13. THÁH PHANXICÔ ASSISI, SÁNG LẬP DÒNG ANH EM HÈN MỌN ( DÒNG PHANXICÔ)
Ðối với rất nhiều người trên thế giới hiện nay, Thánh Phanxicô thành Assisi là một vị Thánh đã được biết đến và được yêu mến vào bậc nhất trong hàng ngũ các Thánh, cho dù ngài đã sống cách đây hơn 800 năm. Ngài được xem như là một tấm gương sáng chói và nhiều đã chọn Ngài làm mẫu mực sống động cho cuộc đời mình. Người ta gọi Ngài là “ ll Poverello”, người- nghèo- nhỏ- bé.
Thánh Phanxicô qua đời vào buổi chiều ngày 3/10/1226 và hằng năm, cứ vào dịp này, các cộng đoàn phan sinh trên khắp thế giới long trọng cử hành những nghi lễ tưởng niệm ngày Ngài qua đời, được gọi là “ Trasitus” ( Vượt qua).
Ngài đã chịu đựng bệnh tật dày vò thân xác và sau một lần đau mắt, ngài hầu như đã bị mù hoàn toàn. Từ đó, ngài không còn thấy được ánh sáng và các vật chung quanh. Ngài phải sống trong đêm tối triền miên với những bước đi mò mẫm. Tuy nhiên, Thánh Phanxicô đã không thất vọng; trái lại, ngài vẫn can đảm chiến đấu và vẫn hăn say tiếp tục hoạt động tông đồ. Ðối với ngài đây là thời gian thử thách và là thời gian cống hiến hữu hiệu cho công trình ca ngợi Thiên Chúa. Với một tinh thần hy sinh chịu đựng cao độ và với một niềm tin vững vàng nơi Thiên Chúa, ngài đã cố gắng thắng vượt những trỡ ngại, những đớn đau trên thân xác do bệnh tật gây nên, và dù moắt ngài không còn trông thấy, cũng chẳng còn có thể phân biệt được một vật nào, nhưng nào vẫn luôn cảm nghiệm được một sự hiện diện sống động,rất gần gũi và duy nhất: đó là Thiên Chúa. Ðối với Thánh Phanxicô, cái thế giới chung quanh ngài, tất cả đều là bóng tối, nhưng đồng thời, tất cả như tràn ngập ánh sáng, vì trước mắt ngài, Thiên Chúa hằng luôn hiện diện và trí óc ngài vẫn luôn dành chỗ cho Thiên Chúa chiếm hữu.
Thật vậy, thánh Phanxicô đã không ngớt lời ca tụng Thiên Chúa:
“ Ngài là Chúa thánh thiện,
là Thiên Chúa độc nhất,
Ngài làm các kì công”.
Tại tu viện thánh Ðamianô, nơi ngài đến dưỡng bệnh, ngài được thánh nữ Clara, vừa là con thiêng liêng, vừa là người cộng tác của ngài đang la øBề Trên Tu viện, theo ý ngài, dành cho ngài một căn lều nhỏ ngoài vườn tu viện, và ở đó, ngài đã chịu nhiều đau đớn, trong sự khó nghèo cùng cực của thân xác. Nhưng, chính đây là lúc ngài tập trung sức mạnh để hoàn tất bài ca tụng Thiên Chúa, bài ca vĩ đại của niềm vui, bài ca bao bọc cả thế giới, bài ca sáng danh Thiên Chúa vì tất cả tạo vật đều là kỳ công của Thiên Chúa toàn năng:
“ Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Chúa dựng nên muôn loài”.
Qua những hình ảnh sống động, Thánh Phanxicô đã gặp gỡ chính Thiên Chúa. Ngài đã gọi mặt trời là anh, là ánh quang chiếu rạng, là tượng trưng uy danh Chúa:
“ Anh đẹp, anh chiếu rạng,
anh huy hoàng giữa trần gian
và oai nghi trên nền trời.
Anh tượng trưng uy danh Chúa, Chúa ơi”.
Ngài cũng không quên tìm đến gió mây và trăng sao, cùng với thời tiết chuyển vận. Ðó là công trình tạo dựng của Thiên Chúa tối cao, là những vẻ đẹp kỳ diệu làm sáng danh Chúa muôn thuở:
“ Chị trăng với ngàn sao
Chúa dựng trên nền trời.
Trăng sao thanh, trăng sao đẹp biết bao!”.
“ Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Anh gió trời, Anh không khí, và Chị mây,
Trời trong sáng và thời tiết vần xoay
Cùng giúp công
Chúa bảo tồn muôn loài Chúa dựng”.
