4. LỜI KHẤN THANH BẦN (Bài 1)
Thời gian khởi đầu lịc sử của Giáo Hội, thời gian thường được gọi là thời đại các tông đồ, thì Cộng đoàn Kitô tuyên khởi gồm tất cả những người đã để của cải của họ làm của chung và đem chia sẻ những của cải đó với những người đang thiếu thốn (xem Cv. 2: 44-45). Các Cộng đoàn Tu sĩ với cuộc sống chung được tổ chức đả chỉ xuất hiện sau đó 3 thế kỉ- Một sắc thái đặc thù trong bộ luật mà các Tu viện đã đặt ra, d01o là sự không dính bén của cải vật chất, và các Thầy Dòng khan hứa sống trọn vẹn lời cam kết đó.
Lối sống không vần vương của cải này là bầu khí được tuyển lựa và được ưa thích của các Thầy Dòng, những người cố đưa cuộc sống Kitô của mình đến bậc trọn lành. Lối sống này đồng thời cũng là một sự thách đố và là một chứng tá cho tất cả cacao Kitô hữu khác để họ cũng có thể có được tinh thần không dính bén của cải này, và như thế họ cũng có thể đạt tới được sự trõn lành Kitô.
Vào khoảng thế kỷ XII, một sắc thái đặc trưng của đời sống Tu viện và đời sống Tu sĩ hiến dâng: đó là sự kiện các Tu sĩ khấn hứa giữ 3 lời khấn:
1. Thanh Bần
2. Trinh khiết
3. Vâng phục
Vậy, cũng như trong quá khứ, ngày nay lời khấn Thanh Bần đã được một thiểu số các người Kitô hữu: -các Tu sĩ nam nữ- khấn giữ, thì lời khấn này là một lời nhắc nhở cho tất cả mọi người Kitô- hữu phải thực hành nhân đức Thanh Bần: đó là liệu cho mình đừng dính lén của cải trần gian, để mình có thể quảnh đại với người khác và nhất là với Thiên Chúa. Vì nhờ sự Thanh Bần trong tinh thần mà chúng ta nhận thức được rằng: niềm hạnh phúc của chúng ta, không ở tại của cải vât chất, hoặc ở tại các tài năng, cũng không ở tại sự thực hiện được các tham vọng cá nhân.
Tất cả những điều trên đây, tự chúng, đều không thể là những mục tiêu được. Hạnh phúc của chúng ta ở tại chỗ chúng ta biết dấn thân phục vụ tha nhân. Và khi biết trao ban chia sẻ thì chúng ta được trở nên giàu có và phong phú hơn(1).
Cần phát huy tinh thần sẵn sàng giúp đỡ và phục vụ người khác những người đang có nhu cầu lớn hơn nhu cầu của chúng ta. Muốn như thế, chúng ta cần cố gắng thắng vượt xu hướng thích chiếm hữu, thích tìm tư lợi cho mình. Ðiều không còn phải áp dụng cho nhiều lãnh vực của cải vât chất, mà còn phải áp dụng vào những, ví dụ như phải biết sử dụng thời giờ để quan tâm đến người khác, phải dùng tài năng và ohải biết chia sẻ may mắn của chúng ta với người khác.
(1) * Một vài tư tưởng về chia sẻ:
Khi cho đi một ít của cải của bạn, bạn mới chỉ cho đi một ít thôi. Và chỉ khi nào bạn cho bản thân bạn, lúc đó mới là thực sự.
Có những người cho một ít từ sự dư dật của họ. Họ cho để được coi như là ân nhân, để được người khác xem là quảng đại.
Có những người không có bao nhiêu, nhưng có baon hiêu, họ trao bấy nhiêu. Ðó là những người tin vào cuộc sống, cuộc sống tốt lành, và cái họ cho chẳng bao giờ trống rỗng.
Có những người cho một cách vui vẻ, và niềm vui trở thành phần thưởng cho họ.
Có người cho với đau khổ, và sự khổ đau trở nên Phép Rửc Của Họ.
Có nhữgn người khi trao ban không cảm thấy đau khổ, cũng không thấy niềm vui, và cũng không trao ban vì cho rằng mình nhân đức.
Lúc đó ân ban của họ được bay cao trên thung lũng và toả hương vào bầu trời.
Xuyên qua đôi tay của những người như thế, Thiên Chúa đang nói và xuyên qua đôi mắt của họ, Thiên Chúa đang mỉm cười với trái đất này.
Và muốn trao ban cho người khác, chúng ta phải từ bỏ của cải của chúng ta. Chúng ta phải để cho trái tim mình rung động trước khổ đau của người khác, để chúng ta coi mình như là những người quản lý hơn là những người chủ các của các của cải ấy, giống như là người quản lý ngân hàng hay như là người quản lý một bảo tàng viện.
Xét cho cùng thì chỉ có Thiên Chúa mới là Ðấng có chủ quyền trên tất cả thế giới này. Tất cả những gì chúng ta sở hữu đều đến tự nơi Người.
Sự không dính bén vào chính bàn thân đặc chúng ta vào tư thế luôn sẵn sàng phục vụ người khác. Ðó là cốt lõi nhân đức khó nghèo và cũng là lời khấn Thanh Bần của các Tu sĩ nam nữ.
|