5. LỜI NHẮN THANH BẦN (Bài 2)
Phần đông dân chúng trên thế giới này thuộc vào hạng người nghèo; Có những người nghèo đến nỗi không biết bữa cơm sắp tới sẽ đến từ đâu. Họ phải sống chui rúc trong những khu ổ chuột, chẳng được học hành, áo quần rách rưới, nhiều khi bị ốm đau, và cuộc đời của họ kéo dài chẳng bao lâu.
Các Thầy Dòng và các nữ tu đều biết bữa cơm sắp tới đến từ đâu. Các tu sĩ nam nữ thường được sống trong các ngôi nhà tương đối khang trang, được học hành nhiều hơn, quần áo không dư thì cũng chẳng thiếu, và theo thống kê thì các tu sĩ thường sống rất thọ,
Trước bối cảnh này, câu hỏi được đặt ra là: Không có của riêng. Một ví dụ điển hình: Một Tu sĩ nọ được một người quen biết tặng một chiếc radio- cassette nửa mạc, chiếc radio mà họ muốn thải ra. Muốn “lãnh nhận” chiếc “đài” đó, người tu sĩ phải xin phép bề trên và sử dụng nó như một vât thuộc nhà dòng, và vị tu sĩ kia phải nôp chiếc radio cũ mà vị đó vẫn sử dụng xưa nay, àv có khi là vị đó lại thích nữa là khác.
Ai trong chúng ta cũng thích có của riêng, cho dù của đó có nhỏ bé hoặc chẳng đáng giá bao nhiêu, có người nào đó đã cho chúng ta và của đ1o thuộc quyền sỡ hữu của chúng ta. Ai trong chúng ta có một cậu em trai hay một cô em gái tinh nghịch, chẳng may làm hư hỏng xe hoặc đồ dùng của chúng ta, thì chúng ta khó chịu và tức giận đến chừng nào!
Trên màn ảnh nhỏ, chúng ta được chứng kiến những cuộc di tản, nhữgn cuộc chạy trốn bom đạn; những người nghèo đi đâu thì cũng ôm chặt lấy một bó đồ, một xách tay hoặc một chiếc vali cũ kĩ rẻ tiền: tất cả gia tài còn lại của họ.
Trong lịch sử của cuộc sống tu hành, thì luôn luôn đã có những cám dỗ để trở nên giàu có. Cá nhân người tu sĩ có thể chẳng có bao nhiêu, và thực sự, người tu sĩ không được phép sở hữu bất cứ của gì. Nhưng các tu viện có thể là rất giàu mà không phải vất vả nhiều, và có thể cứ tiếp tục giàu thêm. Lúc đó quả có nguy cơ không còn nghe thấy lời Chúa phán với Thánh Phanxicô:
“ Hãy đi bán hết của cải con có, và đem cho người nghèo khó”.
Và người tu sĩ lúc đó có nguy cợ bị cắt đứt, không còn biết đến cơn hấp hối của thế giới nữa.
Lời khấn Thanh Bần quả rất quan trọng đối với cá nhân người tu sĩ và cũng rất quan trọng đối với Cộng đoàn của họ, bởi vì của cải, giàu có, sự chủ tâm để tiếp tục làm giàu, và trởnên giàu hơn nữa, sự cố gắng để kiếm thêm cho được nhiều của, vì bất cứ lý do nào; tất cả những cố gắng trên đây đều làm cho nhãn giới của các tu sĩ bị thu hẹp lại và biến họ trở nên ích kỉ và làm cho họ điếc, không còn nghe thấy tiếng gọi của Thiên Chúa nữa.
Lời khấn Thanh Bần không có ý nói là: Có của cải là một điều xấu, hoặc là một điều sai trái, hoặc là các lợi ích mà của cải đem lại là điều trái phép. Không phải thế; nhưng các vị tu sĩ cần phải canh chừng những hiểm nguy đang đe doạ mình.
Một gia đình nghèo khổ, hoặc không có nhà cửa không có cơm ăn áo mặc, và hay bị bệnh tật, thì không có nhiều thời giờ dành cho Thiên Chúa. Còn người giàu thì cảm thấy thật khó mà nghe thấy tiếng nói của Thiên Chúa, vì tiếng khua động của cải họ quá ồn ào.
Vậy các tu sĩ cần chế ngự ham muốn của cải, và phải quan tâm đến những người kém may mắn hơn mình.
Kinh Thánh thường nhắc nhở mọi người:
Ðừng thờ các thần tượng tay mình làm ra.
Ðể nói một cách thật đơn sơ rõ ràng:
Các thần tượng chẳng làm nên chuyện.
|