MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
tin lợi ích :: tài liệu và mẹo vặt hữu dụng
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tin Lợi Ích: Nên Cẩn Thận Khi Xử Dụng Email & Internet.
Thứ Tư, Ngày 31 tháng 12-2008

TIN LỢI ÍCH: Nên Cẩn Thận Khi Xử Dụng Email & Internet.

  Cách đây vài tuần, một người bạn gọi điện thoại cho tôi than phiền
"không hiểu tại sao mà dạo này trang nhà BÌNH GIẢ — Quê Hương Yêu Dấu
(http://www.binhgia.net) của chúng tôi chạy chậm quá!" Tôi cũng nửa
tin nửa ngờ nên đã nhờ anh thử dùng một máy khác xem sao. Anh thử và
báo lại là kết quả rất tốt. Tôi bắt đầu nghi ngờ có thể máy anh ta bị
"virus" hay "spyware" chi đó, và định cuối tuần sẽ gọi điện thoại để
nhắc chừng... nhưng tôi chưa kịp gọi lại thì tối Thứ Sáu, tôi nhận
được một Email như sau:

Computer của mình bị một chứng bệnh lạ: Mở lên vẫn vào được Windows,
nhưng chỉ có hình background còn các thứ khác không hiện lên, kể cả
"Start" và dĩ nhiên là các "shortcuts" cũng không... Xin giúp ý kiến,
trừ ý kiến ... "Mua máy khác!"

Sáng sớm Thứ Bảy, tôi gọi điện thoại lại cho anh và hai anh em mày mò
cả tiếng đồng hồ mới "giải quyết được vấn đề" và chúng tôi khám phá ra
trong máy của anh có tới hơn 400 "ổ phục kích" (objects) do các "thám
tử vô hình" cài đặt trong đó để rình mò, lục lọi và có thể đánh cắp
những dữ kiện riêng tư trong máy của anh. Hú hồn! Sau khi giúp anh ta
"quét dọn" và cái máy đã chạy lại rất nhanh, tôi nảy ra ý định viết
bài này với hy vọng quý bạn đọc sẽ thận trọng hơn khi sử dụng "Email &
Internet".

Thống kê của "Liên Minh Bảo Mật Mạng Quốc Gia" (National Cyber
Security Alliance) cho biết hiện nay có trên 80 ngàn "con sâu" các
loại (virus, worms, trojan horse, adware, key-stroke logging, spyware,
etc...) lưu hành ngang dọc khắp thế giới với mục đích phá hoại, đánh
cắp "tin mật", hay nhiều khi chỉ để "vui chơi"... gây thiệt hại hàng
triệu Đô-La cho chính phủ, hãng xưởng, và khách hàng tiêu dùng! Con số
này càng ngày càng gia tăng với một tốc độ khiếp đảm và nhiều mánh
khóe tinh vi để "săn lùng" người sử dụng máy vi tính khi họ "lang
thang trên mạng".

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2005, đã có gần 2 ngàn "con sâu" mới với
nhiều khả năng "tàn phá" mãnh liệt hơn, đặc biệt trong lãnh vực
"spyware" — chương trình do thám tử cài lén vào máy như một "loài ký
sinh" để phục kích chờ thời! Một trong những triệu chứng bạn có thể
nhận ra là máy của mình trở nên "chậm như rùa", đặc biệt là khi khởi
động hoặc kết thúc (bootup and shutdown); cũng có khi bạn thấy xuất
hiện một vài thanh "toolbar" khác thường hoặc vài ba cái "popup" quảng
cáo lăng nhăng, v.v...

