17. THÁNH TERÊSA, THÀNH LISIEUX, DÒNG CÁT- MINH
Thérèse de Lisieux đã chẳng bao giờ là một điều đặc biệt. Một số nữ tư dòng Kín Lisieux cho rằng: Têrêxa quả đã chẳng làm nên trò trống gì. Các chị thường nói với nhau: Không biết rồi ra khi chị Têrêxa qua đời, thì Bề Trên có tìm ra được gì để nói về chị, vì với các cơn ho như vậy, chắc chị chả sống được mấy nổi!
Têrêxa qua đời lúc mới 24 tuổi.
Quả như lời tiên báo của chị em, đã chẳng có gì nhiều để nói về chị. Tuy nhiên, chỉ ít năm sau đó, thành phố Lisieux này đã tràn ngập bởi khách hành hương. Lý do chính là vì Têrêxa Hài Ðồng Giêsu với cuốn sách của chị, nhan đề: Chuyện một tâm hồn.
Trong cuốn sách đó, Têrêxa đã ghi chép lại các kỷ niệm thời thơ ấu và các câu chuyện liên quan đến tiến trình phát triển thiêng liêng ở chị. Chị đã tỏ ra sẵn sàng vui vẻ nhận những khuyết điểm của mình. Khi cuốn sách được in ra lần đầu tiên, Mẹ Bề Trên đã giữ lại ít đoạn không cho in. như thế là cuốn sách tự thuật của Têrêxa đã bị kiểm duyệt một số đoạn, và các bản dịch ra các thứ tiếng khác cũng chưa lột được hết ý. Nhiều người nhận thấy ở chị, một cô gái xinh đẹp nhưng không có cihều sâu bao nhiêu. Chị thánh thiện thật, nhưng không hiểu được nững người sống chung quanh mình bao nhiêu- đó là các nữ tu, các chị em đã sống với chị-… Chỉ đến khi cuốn sách được in ra trọn vẹn, lúc đó bộ mặt thật của Têrêxa mới được tỏ hiện.
Ðời sống thiêng liêng của Têr6xa đã được phát triển rất sớm, đến nỗi xem ra hơi khác thường. Thân mẫu của Têrêxa đã tả chị như một đứa trẻ có cảm nghiệm rất sâu sắc về vĩnh cửu. Có lần chị đã ôm bà và nói chị muốn cho bà biết. Chị nói: “ Mẹ ơi, mẹ yêu dấu của con, con ao ước cho mẹ chết”. Bà trách chị sao lại nói thế, thì chị cắt nghĩa: -“ Vì con muốn mẹ được lên thiên đàng cơ mà! Chính mẹ đã nói với con: nếu không chết thì không về thiên đàng được!”. Và đối với ông thân sinh của chị cũng thế. Khi muốn tỏ lòng yêu mến cha, chị muốn giết cha chị nữa!
Têrêxa là một sự pha trộn kì lạ: một bên là sự tế nhị rất sâu sắc và một bên là ý chí sắt đá. Suốt cuộc đời của chị, cho đến khi chết, chị hay ngủ gục trong khi cầu nguyện. Ðiều này không làm chị phải quan tâm nhiều, vì chị biết rằng: cha mẹ vẫn yêu con cái khi chúng ngủ, và Thiên Chúa chẳng quan tâm về chuyện ngủ gục. Hầu hết cuốn tự thuật được viết ra vào lúc rãnh rỗi, khi chị ngồi trên một chiếc ghế cứng và dùng một cái bàn nhỏ như bàn học trò.
Bí quyết nên Thánh của chị ở chỗ là: Không có bí quyết nào cả. Chị lấy tất cả các biến cố cuộc sống hằng ngày và dâng lên cho Chúa. Khi thì chị nữ tu này làm nước tạt vào chị khi chị đang giặt giũ, lúc thì chị nữ tu khác làm ồn với cổ chuỗi khiến chị phát điên lên v…v… Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao hy sinh hãm mình, chẳng cần phải đi tìm thêm áo nhặm.
Ngày nay chẳng còn mấy ai đi tìm những hình thức khổ chế đó, nhưng vào cuối thế kỷ trước , các hình thức khổ chế này được rất nhiều người ưa chuộng. Thái độ của chị Têrêxa là một luật trừ, chứ không phải là một luật lệ. Ngay cả khi viết lách, têrêxa cũng gặp vấn đề.
Khi viết đoạn văn sau đây thì chị đã gần kề với cái chết vì ho lao và chị phải ngồi hàng giờ ngoài vườn:
“ Em không thể viết ra điều em nghĩ, trừ khi em ở một mình như con chim sẻ đậu trên cành cây hay trên nóc nhà”. ( Và đây cũng là kinh nghiệm chung của người viết văn).
Chị viết tiếp:
“ Khi em vừa cầm lấy bút để viết, thì lại có một chị đi qua, trên vai vác cào cỏ, chị ấy đi qua sát bên em. Chị ấy nghĩ rằng: đứng lại nói chuyện với em trong chốc lát hẳn làm em vui thích. Chị ấy nói đến: nào lạ chuyện phơi rạ, chuyện gà qué, chuyện đi bác sĩ; chưa hết chuyện này lại sang chuyện khác, cứ luyên thuyên mãi… Thực ra, chuyện cũng không kéo dài bao nhiêu, nhưng đối với nhiều chị em vẫn tỏ ra nhã nhặn như thế.
“ Và có một chị đi phơi rạ, chào em để đi làm việc với những lời này:
- Tội nghiệp em quá, ngồi mà viết như thế này cả ngày, chắc là em mệt lắm phải không?
- Chị đừng lo cho em, em trả lời, có vẻ em viết được nhiều lắm, mà thực ra chẳng được bao nhiêu đâu chị ạ!
Nghe thế, chị nữ tu xem ra bout được một nỗi lo. Chị ấy nói:
- Ðó cũng là một điều hay, em ạ! Nhưng thôi, chị phải lo đi thu rạ đây. Chị đã giúp em giải trí rồi nhé!
Quả trình, em nghĩ rằng chị ấy đã làm em “giải trí” rồi đó!
Và sau đó, em phải đi về cho chị coi nhà kẻ liệt chăm sóc. Vậy khi nói là em chẳng viết được bao nhiêu, thì thật không phải là nói quá đâu!”.
|