên Làm Trong Giai Đoạn Kinh Tế Suy Thoái (2/14/2009)
Xóm Ma (2/13/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Đẻ Con Theo Ý Muốn (hay Là Sát Nhân) (2/12/2009)
Tin/Bài khác
Valentine: Tình Yêu Là Năm Chiếc Lá (2/11/2009)
Các Đặc Sủng Và Việc Xây Dựng Cộng Đoàn (2/10/2009)
Tình Thương Là Thánh Thiện. (2/10/2009)
Những Tông Đồ Người Hủi (2/10/2009)
Bệnh “đã Cùi, Không Sợ Lở” (2/10/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768