Thường thường khi mua máy vi tính (computer), bạn đã cài đặt software
(phần mềm) chống "virus" nhưng quên mất một điều rất quan trọng là
không cập nhật (update) thường xuyên nên không đủ khả năng chống lại
những "con sâu" mới xuất hiện trên "siêu xa lộ thông tin" (information
superhighway). Thêm vào đó, bạn phải hiểu là không có phần mềm nào có
thể chống lại tất cả các loại "virus" hay "spyware" qua nhiều hình
thức xâm nhập khác nhau như email hay những quảng cáo bạn vô tình "xem
qua cho biết sự đời". Cũng có khi bạn tìm thấy một vài phần mềm rẻ
tiền (shareware) hoặc cho không (free) trên mạng và cài đặt (install)
vào máy nên các "thám tử" (spyware) này theo bạn từng giờ qua bàn phím
và các tài liệu chứa trong máy để lấy cắp mật mã (password), số thẻ
tín dụng (credit card), và những tin tức cá nhân của bạn và dùng chính
email của bạn để "vận chuyển" tin tức về máy chủ của những tay
"hacker" chế tạo ra những "phần mềm" đó. Bạn cũng phải cẩn thận khi sử
dụng email, vì càng ngày càng có nhiều "thư rác" (spam mail) quảng cáo
rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm không thể lường được gởi theo kiểu "junk
mail".

Đã có nhiều người quá tự tin vào "bức tường lửa" (firewall) hay phần
mềm chống "virus" hoặc "spyware" nên thường xuyên vào thăm những "chat
room" vớ vẩn, hoặc đọc những Email quảng cáo hấp dẫn nhưng lạ lẫm...
rồi than phiền không hiểu tại sao máy của mình chạy chậm hoặc xuất
hiện nhiều hình quảng cáo lạ; đó là chưa nói tới những trường hợp bị
"mất tiền" trong ngân hàng hoặc thẻ tín dụng! Cũng có người vì không
biết những nguy hiểm khi sử dụng "Email & Internet" nên đã không dùng
"password" (mật mã) hoặc dùng với những chữ rất đơn giản, dễ đoán nên
đã bị "hacker" tóm lấy và sử dụng để làm những chuyện tai hại, có khi
vi phạm luật pháp; và nếu gặp trường hợp bị điều tra thì chứng cớ rõ
ràng là "sự xấu" phát xuất từ máy của mình. Tốt nhất là đừng mở những
email bạn không biết hoặc nghi ngờ không rõ từ đâu tới; cũng đừng "dạo
chơi" trên những trang web không cần thiết vì hầu hết đều chứa đựng
"adware" (quảng cáo) hay "spyware" (do thám) không có lợi cho bạn. Một
điều bạn cần hiểu là các phần mềm chống "virus" không thể ngăn chặn
tất cả những loại này, vì trên phương diện kỹ thuật, thật khó mà phân
biệt được cái nào cần thiết cho hệ thống điều hành máy (Operating
Systems) hay những phần mềm bạn sử dụng (Application Software) với
những phần mềm dưới dạng "adware" hay "spyware"!

Vậy "adware" và "spyware" là gì?

Adware là một loại phần mềm (software) khi được cài đặt (install)
trong máy vi tính, nó có thể biến hệ thống điều hành máy (Windows
Operating Systems) thành nơi chứa những "popup" quảng cáo. Phần mềm
này có thể ghi lại những dữ kiện thông tin trong máy rồi gởi tới các
điạ chỉ đã được "ém" sẵn trong máy của bạn. Trên một bình diện nào đó,
"adware" có thể coi là một thứ "vô thưởng vô phạt", có nghĩa là nó
không làm hại gì tới hệ thống điều hành máy vi tính của bạn, ngoại trừ
cái giá bạn phải trả là máy sẽ chạy rất chậm, đặc biệt là khi "lang
thang trên web", vì chúng nó đang bận rộn "vận chuyển" những quảng cáo
qua lại giữa máy của bạn và "máy chủ".

