MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Collapse <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria :: đề mục chính :: lịch sử
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Nghi Án Hoàng Tử Cảnh Và Đòn Hằn Của Minh Mạng
Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 12-2008
 Văn Hódunglaca - Biên Khảo
NGHI ÁN HOÀNG TỬ CẢNH VÀ ĐÒN HẰN CỦA MINH MẠNG
dunglac.org

Trong thời gian vua Minh Trị bên Nhật biết thức thời đưa nước Nhật tới tiến bộ theo kịp nền văn minh mới, thì ở bên Việt Nam, Vua Minh Mạng cũng như vua Thiệu Trị và Tự Đức, vì thiển cận, mù quáng và sai lầm trầm trọng, đã ra lệnh “bế quan tỏa cảng” không muốn giao dịch với Tây Phương và cấm đạo gắt gao với những sắc lệnh vào năm 1836 và 1838: 

“Tả đạo Tây Dương làm hại lòng người. Đã lâu nay nhiều chiếc tàu của Au Châu sang buôn bán, thường để lại các đạo trưởng. Các người ấy làm mê hoặc lòng dân và bại hoại phong tục. Như thế chẳng phải là cái tai họa lớn cho nước ta sao? Vậy ta nên ngăn cấm điều bậy bạ ấy, để khiến dân ta quay về với chính đạo... Cấm mở cửa biển cho tàu bè bọn mọi rợ vào, chỉ trừ Cửa Hàn (Đà Nẵng). Hễ giáo sĩ Au nào bị bắt trên tàu khách vào trong nước phải xử tử. Người nào chứa chấp họ trong nhà cũng bị xử tử”. 

ĐÊM ĐEN NƯỚC MÌNH

Lịch sử luôn lặp lại dưới nhiều dạng thức và chiêu bài khác nhau. Cấm giao dịch với Tây Phương nhưng lại thần phục và lệ thuộc nhà Thanh bên Tàu một cách khác thường, về hầu hết mọi phương diện. Từ văn hóa, tôn giáo đến thi cử. Rập khuôn kiểu Mãn Thanh y nguyên từ cách xây cửa cung điện đến các lăng tẩm. Hệ thống luật pháp và hành chánh như đặt tỉnh, quan lại, phẩm phục triều đình, cũng giống y như bên nhà Thanh. Thậm chí ra lệnh cho đàn bà phải mặc quần theo kiểu Tầu, chứ trước đó thì chỉ mặc váy "cái thúng mà thủng hai đầu, bên Ta thì có bên Tàu thì không."  

Để củng cố cho cái thế đứng mới của thủ đô mới ở Huế, chính vua Minh Mạng đã đổi tên cố đô Thăng Long thành Hà Nội, chắc là để xoá đi trong đầu óc người dân cái hình ảnh về một thủ đô của các thời thịnh Lý, Trần, Lê để chú trọng vào nhà Nguyễn. Chứ cái tên Thăng Long nghĩa là rồng lên quá đẹp thì sao lại đổi là Hà nội có nghĩa gì mấy đâu! Có thể vì cái gì liên hệ đến rồng thì chỉ dành cho nhà vua, vì thế mà rồng chỉ được phép lên ở thủ đô mới, và không được lên ở chỗ nào khác nữa!

Nhà Mãn Thanh đã dùng luật pháp cứng rắn để cai trị Hán tộc khi chiếm được trọn vẹn Trung Quốc. Nhà Nguyễn lại rập khuôn như vậy, vì đó là hệ thống bảo vệ ngai vàng vững chãi nhất. Nào ngờ đâu lại đưa nước mình đi theo nhà Mãn Thanh cũng đang trên đà rơi xuống vực thẳm mà vẫn tưởng mình là đỉnh cao rốn vũ trụ kiểu ếch ngồi đáy giếng.

Chính những chọn lựa sai lầm này đã làm cho nước Việt thụt lùi lại biết bao trước đà tiến hóa về khoa học và kỹ thuật của nhân loại vào đầu thế kỷ 19. Chứ ít ra biết ngoại giao khéo như Thái Lan thì cũng đâu đến nỗi. 

