MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Ls: Mẹ Chồng Tôi
Thứ Ba, Ngày 13 tháng 1-2009

Mẹ Chồng tôi
 Kim Oanh Phượng

    1_   Thông thường khi nói tới mẹ chồng là mọi người nghĩ ngay đến
cảnh nàng dâu bị bắt nạt, bị đối xử tệ, nhưng tôi lại rất may mắn và
hạnh phúc có được bà  mẹ chồng rất tốt , rất hiền đức, Cụ thương yêu
các con dâu  như con ruột , tôi là con dâu đầu tiên ( chồng tôi  là
con thứ , nhưng lập gia đình trước ông anh Cả), ở chung  cùng mái  nhà
với cụ cho đến khi  chúng tôi có con mới dọn ra riêng, nên được cụ
thương yêu  hơn  .Nhớ lại những ngày  tôi mới về làm dâu cụ,  tôi cũng
có một  chút băn khoăn trong lòng  vì không bíêt cụ có dễ tính hay
không, có hay bắt bẻ , bắt lỗi như các bà mẹ chồng khác mà tôi thường
thấy trong khu xóm  tôi  cư ngụ, hay như các bà mẹ chồng của bạn  bè
tôi, bắt lỗi con dâu từng chút một...mặc dù trước ngày đám cưới,chồng
tôi đã  nói là Mẹ của chàng rất hiền , rất dễ tính và tính tình rất
cởi mở.

    Chồng tôi được ở nhà sau ngày cưới ba tuần thì theo đơn vị ra miền
Trung đóng quân.Những ngày , tháng chàng mới  đi  xa, tôi buồn lắm,
ngoài giờ đi dạy học về nhà, tôi chả  thiết đi chơi  hay đến thăm bạn
bè như ngày trước nữa. Thấy tôi buồn,  mẹ chồng tôi  thường trò truyện
cùng với tôi, an ủi  tôi và  cụ kể những chuyện thời còn trẻ cho  tôi
nghe, hai mẹ con rất là thân thiết, nhờ vậy tôi cũng dễ  thích nghi
được hoàn cảnh mới. Cũng trong dịp trò truyện  này , mẹ chồng tôi đã
cho biết  lúc bố chồng tôi mất, cụ  mới ngoài ba mươi  tuổi, với một
nách  bảy con còn thơ dại, may lúc đó cụ còn có sản nghiệp như ruộng
đất, cửa hàng buôn bán...nên không phải lo lắng về sinh kế.

    Ngày di cư vào Nam, cụ  mới ngoài bốn chục, các con chưa đủ lớn
khôn để tự lo cho mình được nên  cụ đã phải tần tảo, vất vả để  lo cho
các con ăn học nên người, nay con cái đã thành đạt cả, đó là niềm an
ủi lớn cho mẹ chồng tôi .Tôi rất kính phục  mẹ chồng tôi , một bà Mẹ
còn trẻ, đẹp, chồng mất sớm đã dìu dắt đàn con nên người, cụ đã hy
sinh tất cả cuộc đời  cho con cái .

    2_   Những ngày tôi đi dạy buổi sáng, cụ   luôn  pha sẵn một ly cà
phê sữa và mua sẵn bánh mì nóng bán ở đầu ngõ, chờ tôi ra khỏi phòng
là cụ gọi  đến ăn, ngày đầu tiên tôi rất ngại ngùng , chỉ biết nói cám
ơn. Những ngày kế tiếp  , tôi thưa với cụ đừng lo cho tôi như vậy nữa
vì phận  làm con không  nên để cha mẹ phải vất vả như  thế   ....Cụ
cười rất  thoải mái và nói rằng : "Chị đừng ngại, đằng nào tôi cũng
uống  mỗi buổi sáng sớm, quen rồi, tiện tay pha cho chị luôn, hơn nữa
  cậu ấy đi vắng, tôi không chăm sóc chị, thấy chị gầy yếu, cậu ấy bắt
đền tôi thì sao...."nói rồi mẹ chồng tôi cười vui vẻ lắm. Tôi cũng
biết đó là lời nói cho vui , để cho  tôi khỏi áy náy trong lòng mà
thôi. Ôi cảm động biết bao, tình thương  của mẹ chồng đối với con dâu
như con ruột, mấy ai có được sự may mắn như tôi?