Spyware cũng giống như "adware" nhưng hậu quả tai hại hơn vì nó "càn
quét" trong máy của bạn để tìm kiếm những dữ kiện thông tin trong đó
rồi gởi email về "máy chủ" hoặc nối kết địa chỉ email của bạn với
những trang web mà bạn từng viếng thăm. Ngoài những nguy hiểm về sự an
toàn cá nhân như số an sinh xã hội, thẻ tín dụng, v.v.... bạn sẽ phải
đương đầu với hàng trăm, có khi tới hàng ngàn "spam mail" mỗi ngày!

Quỷ quyệt hơn "adware" và "spyware" là phần mềm có tên "dialers"! Cái
loại phần mềm tai ác này thường thường được gắn kèm vào các "spam"
khiêu dâm hay "hot girls" để "cướp đoạt" đường chuyền vào internet của
bạn rồi tự động dẫn đến những trang web rất ghê tởm và xấu xa. Tệ hại
hơn nữa, nếu như máy của bạn có "modem" nối với đường giây điện thoại,
nó sẽ dùng để gọi điện thoại viễn liên và bạn sẽ phải điên đầu với cái
hóa đơn điện thoại cuối tháng. Nếu bạn không cẩn thận, chỉ đơn giản
"nhắp" con chuột để đọc một cái "spam mail" này, bạn sẽ phải nhức đầu
một thời gian dài vì "dialers" đã "phục kích" trong máy của bạn!

Để bảo vệ máy vi tính của bạn chống lại adware, spyware và nhiều
chương trình có chức năng tương tự, ngoài chương trình chống "virus",
bạn nên mua thêm hoặc ít là cài đặt thêm một loại chống "spyware"
không tốn tiền (free) như Ad-Aware, Spybot Search & Destroy, Spy
Sweeper, hoặc MS AntiSpyware, v.v... Tuy nhiên, không có gì là tuyệt
đối, và thường thường những "virus, spyware, adware..." xuất hiện
trước rồi các nhà sản xuất phần mềm (Software) mới nghiên cứu và tìm
cách chữa trị sau đó. Đây là một bệnh dịch của thời đại "vi tính"!
Cách đề phòng hay nhất là phải cẩn thận vì cho dẫu bạn không "lang
thang trên mạng" và chỉ đọc những email của những người bạn quen biết,
nhưng... nếu máy của một trong số những người này bị "nhiễm trùng",
máy của bạn cũng sẽ bị lây!

Ông bà ta có câu "cẩn tắc vô ưu" hoặc "cẩn tắc vô áy náy"... Chúng ta
có thể áp dụng vào trường hợp sử dụng "Email & Internet" trong thời
đại "vi tính" vì cẩn thận thì không phải lo lắng về sau. Cầu chúc bạn
"an toàn trên siêu xa lộ thông tin".

Nguyễn Duy-An

 

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Quan Tâm Về Sức Khỏe. (1/15/2009)
Những Thực Phẩm Kém Phẩm Chất (có Thể Nguy Haịi Đến Sức Khoẻ) Nhập (1/15/2009)
Bí Quyết Sống Lâu, Sống Khỏe (1/9/2009)
Giáo Phận Orange Có Thêm Một Giám Mục Phụ Tà: Giám Mục Cirilo Flores. (1/6/2009)
Chín Phương Cách Để Tự Bảo Vệ Mình. (1/3/2009)
Tin/Bài cùng ngày
Tin Từ Medjugorje, Bosnia: Lộ Trình Mau Hơn Và Nhiều Quốc Gia Được Miễn Visa Nhập Cảnh. (12/31/2008)
Tin/Bài khác
Cách Thức Để Vượt Bức Tường Lửa (fire Walls) (12/24/2008)
Xây Dựng Tinh Thần Tập Thể (12/12/2008)
Khủng Hỏang Về Vai Trò Làm Cha Mẹ (12/11/2008)
Các Tin Lợi Ích Cần Biêt: 7 Nơi Cứu Người. (11/30/2008)
Để Ý Các Đồ Làm Bên Trung Quốc (11/28/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768