Friday, 19 December 2008
Chuyện Phiếm Lễ Giáng Sinh
24.12.2008
“Cho anh xin số nhà,”
cùng cho anh xin biết tên
đường
và xin cho anh biết tên em luôn
(Trần Thiện Thanh –
Cho anh xin số nhà)
(Yn 15: 13)
Lúc anh xin, có lẽ vào thập niên
’60. Vào lúc, mà cả nước đang rộn lên với
tình hình chính trị/thời sự/văn hoá có thay
đổi. Có sự hiện diện của người
Mỹ, khắp thị thành. Lúc đó, là lúc bản thân
bần đạo cũng thấy có cái gì đó nôn nao thúc
đẩy, với những sinh hoạt văn hoá rất
mới. Chừng như, bạn bè người thân khi
ấy, đã có giòng chảy âm nhạc, chuyển từ suy
tư thầm lặng sang qua ý lời/nhịp điệu
nhanh nhanh, giựt giựt, rất Phương Tây. Và đó
cũng là lúc, nhạc bản “Cho anh xin số nhà” đã nhanh
chóng xuất hiện, rất dí dỏm. Rất linh tinh. Thân
tình. Của người bạn.
Nhạc bản do ca sĩ Nhật
Trường viết, đã có thêm vài đoạn vui
tươi, ý nhị, như sau:
“ Cho anh biết
tên đưòng
ngoại ô, hay
con phố gần
để lòng
anh cũng như mùa xuân, mới đến.
Em ơi, anh
rất nghèo, tiền tiêu anh không có nhiều
Mà tình yêu, anh
không bao giờ thiếu… (Trần Thiện Thanh – bđd)
Tiền tiêu không có nhiều,
quả là một trần tình kha khá đúng. Đúng, vì
lời ấy chẳng mảy may hàm ngụ một xin
xỏ. Nhưng, vẫn cứ bảo: “tình yêu, anh không bao
giờ thiếu!” Phải chăng, trần tình này cũng
cần xét lại. Xét lại, để xem tình yêu anh đem
đến, có là tình người nghệ sĩ. Hay vẫn
là, “tình mình bây giờ” hoặc “tình chỉ đẹp khi còn
dang dở…”, vv... và vv.. Hệt như thế, có thứ tình
luôn kêu gọi mọi người vốn xuất phát
từ thời đã lâu, luôn là chuyện có thật. Và là
sự thật. Sự thật ấy như thế này:
“Không có tình nào
cao cả
hơn tình thương
của
người đã hy sinh mạng sống
vì bạn
hữu của mình.”
(Yn 15: 13)
Vấn đề ở đây,
chẳng phải là: ta nên so sánh thứ tình nào với tình
nào. Tình nào hay, tình nào dở. Tình này hay hơn, hoặc kém hơn.
Nhưng, nói chữ “tình” là nói về gì? Về, tình dục
ư? Hay tình yêu, tình đời rất nhiều thứ?
Trước hết, ta cứ
thử bàn về những tình có dục, có tình thân
thương được đề cập rất lâu,
nơi hiến chế mang tên “Humanae Vitae”, hồi Đức
Phao-lô VI còn trị vì. Thử bàn ở đây, tức là: bà
con ta chỉ nên giới hạn bàn và thảo trong khuôn
khổ “nghe”, chứ không “nói”. Bởi, nói thì nhiều
người cũng đã từng nói. Nói nhiều. Nói lâu. Và
nói dài dài. Nhưng không bàn. Tốt hơn, nay ta vẫn nên
nghe. Vâng, nghe có thể là ta nghe cũng khá nhiều. Nhưng,
nay hãy nghe từ một đấng bậc không thuộc
hệ cấp giáo triều, rất chính quy. Hoặc, cũng
không phải là người chủ trương đưa
ra một phán quyết, cho mọi người hiểu
biết lẫn thực thi. Nay, cứ thử nghe giáo
chức thần học có tên là Paulinus I Odozor, chuyên phụ
trách môn luân lý; và ông cũng từng dạy bộ môn
hội-thánh-học tại khoa thần, thuộc Đại
Học Notre Dame, Indiana xứ Hoa kỳ. Nghe, cũng là điều
hay. Nên làm lắm chứ nhỉ, hỡi bạn và tôi.
