6. LỜI KHẤN KHIẾT TỊNH ( Bài 1)
Có một ngày nay vẫn làm cho nhiều người ngạc nhiên và khích thích sự tò mò của họ, đó là vấn đề độc thân của Linh mục và lời khấn khiết tịnh của các Tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội Cộng giáo, và trong một mực độ nhỏ bé hơn, trong Giáo hội Chính Thống giáo và Anh giáo.
Câu hỏi được đặt ra là:
Tại sao có một số người niềm dấn thân Kitô trong trạng thái không lập gia đình?
Xin trả lời ngay:
Các vị này đã làm điều đó do sự tự ý lựa chọn hầu có thể hiến dâng toàn thân cho Thiên Chúa, xuyên qua một sự quan hệ mới và thần thiêng; và điều này đem lại cho người tu sĩ nam nữ một qaun hệ thiêng liêng đặc biệt với Kitô.
Vị linh mục được liên kết với Giáo Hội bằng một mối day quan hệ mới, và Gioá hội trở nên cho Ngài một vị hiền thê nhiệm mầu, một hiên thê trinh khiết. Cả hai vấn đề: Ðộc thân Linh muc và lời khấn Trinh Khiết đều có liên quan mật thiết tới lời khấn Thanh Bần và vâng phục trong lịch sử của Giáo hội sơ khai.
Chúa Kitô đã khẳng định khi Ngài trả lời mà các môn đệ đặt ra cho Ngài, khi các ông đề cập đến vấn đề bất khả phân ly của hôn nhân là: có một số người được trao ân huệ để trở thành nên những hoạn nhân- nói cách khác- độc thân vì Nước Trời.
Các môn đệ đó đã sống đời tận hiến như những người đi theo sứ điệp Kitô, nhưng đã quyết định làm điều này bên ngoài lề thói của đời sống lứa đôi: Trong truyền thống Kitô, bắt đầu với giáo húân của Thánh Phaolô Tông đồ: sống trong bậc Khiết Tịnh hoặc độc thân tận hiến được coi như là một cách thế đặc biệt ưu việt để đi theo Chúa Kitô. Ðấng cũng đã chẳng bao giờ sống đời lứa đôi.
Tuy nhiên, cũng phải nhận rằng: hiện nay vẫn còn nhiều người cho lời khấn Khiết Tịnh- một sự chối từ hôn nhân hoặc là chối từ cuộc sống tính dục- và như thế coi là hôn nhân cũng như tính dục là một điều gì không trong sạch…
Ngay từ thời Giáo hội sơ khai, các biểu tượng được dùng cho nghi lễ hôn phối nh7 là khăn voan (khăn trùm đầu), và sau đó là các chiếc nhẫn, thì những biểu tượng được này trước đó đã được dùng trong nghi thức dâng hiến các trinh nữ cho Chúa Kitô- và nghi thức này có hàm ý là hôn nhân cũng có một giá trị đặc biệt.
Vậy, ta phải cắt nghĩa sự quan hệ giữa bậc hôn nhân và lời khấn Khiết Tịnh như thế nào? Sự Khiết tịnh có ý nghĩa gì với con người thời nay?
Quả thực, theo giáo lý Kitô thì thân thể con người không thể được coi như là một cái gì cách biệt không có liên quan gì đến trí tuệ và tâm linh. Con người vừa có xác vứa có hồn. Chính vì thế niềm tin Kitô giáo vẫn là: Thần xác con người sẽ làm cho sống lại bởi vì Chúa Kitô đã cứu độ con người như là con người, sống trọn vẹn cuộc sống con người, chúng ta phải biết trao ban bản thân cho người khác với tư cách như là con người.
Và điều này có thể thực hiện xuyên qua người bạn đời trong hôn nhân hoặc xuyên qua lời khấn Khiết Tịnh, chỉ dâng bản thân cho Thiên Chúa mà thôi. Hôn nhân là sự trao ban chính bản thân của người chồng người vợ, và ngược lại. Ðiều này trước tiên được ỏ hiện xuyên qua lời đoan hứa hôn nhân: lời hứa mà hai người bạn đời đoan hứa trao ban không phải chỉ trên bình diện thân xác mà là trên bình diện nhân vị một người trao ban cho một người. Và sự trao ban này, hay tình yêu này, được thể hiện xuyên qua sự phối hợp tính dục. Nhưng sự kết hợp này không phải vì thế chỉ được giới hạn trong phạm vi tình dục mà thôi. Ngay cả trong hôn nhân, vẫn có nguy cơ là sử dụng tính dục (phái tính) một cách ích kỉ- chỉ nghĩ đến bản thân mình, muốn lợi người kia thay vì biết trao ban chính mình cho người phối ngẫu.
Lời khấn Khiết tịnh là một hành động dân hiến bản thân cũng như trong hôn nhân cũng như trong hôn nhân, nhưng nó là một hành động hướng tượng. Nó không phải là một sự ruồng bỏ thân xác, nhưng đúng hơn, nó làm chứng cho sự thật của thân xác.
Thân xác là một phần của con người và phải dùng thân xác không phải như là một vật dụng nhưng như là một sự tỏ lộ của nhân vị con người. Không có hôn nhân, thì thật khó mà hiểu được lời khấn Khiết tịnh, và lời khấn Khiết tịnh giúp chúng ta hiểu hôn nhân rõ ràng hơn.
|