PHỤ TRƯƠNG: 4.CON ÐƯỜNG TU ÐỨC TRUYỀN GIÁO ( BÀI HUẤN ÐỨC CỦA ÐỨC GIOAN PHAOLÔ II)
“ Con đường Tu Ðức Truyền Giáo được thể hiện ra bên ngoài bằng một cuộc sống Kitô, được Thánh Thần hướng dẫn. Nói cách khác: Sống Truyền Giáo là sống theo sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
Người đồ đệ của Chúa chu toàn sứ mạng truyền giáo cần được để cho Chúa Thánn nhào nắn để mỗi ngày mình được trở nên giống như Chúa Kitô hơn. Không thể nào làm chứng cho Chúa Kitô trong chính cuộc sống của mình, nếu không để Chúa Kitô sống trong mình, nhờ quyền lực Chúa Thánh Thần. Thái độ vâng phục dễ dàng đối với Chúa Thánh Thần làm cho tín hữu nhận được đặc biệt 2 hồng ân quan trọng cho cuộc đời truyền giáo, đó là ơn Sức Mạnh và ơn biết Phân biệt.
1) Trở về với nguồn Kinh Thánh.
Cuộc đời các Tông đồ là một mẫu gương giúp ta hiểu thế nào là sống đời truyền giáo nhờ bởi ơn soi sáng của Chúa Thánh Thần. Khi các Tông Ðồ theo Chúa thì được Chúa giảng dạy trong thời gian đầu mặc dù các ngài yêu mến Chúa và theo bên cạnh Chúa luôn, nhưng các ngài chưa là những nhà truyền giáo của Chúa. Mãi cho đến lúc Chúa Thánh Thần hiện xuống trong tâm hồn và biến đổi các ngài từ bên trong, khi Chúa đã sống lại và lên trời, thì lúc đó các Tông đồ mới mạnh dạn và đứng ra làm chứng cho Chúa, trở thành những nhà truyền giáo nhiệt thành và từ đó không ngừng hướng dẫn các ngài vượt qua những khó khăn trên bước đường truyền giáo nhiệt thành và từ đó không ngừng hướng dẫn các ngài vượt qua những khó khăn trên bước đường truyền giáo.
Chúa Thánh Thần còn tác động nơi tâm hồn các tín hữu để làm cho mỗi một tín hữu càng ngày càng nên giống Chúa Kitô hơn, để có thể làm chứng cho Ngài.
2) Như thế, đặc điểm thứ hai của con đường tu Ðức Truyền giáo là Kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô.
Chúng ta không thể thiếu phải chu toàn sứ mạng truyền giáo nếu chúng ta không trình lại công việc đó cho Chúa Kitô như người được sai đi truyền giáo trở về lại cho Ðấng đã sai mình đi.
Tương quan thắm thiết giữa thầy và trò, giữa Chúa Giêsu và các môn đệ; -kết hợp với Chúa Giêsu- được luôn luôn trao đổi với Chúa về công việc mình đang thực hiện cho Ngài. –sống kết hợp với Chúa- tâm sự với Ngài và sống cuộc sống của Chúa với những tâm tình của Chúa như Thánh Phaolô đã khuyên tín hữu Philip:
“ Anh em hãy có nơi tâm tư như đã có trong Ðức Kitô Giêsu: Ngài, phận là phận của một vì Thiên Chúa nhưng Ngài đã không nghỉ phải giằng cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã huỷ mình ra không, là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta; đem thân đội lốt người phàm, Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và là cái chết thập giá” ( Philip 2: 5-8)
Mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc được mô tả như là sự từ bỏ chính mình.
- Một sự từ bỏ đưa Chúa Giêsu đến cuộc sống hoàn toàn như thân phận con người và chấp nhận hoàn toàn chương trình của Thiên Chúa Cha.
- Một sự từ bỏ được thấm nhuần trong tình yêu thương và biểu lộ tình thương.
Sứ mạng truyền giáo cùng tiến theo một con đường và dẫn theo các đồ đệ dưới chân thập giá. Nhà truyền giáo cần phải từ bỏ chính mình và tất cả những gì được xem như là của riêng mình và biến mình trở thành “ tất cả” cho mọi người.
“ Với mọi người, tôi đã nên mọi sự, để dù sao cũng cứu được ít người. Mọi sự tôi làm, đều là vì Tin Mừng, ngõ hầu được phân chia phần phúc Tin Mừng”. (1Cor. 9: 22-23).
3) Ðặc điểm thứ ba của Tu Ðức Truyền Giáo: Tình Bác Ái Tông Ðồ.
Ðây chính là tình yêu của Chúa Kitô, Ðấng muốn quy tụ mọi con cái Thiên Chúa đang bị tản mác như mục tử biết rõ những ai có tinh thần truyền giáo thì cảm nghiệm được tình thương của Chúa Kitô đối với mọi người. Môi người được yêu thương. Nhà truyền giáo phải yêu thương mọi người, hy sinh mạng sống mình cho anh chị em xung quanh. Ðó là dấu chỉ của Tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới, một tình yêu không lại trừ ai và không thiên vị.
4) Ðặc điểm thứ tư: Lòng yêu mến Giáo Hội.
Yêu mến Giáo Hội- Phải hy sinh mạng sống.
Trung thành với Chúa Kitô và trung thành với Giáo Hội.
( Bài Huấn đức của Ðức Gioan Phaolô đệ II tháng 2/1991)
|