Vị giảng sư trên, đã
hơn một lần từng nhận định:
“Đọc đi đọc
lại nhiều lần hiến chế Humanae Vitae 40 năm
sau, ngày được công bố, dưới nhãn quan
của người chuyên chú về thần học xứ Châu
Phi, tôi tin rằng Hiến Chế này càng làm gia tăng
sự phong phú của công việc mà chúng ta đang làm
chứng cho Chúa ở lục địa này ít nhất là
về 5 phương diện: hôn nhân, tình phụ mẫu có
trách nhiệm, đối xử với các nữ phụ và
thiếu nữ, về HIA/SIDA, và nhất là về kiểm soát
sinh đẻ.(Paulinus Ikechukwu Odozor, Healthy Vision for Africa,
Tablet Special 26/07/08 tr. 25
Với một thế giới khá
chú trọng về tình dục/vật chất và chịu
sự đe doạ từ nhiều phía, thì hôn nhân dứt
khoát không phải “hậu quả của một rủi may”
hoặc kết quả một tiến trình mù quáng từ
mãnh lực tự nhiên, nhưng chính thực là thể
chế rất tinh khôn, có được quan phòng của
Chúa, Đấng kiến tạo mọi sự. Hôn nhân
đây, không chỉ là thực thể ở thế trần,
nhưng luôn nằm trong kế hoạch và ý định
của Thiên Chúa. Ý định của Ngài, đã kết
hợp nhiều lối sống và cách thế xử sự
trong thế giới phàm trần. Nhưng, lại bác bỏ
nhiều phương thức khác.
Với thế giới luôn xào xáo
giữa những chuyện Đạo-đời, thì
việc sống thực/sống đúng tinh thần mà Chúa
dạy khuyên, vẫn không phải là “chuyện nhỏ”,
rất dễ làm. Càng không là chuyện be bé, khi lời
dạy của Chúa, xưa nay không chỉ phổ biến
với thế giới văn minh có nhiều năm kinh
nghiệm về chuyện phức hợp, có dục có tình.
Nhưng, đã trải rộng ra với thế giới
bình thường của các bậc hôn nhân chưa một
lần biết đến văn minh tiên tiến của Âu
Mỹ, rất hiến chế. Đa phần, đó là các
nước châu Phi, châu Á còn rất nghèo. Thiếu nhận
thức sâu sắc về phương pháp, cũng như
phương tiện để sống có tình có dục. Chí
ít, là ở các dân nước/sắc tộc vốn quen
với thói tục đa thê.
Đa thê hay lắm bạn,
nhiều khi chỉ là tiến trình của thế giới
thân thương, trong đó có tình tự như:
“Anh sẽ
đến thăm em dù nắng hay dù mưa
anh sẽ
dắt em đi dạo phố em chịu chưa?
Rồi anh nói em
nghe chuyện má ba ngày xưa
bằng vô
số câu ca dao tình yêu thật dễ thương.” (Trần Thiện Thanh – bđd)
Với hiến chế Humanae Vitae,
không đơn giản là như thế. Chí ít, là ngày hôm nay,
thế giới quanh ta đã nhiễm nhập rất
nhiều não trạng ngừa chống bào thai. Não trạng,
tệ đến độ đưa con người
về với thất trung, qua phối ngẫu. Dẫn
đưa về với bầu khí, mà người nữ
phụ vẫn bị xử ép như đồ vật
của những vui chơi, đầy dục tính.