Rồi khi bị sức mạnh mới từ phương Tây lấn lướt thì thay vì tìm cách canh tân đất nước, lại nhất định cố thủ với chính sách “bình Tây sát Tả”, nghĩa là chống Tây và giết người Công giáo cho là “đạo tà nối giáo cho giặc”. Trên thực tế, với súng đạn cổ lỗ lỗi thời thì chẳng giết được mấy tên Tây, mà chỉ sát hại người mình với nhau, gây ra không biết bao tang tóc đau thương, một vết đen ngòm trong lịch sử. Vậy mà cho đến ngày nay, một số người vẫn còn mang thái độ sẵn sàng đổ mọi tội lên đầu người Công giáo, vì đó là cách dễ nhất để bào chữa cái tội lạc hậu và mặc cảm của mình. Nhưng thực ra về tâm lý thì đó lại là dấu rõ nhất tự thú rằng “lạy ông tôi ở bụi này”. 

 

Cờ thời nhà Nguyễn từ 1820-1863

ĐÒN HẰN MINH MẠNG

Ở phòng văn khố của Hội Thừa Sai Paris có treo một bức phóng lớn sắc vua Gia Long phong Đức Cha Bá Đa Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine), người đã được nhà vua nhờ cậy đắc lực trong việc mở tầm mắt bắt tay được với thế giới Tây phương để phát triển tiến bộ. Có thể nói, nhà Nguyễn xây được cơ đồ cũng nhờ vào sự mở cửa liên hệ này. Vua Gia Long biết ơn Đức Cha. Đạo Công Giáo được nhà vua đón nhận ngay từ đầu. Người miền Nam đã ghi nhớ bằng Lăng Cha Cả. Sau năm 1975 mộ bị bốc phải đưa về chôn dưới hầm nhà nguyện Hội Thừa Sai ở Paris. Thế nhưng tại sao sau khi vua Gia Long băng hà, thì vua Minh Mạng lại “phát giác” ra tụi Tây là “quân mọi rợ” và đạo Công giáo là “đạo tà”, để rồi đưa đến sụp đổ nhà Nguyễn và làm cho nước nhà phải cúi mặt nhục nhằn thua thiệt các nước như ngày nay? 

Câu trả lời được tìm thấy phần nào nơi bức hình vẽ Hoàng Tử Cảnh được treo trang trọng trong phòng khách chính của Hội Thừa Sai ở Paris bây giờ. Dưới hình vẽ có hàng chữ đề: “vị hoàng tử nối ngôi của Việt Nam, Nguyễn Cảnh, tám tuổi, vẽ ở Versailles. Sinh năm 1779 và qua đời năm 1801”.

Nhìn bức hình này, ai cũng nhớ lại mối thịnh tình và lòng tin tưởng hoàn toàn của vua Gia Long đối với các cố đạo Tây Phương và người Công Giáo. Nhà vua thức thời này đã giao hoàng tử nối nghiệp mình cho Đức Cha Bá Đa Lộc đưa sang Au Châu, tạo nhiều thiện cảm liên hệ hỗ trợ rộng của nhiều nước, và  có dịp chu du mà mở tầm mắt nhìn những tiến bộ của thế giới, để mai kia lên làm vua thì Việt Nam sẽ chẳng thua kém ai. Như thế, vua Gia Long còn đi trước cả Minh Trị Thiên Hoàng bên Nhật nữa. Và như vậy thì Việt Nam mình bây giờ đâu đến nỗi! 

Thế nhưng  sự việc lại xẩy ra bất ngờ. Hoàng tử Cảnh đã chết non khi mới được 21 tuổi. Vậy thì ai sẽ là người được nối ngôi vua? Đúng ra, khi hoàng tử Cảnh chết thì con của hoàng tử là Nguyễn Phúc Mỹ Đường mới là người kế nghiệp (1). Vậy mà sau này đã không theo vậy. Minh Mạng là con bà khác lại được leo lên. Thế là bao nhiêu chuyện có thể bởi đó mà ra. Số mệnh lịch sử thật oái oăm!

Cứ xem bức hình hoàng tử Cảnh treo ở Paris thì biết được thiện cảm của các cố đạo người Tây như thế nào đối với vị hoàng tử có tài này, và dĩ nhiên cũng liên hệ tới dòng chính là con của hoàng tử sẽ lên nối nghiệp. Và đây có thể là căn cớ cho đòn hằn mà vua Minh Mạng trút lên các cố đạo Tây và người Công giáo. Có thể vì mặc cảm vây cánh tiếm vị, không chính danh vì không phải là dòng chính, nên nhà vua phải lấy tên là Minh Mạng có nghĩa là mạng sáng!