Cả lửa và nước, cùng tất cả mọi tạo vật khác vốn dĩ không thể xa vời bàn tay của Thiên Chúa, cũng được ngài luôn nhắc đến để ca ngợi Thiên Chúa. Ngài đã gọi đất là Mẹ, vì lẽ Thiên Chúa đã dựng nên đất để nuôi dưỡng, chở che muôn người và muôn vật:
“ Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Chị nước ích lợi nhiều,
Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Kìa anh lửa, Chúa dùng Anh để sáng soi đêm
Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Chúa ban Mẽ đất cho loài người,
Này Mẹ chở, Mẹ nuôi, Mẹ sinh nhiều hoa quả”.
Trong tinh thần nghèo khó, trung kiên, ngài cũng đã kêu gọi mọi người hãy biết đón nhận những tật nguyền, đau khổ, để đổi lấy phần thưởng chính Chúa sẽ ban cho:
“ Vì lòng mến Chúa,
Bao người tật nguyền, đau khổ,
Phước thật ai trung kiên,
Vui vẻ sống hoà bình,
Chúa muôn cao sẽ thưởng triều thiên”.
Thánh Phanxicô đã kêu gọi tất cả, đã tổng hợp vũ trụ để kết thành chuỗi ca khúc hoà lên chúc tụng Thiên Chúa quyền năng. Cũng như ngài, tất cả các thụ tạo được mời gọi đến tôn thờ Thiên Chúa. Chúng ca tụng Thiên Chúa bằng chính hoạt động hiện hữu của bản chất sự thật. Phần thánh nhân, ngài ca tụng Chúa qua sự nghèo khó và qua sự từ bỏ của chính bản thân mình.
Trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời, ngài vẫn còn ước ao được trở lại các làng mạc để rao giảng về Tình Yêu của Thiên Chúa. Ngài muốn trở lại nhà nguyện Portiuncula “ Nữ Vương các Thiên Thần” của ngài nằm dưới đồng bằng, nhà nguyện mà chính tay ngài đã xây từng viên đá. Rồi ngài đưa mắt nhìn về Assisi…
Mùa xuân năm 1226, thánh Phanxicô, với thân hình nhỏ bé, mảnh mai, nằm trên giường bệnh, và khi nghe bác sĩ bào tin giây phút cuối cùng đã gần kề, ngài vẫn tỏ vẻ bình thản, sẵn sàng đón chờ cái chết. Chính lúc này, ngài đã hoàn tất những câu cuối cùng của “ Bài Ca Vạn Vật”:
“ Sáng danh Chúa, Chúa ơi,
Chị chết chờ xác thịt:
Ai sống mãi trần gian,
Ðể thoát bàn tay Chị?”.
Thánh Phanxicô đã dãnh ngày tháng cuối cùng của đời mình để chúc tụng Thiên Chúa. Cái chết đối với ngài rất gần gũi và mật thiết, vì qua đó ngài sẽ được gặp gỡ Thiên Chúa trong đời sống vĩnh cửu.
Hôm ấy, một buổi chiều đẹp trời, hoàng hôn dần bao phủ…, “người- khách- ít- được- ai- mở- cửa-đón- tiếp” đã tới. Khi thấy khách bước vào, Phaxicô đã lịch sự nói với khách:
“ Chị Chết, tôi xin đón chào chị,
vì chính Chị sẽ đưa tôi vào cõi trường sinh”.
Rồi thể theo nguyện vọng của ngài: “ Khi tôi sắp chết, xin đặt tôi xuống đất và khi tôi đã qua đời, xin cứ để tôi dưới đất trong thời gian đi bộ một dặm đường”; người ta đặt ngài xuống đất, trên một tấm ga thô, và như thế đón chào người khách, ngài xin anh em lấy tro bụi phủ trên thân xác ngài. Cuối cùng, bằng một giọng gần như đã tàn, ngài xướng lên Thánh Vịnh 142: “ Voce men ad Domium clamavi” ( Tôi kêu cầu Chúa, và Chúa đã nghe tiếng tôi…), và mọi người chung quanh cùng đồng thanh hát tiếp: “ Educ de custodia animam meam…”. Lời Thánh Vịnh tiếp vọng lên trên cao…
Bóng chiều bao phủ khắp gian phòng. Thánh Phanxicô nằm yên, bất động. Các thầy cúi xuống nhìn thì thấy ngài vừa tắt thở: “ Ngài chết lúc đang haut”, như lời thầy Cêlano kể lại.
Thánh Phanxicô thọ 44 tuổi. Ngài được chôn cất tại nhà thờ thánh Georgiô. Bốn năm sau, vào ngày 25/5/1230, xác ngài được di chuyển đến Vương Cung Thánh Ðường mà thầy Elia đã xây cất vàø được chôn tại ham đền thờ vĩ đại này.
Ngày nay, hằng năm có biết bao nhiêu người từ khắp nơi trên thế giới hành hương về Assisi, đến Vương Cung Thánh Ðường vĩ đại này, để chiêm ngưỡng “ Il Poverello”, Vị Thánh khó nghèo, vừa nhỏ bé lại vừa vĩ đại
|