Quả là, thế giới hôm nay,
đang có nguy cơ nghiêm trọng về đạo
đức. Trên thế giới, nay xuất hiện ngày càng
nhiều, các tệ trạng dâm thư, phim/truyện/hình ảnh
đầy dâm dục. Tệ trạng phá thai vẫn luôn tràn
bờ. Lại còn, tình trạng buôn bán phụ nữ làm thân
nô lệ dưới nhiều hình thức, như: buôn cô dâu,
xuất cảng lao động, người làm công/ở
đợ, trên khắp hang cùng ngõ hẻm, không chỉ ở
xứ Đài hoặc vùng cực lạnh, gọi tên
nước Hàn. Chính vì thế, tác giả Paul Odozor, có
đề nghị rất thực tế, như:
“Có hai điểm, cần mang trong
đầu vào ngày ta mừng kỷ niệm 40 năm ngày ban
hành hiến chế nói trên, thứ nhất là: việc
lĩnh hội các văn bản quan trọng về thần
học như hiến chế Humanae Vitae cần thực thi
trong khuôn khổ đầy khiêm tốn. Dù, ở nhiều
trường hợp, bản văn hiến chế có
nhiều chỗ nhiều đoạn không làm ta hài lòng cho
lắm. Phải tin tưởng mà coi đây như lời
dạy đích thực mà Thánh Thần Chúa đang dẫn
dắt Hội thánh biết cảm kích chấp nhận
sự thật, mà có lẽ ngôn ngữ chuyển tải còn
nghèo. Điểm cần nhấn mạnh ở đây, là:
không nên vùi dập bác bỏ nhu cầu cần bình phẩm,
cho dù đó có là bản văn của Giáo quyền. Và,
vấn đề cần bàn, là: dù cần thiết phải
có những phẩm bình như thế, vẫn không nên
tấn kích vào lời lẽ của bản văn hoặc,
vào uy quyền, nguồn gốc của văn bản
ấy. Đó cũng là trường hợp từng xảy
đến với hiến chế nói trên. Bởi như
thế, sẽ có nguy cơ là ta dễ để mất
sự thật sâu sắc mà bản văn nói trên từng
dạy dỗ.
Điểm kế tiếp, là:
cũng nên học các bài học lịch sử trong tiếp
nhận hiến chế Humanae Vitae. Nghĩa là, ta nay đã
thực sự có chân trong Hội thánh toàn cầu rồi, thì
các thần học gia hay thành phần nào khác của Hội
thánh không nên xử sự hoặc coi bản văn của
Giáo quyền được gửi đến với toàn
bộ Hội thánh, chỉ như tài sản tư riêng
của Hội thánh. Nhưng, luôn để ý thích hợp
với các ưu tư quan ngại và thị kiến của
thực tại.
Suy tư thần học về các
văn bản như thế không nên tìm cách áp đặt
một thái độ tiêu cực đồng bộ
đối với lời dạy/giáo huấn hoặc
bản văn đang thành vấn đề. Thánh Thần
Chúa không là đặc sản đặc quyền của các
Giáo hội quyền thế/rất giàu hoặc của
một vài nhà thần học có uy tín, gây ảnh
hưởng.” (Paulinus Odozor, bđd)
Nói cho cùng, đụng đến
thần học hoặc vản bản của giới có
thẩm quyền, như Giáo quyền, tưởng cũng
chưa bao giờ là chuyện nhỏ. Càng không là chuyện
nho nhỏ, cho các bé em nhỏ bé, rất thấp cổ. Bé em
có thấp cổ, bé họng vẫn có thể ca hát và kể
truyện để minh hoạ. Minh và hoạ, để
mọi người sẽ cảm thông và cảm kích với
khó khăn của bậc cao/to, rất ở trên. Cho nên, hãy
cứ vui đi mà đọc những truyện kể, khá
vui như sau:
“ Một nữ phụ vốn rất ưu tư
bức xúc về chuyện thai nghén, với sinh con, bèn
quyết định đi tìm vị y sĩ khoa nhi,
để vấn kế. Trong hỏi han vấn kế,
chị nêu vấn đề như sau:
-Thưa bác sĩ, em hiện đang có vấn
đề khá nặng. Hôm nay, chạy đến bác sĩ là
để tìm lời khuyên nào thực tế, hầu
thực thi. Thưa bác sĩ chuyện thì dài dòng lắm,
nhưng tóm tắt là thế này: em đang có đứa con
xinh xắn chưa đầy một tuổi, và bây giờ
lại tấp tểnh có thai, được vài tháng.