Lê Văn Duyệt là công thần được người miền Nam mến chuộng xây Lăng Ông như vậy mà cũng bị vua Minh Mạng cho cào mả bằng địa và đóng cọc xích lại trị tội với lý do bề ngoài là không dạy được Lê Văn Khôi. Nhưng thực ra chỉ là đòn hằn, vì Lê Văn Duyệt cũng nhu tổng trấn Hà nội là Nguyễn Văn Thành vốn bênh vực dòng chính Hoàng Tử Cảnh và rất thiện cảm với đạo Công giáo, và muốn cải tiến đất nước theo hướng Tây phương. Khi vua Minh Mạng ra lệnh giết đạo trưởng Tây thì Lê Văn Duyệt phản đối công khai: cơm các cố Tây còn dính ở răng, nghĩa là công ơn của họ với vua cha và đất nước còn sờ sờ ra đó mà mình nỡ đối xử thế sao cho hợp đạo!  

Cuốn Vietnam, Insight Guide của Discovery Channel (Apa xuất bản, trang 34) đã cho biết một số chi tiết rất đáng chú ý: Sau chuyến đi sang Pháp, "Hoàng tử Cảnh đã được học tại truờng truyền giáo ở Malacca và đã gia nhập Công giáo (2). Điều này có nghĩa là hoàng tử Cảnh là hoàng tử Việt nam đầu tiên đuợc hấp thụ tư tưởng do các thầy dạy Tây phương. Các tướng lãnh của Nguyễn Ánh đã nhận ra nét trổi vượt của kỹ thuật quân sự Tây phương và ước mong hoàng tử Cảnh sẽ là người hiểu biết để tái thiết đất nước sau thời chiến. Hoàng tử Cảnh được nhiều người ngưỡng mộ là vị sẽ canh tân đất nước và mang đất nước đi tới công nghiệp hóa."

Đang khi tổng trấn Thăng Long là Nguyễn Văn Thành và tổng trấn Gia Định là Lê Văn Duyệt muốn mở tới thế giới Tây phương để canh tân đất nước thì đa số quan lại trong triều chỉ thích bảo vệ cái văn hóa Hán Nho và nghiêng hẳn về ảnh hưởng chính trị Trung Hoa, nên quyết tâm ủng hộ cho hoàng Tử Miên Tông (Đảm) lên ngôi. Cuối cùng thì phe thân Tàu đã thắng thế. "Hoàng tử Cảnh được ghi nhận là chết vì bệnh đậu mùa lúc 21 tuổi. Vụ án bệnh lý này bị các thừa sai thân cận trong triều đình phản bác và đã báo cáo về hội truyền giáo Paris rằng hoàng tử Cảnh chết vì bị đầu độc."

-----

(1) Dòng của hoàng tử Cảnh gần đây nhất đuợc biết đến là Cường Để, con của Ánh Như; Ánh Như là con của Lê Trung; Lê Trung là con của Mỹ Đường.

Kỳ Ngoại Hầu Cường Để chụp chung với Phan Bội Châu (bên phải) khoảng năm 1907

(2) Tài liệu trong sách A Vietnamese Royal Exile in Japan By My-Van Tran, cho biết hoàng tử Cảnh muốn đuợc lãnh bí tích gia nhập đạo Công giáo nhưng Gm. Bá Đa Lộc không muốn vậy vì những lý do tế nhị với hoàng gia, và như thế hoàng tử Cảnh chỉ được rửa tội âm thầm truớc khi qua đời.

Tác giả Trần Cao Tường, Lm
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Ls: Mầu Nhiệm Trong Ngục Tù (12/26/2008)
Giòng Đời... (12/25/2008)
Ls: Lễ Giáng Sinh Nơi Trại Tù Cải Tạo Cộng Sản (12/25/2008)
LS: Letter to a dear friend from a lucky Vietnamese refugee (12/23/2008)
Ls: Những Giáng Sinh Trong Trại Tù Cải Tạo (12/21/2008)
Tin/Bài khác
Ls: Thà Chết, Không Hàng Giặc ! (12/19/2008)
Ls: Thư Giáng Sinh Trong Ngục Tù Cộng Sản (12/18/2008)
Ls: Cuộc Tình Tan Theo Thời Vận Của Tổ Quốc. (12/17/2008)
Ls Chuyển Kể Hành Trình Biển Đông 2: Chuyến Đi Của Những Em Nhỏ (12/16/2008)
LS: Tôi vượt ngục Long Giao (12/16/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768