    3_   Chiến tranh ngày càng  khốc liệt, ra  đường ngày nào cũng gặp
xe nhà binh chở quan tài phủ lá quốc kỳ, thấy những người quen còn rất
trẻ , cũng trạc tuổi tôi rơi vào cảnh  mẹ goá, con côi, tôi lo lắng
quá nên đã hư thai đứa đầu tiên và phải nằm  bệnh viện gần tháng
trời.Suốt thời gian này, mẹ tôi cũng như mẹ chồng đã mỗi ngày vào nhà
thương với tôi, mẹ chồng tôi chưa có cháu nào nên cụ mong lắm, cụ đã
khóc khi biết tin tôi hư thai... Tôi xót xa trong lòng và càng kính
yêu cụ như mẹ ruột tôi vậy. Sau này  chúng tôi có con, mẹ chồng tôi
mừng lắm  và đã ở  suốt ngày , đêm trong bệnh viện , bế ẵm đứa cháu
nội , cho bú sữa, theo chân y tá  đến phòng tắm em bé vì cụ sợ họ làm
đau cháu .

    Khi mẹ con tôi  về nhà, hầu như ngày nào mẹ chồng tôi cũng  đến
thăm nom, bế bồng  cháu nội, cụ cưng  chiều cháu  lắm. Cháu rất ngoan,
ít khi khóc, vì vậy khi con tôi được  bảy, tám tháng gì đó , trong lúc
tôi đi dạy, cụ đã bế cháu về nhà,  chiều tối  vợ chồng tôi  đến đón
con, nhưng cụ không cho bế về....hiểu được lòng Bà thương cháu,  mặc
dù không muốn , chúng tôi cũng  phải để con ở lại  ngủ  đêm  với Bà.

    4_   Sau ngày mất nước, chồng tôi phải  đi tù cải tạo, mẹ chồng
tôi nói ba mẹ con tôi đến nhà cụ ở để cụ chăm sóc hai cháu cho tôi có
thời gian đến trường mỗi ngày. Thật sự nếu không nhờ Bà Nôi, Bà Ngoại
thì tôi cũng không biết làm sao xoay sở với cuộc sống mới quá khó khăn
này.

    Mẹ chồng tôi buồn trước cảnh hai con trai đi tù cải tạo, cụ sống
rất lặng lẽ và  vui với các cháu mà thôi. Trong dịp này mẹ chồng tôi
đã  cùng tôi chia  xẻ những âu lo, cụ nghe lén đài VOA và kể cho nghe
những gì cụ  biết. Cụ thường  nói chuyện về thời xa xưa lúc còn đi học
vói các cô giáo người Pháp, kể về bạn   học và   lúc này mới  thấy cụ
có trí nhớ rất tốt ,  cụ thuộc làu làu thơ văn tiếng Pháp cũng như
truyện Kiều, Chinh Phụ ngâm, Cung Oán ngâm khúc.... những lúc  rảnh
rỗi cụ thường đọc cho tôi nghe rồi hai mẹ con lại cười vui vẻ, tạm
quên nỗi buồn mất nước và người thân đang tù.....

    Thời gian này bị cúp điện thường xuyên, mẹ chồng tôi vì buồn và lo
cho hai con trai đang bị tù nên cụ không ngủ được . Với sự khéo tay
của cụ, đêm đêm ngồi bên ngọn đèn dầu, cụ đã cắt   và ráp nối những
miếng vải  nhỏ bằng lòng bàn tay  với bông, hoa, màu sắc khác nhau làm
thành những chiếc  chăn đắp cho các cháu.trông rất đẹp.

    5_   Mỗi lần nhận được giấy đi thăm nuôi chồng tôi, cả nhà đều vui
mừng và bàn nên làm những thức ăn gì có thể để lâu  được như xào mắm
ruốc với tôm, thịt, xả, ớt    , thịt kho mặn, thịt chà bông.....trước
ngày đi thăm nuôi làm những thức ăn có thể đê lâu chỉ vài ngày thôi.
như là bánh tét, cơm nắm.... Ngoài ra còn lo thuốc tây như  thuốc cảm,
tiêu chảy, dầu  gió... Vài ngày trước khi đi thăm nuôi, mẹ chồng tôi
nhắc nhở tôi xem lại có thiếu thứ gì  không còn đi mua thêm.Mỗi lần
như vậy mới thấy được  lòng Mẹ yêu con cái, hy sinh cho con không  bút
nào tả xiết.