Thật tình, thì em chẳng muốn sanh thêm chút nào, cả con
còn nhỏ mà cứ dồn dập thế này, chắc em
chết.
-Tôi hiểu hoàn cảnh của chị. Nhưng,
cứ cho biết tôi có thể giúp chị được gì
chăng.
-Dạ cảm ơn bác sĩ, em chỉ muốn
dứt điểm cái thai trong bụng. Em chán nó lắm
rồi, bác sĩ ơi. Có cách gì, bác sĩ giúp em không?
Suy nghĩ cũng khá lâu, nhưng vị y sĩ
nổi tiếng là hiền lành, chẳng nói chẳng
rằng, đợi đến khi thân chủ mình hối
thúc, mới đạp lại:
-Tôi đang nghĩ, giải pháp hay nhất và ít nguy
hiểm hơn cả, cho cả bà mẹ lẫn thai nhi,
vẫn là… là…
-Là gì hả bác sĩ? Em biết ngay là những
người học rộng tài cao như bác sĩ, thế
nào cũng nghĩ ra điều gì đó tốt đẹp
mọi bề…
-Chị cũng thừa hiểu, cách hay nhất
để không còn bận tâm đến con nhỏ, thì
chỉ còn một cách là… Và như thế, chị sẽ có
nhiều thì giờ rảnh rỗi hoặc nghỉ ngơi
trước khi cháu thứ hai chào đời.
-Làm thế nào bây giờ, xin bác sĩ cứ cho
biết, em sẽ nghe theo?
-Chỉ còn một cách là trừ khử đi
một cháu, là xong ngay. Chẳng cần biết đứa
nào nên giữ đứa nào, cần trừ khử.
Nhưng, muốn cho mọi chuyện êm đẹp lại
không làm gì hại đến cơ thể của mình
đang có thai, thì chỉ có cách là trừ khử đứa
bé chị đang ẵm bế.
-Không được đâu bác sĩ. Làm thế
tội chết. Như thế là giết người.
Tội này có chết cũng không được giải,
cũng không ai tha.
Đúng thế. Tôi hoàn toàn đồng ý với
chị. Nhưng xem ra, chị vẫn muốn bỏ đi
một cháu. Nên, tôi nghĩ cách hay nhất và không có gì rắc
rối cho cơ thể chị, là chọn đứa
lớn, mà giết quách…là xong.
-Không! Nhất định là không. Em chẳng
thể nào nghe lời xúi dại của bác sĩ đâu.
Vị y sĩ mỉm cười. Cuối cùng thì,
người mẹ trẻ nay cũng biết, là: giết con trẻ dù là
đứa đã lọt lòng hay còn nằm trong bụng
mẹ, vẫn là hành động giết người. Không hơn không kém. Vẫn cùng tội phạm.
Rất đáng sợ. Khác chăng chỉ là có sự hỗ
trợ của luật pháp ngoài đời hay không, mà thôi.
Truyện kể ở trên, vẫn
giống như sự thật thường xảy ra ở
nhiều nơi. Cả bên tây , cũng như quê nhà. Tại
bảo sanh viện hay nhà thương. Phòng mạch bác
sĩ tư. Chừng như, người ta vẫn quên
đi mất một bổn phận. Bổn phận ấy
là: yêu thương và nhận lãnh. Chứ không phải, chỉ
biết lánh nặng tìm nhẹ. Thích vui chơi. Sung
sướng lấy một mình. Hơn là, kiện toàn trách
nhiệm của tình thương yêu. Thứ tình, có hoa trái
kết quả của hạnh phúc, lẫn yêu thương.
