8.LỜI KHẤN VÂNG PHỤC.
Trong ba lời khấn, lời khấn Vâng phục có lẽ là lời khấn khó nhất- Nay đã hết thời của sự vâng lời “tối mặt”, điều mà trong quá khứ đã có lần đưa tới những chuyện nực cười vô lý ví dụ như vâng lời bề trên mà trồng cây, rễ chổng lên trời, ngọn cắm xuống đất! Thời nay khó mà tìm ra được một vị bề trên dám ra một lệnh tương tự. Chúng ta cũng có thể hiểu mục đích của những mệnh lệnh vô lý như thế là để bẽ gãy ý riêng của cá nhân người tu sĩ, nhưng đó không phải là điều mà lời khấn vâng phục có ý nhằm tới.
Ai cũng biết rằng bất cứ một nhóm người nào cùng chia sẽ cuộc sống chung thì họ cần phải giữ một số luật căn bản, nếu không thì sẽ xảy ra lộn xộn, vô trật tự, và nhóm cộng đoàn này sẽ đi đến chỗ tan rã. Ðiều này cũng đúng cho bất cứ gia đình, trường học, hiệp hội, hoặc đảng phái chính trị nào. Tất cả các tổ chức trên sẽ đi đến chỗ sụp đổ nếu những luật lễ đã được thảo thuận bị xoá bỏ. Chính những quan niệm “luật lệ đã được thoả thuận” là điều cần được nhấn mạnh tới khi bàn về lời khấn Vâng phục.
Ðo6i khi cộng đoàn tu trì trở thành giống như trường học , hay một nhà giam khi các luật lệ bị áp đặt từ bên ngoài và kèm theo những hình phạt nặng nề cho những trường hợp lỗi phạm.
Một cộng đoàn tu sĩ quyết định thoả thuận về việc cắt nghĩa lề luật trong một khuôn khổ căn bản: nếu cá nhân tu sĩ đã thoả thuận chấp nhận . không ai bị bó buộc trở nên một thầy dòng hay một dì phước. Trong trường hợp luật dòng được đổi mới hoặc được cắt nghĩa khác đi, hoặc nếu một tu sĩ nào được yêu cầu làm ột việc gì mà bản thân người đó không thể làm được hoặc không có đủ khả năng tài khéo để làm việc đó, thì vấn đề cần được xét lại. Nhưng lý do để không làm điều đã được yêu cầu cần phải là lý do chính đáng và nghiêm chỉnh, và đây là vấn đề tự biết mình, là vấn đề long tâm chứ không phải là vấn đề cảm tình.
Và ở đây các cộng đoàn tu trì có thể chấp nhận sự giúp đõ đến từ thế giới bên ngoài: đó là quan niệm vậng phục có lí sư-ï tuân giữ các luật lệ đã được thoả thuận bầu lên và sự nhẫn nại cho đến khi sự thoả thuận được đạt tới. Các cộng đoàn cũng cần phải sẵn sàng thay đổi, tu bổ hiến pháp của Hội Dòng, thông qua các bàn luận và thăm dò, qua lời cầu nguyện và hiểu biết quan điểm của những người khác. Có như thế thì sự vâng phục mới là một sự hiến dâng tự do. Nhưng đôi khi chiếc giày đặc biệt này lại bó chân, chắc là làm cho chân phải đau đớn, bởi vì “Tôi” thường muốn làm mọi điều “Tôi” muốn và “Tôi” chẳng muốn làm gì mà những vị có quyền bính đòi hỏi “Tôi” phải làm. Chính sự tuần phục của cái “Tôi” này làm cho ta phải nhức nhối, và chính điều này mới đưa ta đến một cái gì thiện hảo hơn nhiều.
Thanh bần, Khiết tịnh, và sau cùng là Vâng phục. Những lời khấn trên đây không phải là những nhân đức. – Có người xấu miệng lại cho là 3 điều lẩm cẩm – ch obằng là 3 phương tiện giúp các tu sĩ thắng vượt những làn sóng nguy hiểm bao quanh họ.
Các lời khấn này quả là dấu chỉ của sự hiện diện của Thiên Chúa, bởi vì nếu các Tu sĩ không xác tín là: chính Thiên Chúa đã mời gọi họ sống ơn gọi đặc biệt này và nâng đỡ họ trong ơn gọi này, thì 3 lời khấn này chắc là không thể nào giữ được; và các Tu viện sẽ trở nên các đền thờ của sự hỗn loạn, theo ý riêng và ghen ghét. Nhưng thực tế đã cho thấy các Tu viện đã và đang là những nơi an bình và thật phong phú. Ðiều này có được không phải là do phép mầu nào mà là chính nhờ ân sủng của Thiên Chúa. Chính dưới sự hiện diện của Chúa mà các tu sĩ nam nữ đang sống và chính ý muốn của Thiên Chúa là điều mà các tu sĩ đang cố gắng thể hiện.
|