    Bao giờ nhận được giấy cho thăm nuôi chồng, tôi cũng ghi tên  cụ
cùng đi theo vì  tôi hiểu được bà mẹ nào cũng muốn được gặp con của
mình hết, nhất là ở hoàn cảnh không biết ngày được thả về !!!!! Hơn
nữa chồng tôi cũng rất mong muốn được gặp lại mẹ già. Sau khi thăm
nuôi chồng tôi , về nhà ai cũng buồn  , riêng tôi đã khóc suốt nhiều
ngày , thấy vậy mẹ chồng tôi phải an ủi  tôi, chăm sóc các con tôi ,
không muốn để cụ  phải   bận tâm, tôi đã  cố gắng lo tròn bổn phận  và
sống vui bên  các con, chờ ngày chồng được thả về.....

    Tôi còn nhớ lần thăm nuôi đầu tiên, lúc ra về con gái tôi đã hỏi
bố cháu là bao giờ thì Bố về với Mẹ và chúng con, chồng  tôi ôm con
vào lòng và nói lần thăm nuôi kỳ sau thì bố sẽ về....Cũng  tưởng rằng
nói cho con bé vui mà ra về, không ngờ con gái chúng tôi  lại nhớ kỹ ở
trong lòng, mặc dù lúc đó cháu mới hơn ba tuổi. Tới kỳ thăm nuôi kế
tiếp, con gái chúng tôi nhất định không chịu ra về mà cứ ôm chặt  lấy
chân bố cháu , khóc đòi  bố  cùng về thì mới chịu ra về... dỗ mãi
cháu mới để cho bố ra xếp hàng để vào trại  giam. Trên đường về nhà,
ngồi trên xe đò con bé đã khóc lóc và kể là tại sao bố hứa sẽ về với
con khi thăm nuôi bố đợt này mà sao bố lại không về, con  bé khóc cho
đến khi lả người đi và ngủ thiếp mới thôi khóc. Trên xe toàn những
người cùng cảnh ngộ nay thấy cháu khóc la, kể lể như vậy, ai ai cũng
mủi lòng và khóc theo .

    6_   Khi trường học đựoc mở  cửa lại,  tôi gửi cháu trai  ở nhà mẹ
chồng tôi nuôi giùm  vì lúc đó cháu chưa được một năm, cháu gái về ở
với tôi, ngày nào đi dạy mang con gái gửi mẹ ruột, tối ghé thăm con
trai ,  rồi đón con gái cùng về nhà.... hoàn cảnh chung của mọi người
đều giống nhau như vậy. Tôi  may còn có bên nội, bên ngoại mà nhờ vả.
Mẹ chồng tôi rất vất vả với  con trai tôi vì cháu đau ốm phải  đi nằm
bệnh viện thường xuyên, lúc đó cũng nhờ cô em chồng tôi tốt và thương
cháu đã  đi buôn bán kiếm tiền mua thêm sữa cho cháu và trong thời
gian này tôi cũng được nhờ  bà bác nhà tôi chăm sóc con trai  tôi, cụ
rất cực nhọc với  cháu mỗi khi cháu nằm bệnh viện. Cụ đã ngày ,đêm ở
trong bệnh viện với tôi vì ban ngày thường tôi phải về nhà để đi dạy
học, chiều vào   và ở lại qua đêm, lúc đó bà bác mới chịu về nhà nghỉ
ngơi .Lúc con trai tôi lên sởi và  bị chạy hậu, sáng sáng  bà bác đã
cõng  cháu  đến  bệnh viện Thanh Quan  ở gần nhà để chích thuốc trụ
sinh suốt mấy tháng trời...Nay Bà Bác đã không còn để nhìn thấy thằng
cháu  đã  nên người.