Của, tình yêu chân chính. Đích thực. Hoà hợp. Thứ
tình bắt đầu bằng câu thơ, bài hát của
người nghệ sĩ rất thân quen, hồi
trước:
“Cho anh xin
số nhà, này cô em sinh xắn nét hiền hoà
Này cô em xinh, áo
xanh em xinh
Cho anh xin số
nhà, này cô em má xinh hồng hồng.
Này cô em xinh màu
da rám nắng
Tuy xe anh
chẳng đẹp đừng chê anh không bắt kịp
Nhiều chàng
trai đang rong chơi trên đường phố” (Trần Thiện Thanh –bđd)
Chàng trai rong chơi ấy, vẫn
thấy dẫy đầy ở khắp nơi. Có từ
thời Đức Giáo Tông ban hành Hiến Chế Humanae
Vitae. Có cả vào lúc lưỡng viện Tây Tầu bỏ
phiếu ủng hộ việc ngừa/phá thai, có hợp
pháp. Có cả ơn bên Tây lẫn bên ta. Bên Mỹ lẫn bên
Tầu. Những bên, vẫn còn có các chàng trai rong chơi,
hưởng thụ. Vô trách nhiệm. Cứ phủi tay. Khi
đụng chuyện.
Trần Ngọc
Mười Hai
Suy tư nhiều
Về hiến chế
Cuộc sống con người
Rất Humanae Vitae.
http://dcctvn.net/news.php?id=1580
NHỮNG
ĐIỀU TRÔNG THẤY MÀ ĐAU ĐỚN LÒNG...
9 lần liên tiếp, gã Jean Pierre Ley Marie, nông dân 44
tuổi, ở Saint-Bonnet-la-Rivìere, vùng Corrèze nước Pháp,
đã đỡ đẻ cho vợ gã là Rolande. Sau khi
cắt cuống rốn, cũng 9 lần liên tiếp, gã
đã giết 9 đứa con của gã. 9 lần, tuần
tự, có phương pháp, thản nhiên như không, gã đã
khử 9 mạng người rồi chôn vùi các tử thi
dưới nửa thước đất ngay đàng sau
kho thóc nhà mình.
Ai lại không cảm thấy phẫn nộ, ghê tởm
trước một hành động tàn nhẫn rùng rợn
như thế ? Tuy nhiên, nếu gã sát nhân miền Corrèze
ấy là cư dân quốc tịch Mỹ, đã cẩn
thận bóp cỏ chết 9 đứa con của gã
trước khi cắt dây rốn của chúng, thì theo Tòa
Thượng Thẩm Hoa Kỳ, công dân ấy đã làm
một chuyện hoàn toàn hợp pháp, bởi vì họ cho
rằng: Một đứa trẻ sơ sinh chỉ
thật sự là người sau khi đã cắt... dây
rốn !
Bằng chứng là một bác sĩ giải phẫu
đã có thể bóp chết một thai nhi 6 sáu tháng
đẻ non mà cô y tá đã đặt vào lồng ấp mà
vẫn không hề vi phạm Pháp Luật, bởi vì chính
khoản luật ấy cho phép phá thai vào thời hạn 6
tháng như người mẹ đã đăng ký phá thai
Tại nước Anh, người ta cho phép
được phá thai cho đến lúc thai nhi
được 28 tuần lễ, tức là 6 tháng
rưỡi. Ở Hoa Kỳ, trước năm 1973,
tại Maryland, người ta chỉ được phá thai
tối đa lúc 26 tuần tuổi. Tại New York là 24
tuần. Tại Washington thì ít hơn, chỉ
được đến 12 tuần Ở Thụy
Điển và Đan Mạch cũng là 12 tuần. Còn ở
Pháp, giới hạn chỉ cho 10 tuần, tức 2 tháng
rưỡi tuổi.
Trong cái xã hội điên rồ ( société schizophrène ) ngày nay,
một câu hỏi cứ luôn được đặt ra:
lúc nào thì biết được phái tính trai hay gái của
một thai nhi người ? Các nhà khoa học đã trả
lời nhất trí một cách chính xác: đó là khi 23
nhiễm sắc thể ( chromosomes ) của một tinh trùng
( sperme ) phối hợp với 23 nhiễm sắc thể
của một noãn ( ovule ), thì một mạng sống con
người đã được cấu tạo.
Khi một đứa trẻ bị bắt cóc, bị hành
hạ hay bị giết hại, người ta huy
động tất cả cảnh sát, mọi phương
tiện thông tin và tư pháp của cả nước
để truy tìm nạn nhân cũng như thủ phạm.
Điều ấy là lẽ đương nhiên. Mọi
người đều nhất trí đồng thanh bênh vực
kẻ yếu hèn nhất để lên án, hạch tội
những tên đao phủ, nhất là khi đứa trẻ
nan nhân lại là con cái của mình. Vậy mà, đối
với thai nhi...
Một số người ngụy biện: Sinh chúng ra
chào đời mà làm gì ? Rồi phải để cho chúng
chịu khổ chịu sở, bị hành hạ, cũng có
thể bị giết hại cách này cách kia. Nhẹ nhất
là khi lớn lên, chúng cũng có cơ nguy bị thất
nghiệp, không có công ăn việc làm... Tốt hơn hết
là cho phá thai, đỡ rách việc !
Đôi vợ chồng Leymarie đã nêu ở đầu
bài đã nghĩ rằng bọn họ đã có
được 2 mặt con, một trai là Vincent và một
gái là Ghislaine. Do vậy, 9 đứa con liên tiếp sau
đó chẳng còn cần thiết nữa, giết đi cho
nhẹ nợ ! Lại có lắm kẻ nhiễu sự còn
tỏ ra thắc mắc: Thế tại sao lại chừa
riêng 2 đứa đầu tiên làm gì ? Ở Pháp, có
người đã viện cớ là hàng năm có đến
350.000 trẻ em đã chết yểu vì bị cha mẹ
chúng ngược đãi, vậy thà giết chúng đi ngay
khi còn trong bụng mẹ thì có hơn không ? Trước sau
gì chúng cũng bị giết hại cơ mà ? Lập
luận như thế thật là hèn mạt và mâu thuẫn !
Sau đây là những con số đập vào mắt, vì
chúng nhuốm máu: Nếu để cho các trẻ em ấy
sống, chúng có được ít nhất là 99% cơ may
không bị giết và tồn tại, không sướng không
khổ hơn tôi. Trong trường hợp ngược
lại, chúng bị giết ngay từ lúc còn là bào thai, chúng
chẳng có một chút xíu cơ may nào hết !
Người ta hoan nghênh sự sống của đứa
trẻ sau khi đã sinh ra, là bởi vì người ta nhìn
thấy em, nghe tiếng em khóc chào đời, bởi
khi ấy, em được luật pháp bảo vệ.
Thế nhưng, người ta lại ra án tử
trước cho em, bởi vì em còn chưa thấy mặt
mũi như thế nào, chưa thể nói gì, và em cũng
không có bất cứ một luật sư nào để bênh
vực cho em !
Trong hai trường hợp nêu trên, em nào là kẻ yếu
hơn và đáng được xã hội bảo vệ
hơn ?