    7_    Sau khi chồng tôi đi tù cải tạo về, mẹ chồng tôi đã giúp. đỡ
để  chồng  và con trai tôi có  điều kiện đi vượt biên  , chuyến đi bị
thất bại, hai cha con bị bắt giam, biết tin, tôi  và mẹ chồng   lại đi
nuôi tù . Thương con , thương cháu nên  cụ biếng nói, biếng cười, cụ
cứ chép miệng thở dài cả ngày , thương mẹ nhưng cũng chẳng biết làm gì
hơn được .... Sau mấy chuyến vượt biên không thành, hết tiền thì  cuối
cùng Trời , Phật thương ông anh cả nhà tôi và chồng tôi đã đi thoát
đến được bến bờ tự do.  Nhận được điện tín của cô em gái chồng tôi
đang sống ở  Mỹ  gửi về cho biết  chồng tôi đã tới được Thái Lan an
toàn  , cả nhà vui mừng và thở phào nhẹ nhõm, mấy lần trước đi dắt
theo  con trai, bị bắt, không thoát,  chuyến   này chồng tôi đi một
mình thì may mắn thành công, cả nhà cứ tiếc là không dắt theo cháu
nào.

    8_   Sau khi chồng tôi vượt biên thành công, mẹ chồng tôi muốn cho
mẹ con tôi đi tiếp vì cu không muốn gia đình chúng tôi phải xa cách
nhau, mẹ con tôi đi mấy lần đều thất bại và còn bị bắt nữa., chán nản
tôi quyết định ở lại chờ bảo lãnh. Sau mười năm rưỡi xa nhau, cuối
cùng gia đình chúng tôi đã đoàn tụ  , mẹ con tôi đã sống ở vùng tự do
nay gần mười bốn năm rồi, các con chúng tôi nay cũng đã trưởng thành
và học hành thành đạt, có công việc làm khá tốt. Mẹ con tôi thường
xuyên nhắc đến mẹ chồng tôi với tất cả tấm lòng biết ơn và kính trọng
cụ.

    Mẹ chồng tôi tuy sống ở thế hệ cổ xưa nhưng cụ đã được hấp thụ một
nền văn hóa Âu Tây nên  tính tình rất cởi mở, không phân biệt dâu ,
con. Cụ thương con và cháu hết lòng,  hy sinh tất  cả để mưu cầu hạnh
phúc cho con, cho cháu. Thật vậy, nhờ sự giúp đỡ của cô em nhà tôi bên
Mỹ gửi về, cụ không giữ để lo cho tuổi già mà đã lo cho các con đi
vượt biên....Tình Mẹ thương con , thương cháu bao la như nước trong
nguồn chảy ra và  cụ đã có chuyến bay qua đây với con trai, con gái ,
nhưng cuối cùng cụ xin huỷ chuyến bay và ở lai với gia đình người em
gái và người em trai của chồng tôi.

    9-_   Được tin mẹ chồng tôi đau và yếu nhiều, tôi rất buồn và xót
xa trong lòng, hàng ngày chỉ biết cầu xin Trời cho mẹ tôi mau
qua cơn bệnh và sớm bình phục lại. Cụ là gương sáng cho tôi theo để
biết cách cư xử với con dâu của chúng tôi, cụ là bà mẹ chồng  hiếm có
ở thế gian này, tôi chỉ biết nói  cám ơn Mẹ đã cho con những ngày sống
thật hanh phúc, thật  đầm ấm bên  Mẹ, tình  thương mà Mẹ đã dành cho
con, con xin ghi nhớ mãi mãi.....

nguon: honque.com
          

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ls: Chuyến Di Tản Buồn (1/16/2009)
LS: Những con cào cào xanh (1/14/2009)
LS: Nợ Một Cuộc Đời (1/14/2009)
Ls: Tình Chiến Hữu (1/14/2009)
Ls: Tiếng Gọi Cấp Cứu Trong Đêm Giao Thừa (1/14/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Ls: Tình Nghĩa, Nghĩa Tình (1/13/2009)
Ls: Chào Mẹ (1/13/2009)
Tin/Bài khác
Câu Chuyện Ptan # 10: Nỗi Buồn Mùa Thu (1/3/2017)
Ls: Ptan # 8: Ba Dòng Nước Mắt (1/3/2017)
Ls: Câu Chuyện Ptan # 6, Người Con Gái Phú Hòa (1/3/2017)
Ls: Cô Giáo Ngụy (1/12/2009)
Ls: Sàigòn Ngày Trở Lại (1/12/2009)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768