Trao cho một bà mẹ bình thường một khoản
luật để bà ta có thể loại bỏ đứa
con trong bụng mình, chẳng phải đó là khiêu khích, là
xúi giục bà ta giết con mình đó sao ? Người ta
thống kê được là: từ sau khi luật pháp cho phép
phá thai, những vụ âm mưu giết trẻ em đã
tăng vọt lên gấp đôi ! Bác sĩ nổi tiếng
Albert Schweitzer đã nhận định: “Kẻ nào
đã đánh mất lòng tôn trọng một phần nào
đó nhỏ nhất của sự sống, kẻ ấy
sẽ hoàn toàn mất hết lòng tôn trọng mọi
mạng sống con người” ( L’homme qui perd le respect de la
moindre parcelle de vie, perdra le respect de toute vie ) ( L’homme
qui perd le respect de la moindre parcelle de vie, perdra le respect de toute
vie )
Cặp vợ chồng Leymarie cứ tưởng rằng
mình có thể thanh toán hết 9 đứa trẻ bất
đắc dĩ đã đậu thai, đã viện lẽ
không thể nào nuôi chúng nổi với số tài sản là
một trang trại rộng... 8 hecta ! Thử hỏi, có bao
nhiêu người cho rằng có thể loại bỏ
đứa con để giải quyết các khó khăn
của cha mẹ như nghèo đói, vô trách nhiệm, xung
đột lủng củng trong đời sống vợ
chồng... Chẳng lẽ lại có thể đặt lên
bàn cân, một bên là một mạng sống con người,
một bên là một vấn đề của xã hội hay
sao ?
Xin hỏi là: có thể hy sinh một em bé non nớt vô
tội để tìm được sự thoải mái trong
đời sống bình thường của cha mẹ em bé
ấy, vốn dĩ phải là những kẻ có nghĩa
vụ trên hết là bảo vệ em bé ấy chăng ? Qua
giòng lịch sử nhân loại, người ta luôn luôn
nhận thấy có 3 loại con cái sau đây:
1. Loại con cái được cầu mong tha
thiết ( Les enfants intensément voulus – con cầu tự ) Các
nghiên cứu xã hội học chứng minh là những
đứa trẻ bị cha mẹ hành hạ nhiều
nhất lại chiếm một phần khá đông trong
số loại con cầu tự này, bởi cha mẹ đã
quá ích kỷ hẹp hòi, chỉ mong chúng ra đời là vì
chính họ mà thôi, để rồi qua chúng, họ thực
hiện được điều mà chính họ đã
từng thất bại trong đời họ.
2. Loại con cái bất đắc dĩ ( Les enfants
non-voulus ) Đây là những đứa bé
thường bị giết chết ngay lúc chưa sinh ra
hoặc bị loại bỏ ngay khi mới chào đời,
chiếm đa số là con gái, chỉ bởi vì thông
thường người ta cho con gái là vô tích sự, không
bằng con trai. Thời cổ Roma, ông bố là gia
trưởng, có toàn quyền sinh sát trên đứa con. Ông ta
có thể vứt đứa con gái vào thùng rác công cộng.
Ngày nay thì chính bà mẹ lại được cho phép có cái
thứ quyền dã man ấy trước sự che chở
của luật pháp.
3. Loại con cái được đón nhận ( Les
enfants acceptés ) Đây sẽ là những đứa con
được cha mẹ yêu thương chiều chuộng
hơn hết. Qua kinh nghiệm nhiều năm qua, Hội
Cứu Giúp Các Bà Mẹ Mang Thai ( SOS Futures Mères ) đã
chứng minh là: Phá thai không bao giờ là một giải pháp
tốt, nó chỉ đưa tới thêm một rắc
rối nữa cho thảm cảnh đã có. Người ta
có thể bảo đảm rằng: một đứa
trẻ lúc đầu đã không được cầu mong,
thì không ngờ sau đó lại là niềm vui lớn cho gia
đình của em. Như thể để bù lại sự
do dự của cha mẹ lúc em mới hoài thai, em
được yêu thương chiều chuộng hết
mực. Một sự kiện được ghi nhận
là: trong số 100 đứa bé được cứu thoát
kịp thời khỏi những nơi phá thai ở
miền Amonay nước Pháp, thì không có một em nào lại
thiếu tình thương, hơn nữa, chẳng có em nào
bị cha mẹ ngược đãi.
Trích POURQUOI LES METTRE AU MONDE ?
Lm. BÙI QUANG DIỆM, DCCT lược dịch
1996
|