MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Môn Đệ Phan 2: 6. Công Tác Tông Đồ Và Nhiệm Vụ Thừa Tác Của Giáo Dân
Thứ Bảy, Ngày 13 tháng 12-2008

6. Công Tác Tông Đồ Và Nhiệm Vụ Thừa Tác Của Giáo Dân

§ Lm Peter Vũ Chương

(Bài Huấn dụ của Đức Gioan Phaolô II, 2-3-1994)

Anh chị em thân mến,

Từ thời các tông đồ, anh chị em giáo dân đã luôn luôn tham gia vào sứ mạng của Giáo hội qua các công tác tông đồ riêng của mình.

Đề cập đến phong trào “Công giáo Tiến hành”, Đức Giáo hoàng Piô XII đã coi đó như là: sự cộng tác vào việc tông đồ của hàng giáo phẩm.

Gần đây hơn, khoa Giáo hội học đã cho chúng ta thấy rằng: sự dấn thân của giáo dân không phải chỉ liên hệ đến các bí tích khai mào cuộc sống kitô, nhưng còn là việc tham dự vào mầu nhiệm của Giáo hội theo tinh thần của lễ Hiện xuống nữa.

Thật thế, lịch sử Giáo hội từ thời các Tông đồ và các thế kỷ đầu rồi tới thời Trung cổ và cho tới ngày nay cho thấy: anh chị em giáo dân đã tham gia vào biết bao nhiêu hiệp hội, phong trào, huynh đoàn và mọi tổ chức lớn nhỏ, sát cánh với các chủ chăn của Giáo hội trong việc bảo vệ lòng tin và luân lý trong các gia đình, giữa lòng xã hội và trong mọi môi trường cuộc sống, đôi khi có chỗ phải đổ máu ra làm chứng cho sự dấn thân ấy.

Kinh nghiệm về các hoạt động này của các giáo dân, do các thánh thăng tiến và được các giám mục ủng hộ giữa thế kỷ 19 và ngày nay không chỉ giúp chúng ta ý thức hơn về sứ mệnh của giáo dân, mà còn giúp sự suy tư sâu rộng và quan niệm sứ mạng đó như là một công tác tông đồ đích thực nữa.

Sự phát triển ý niệm và giáo lý về sứ mạng tông đồ giáo dân đạt tới điểm tới với các giáo huấn của Công đồng chung Vaticano II như viết trong Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” số 33.

Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, mọi tín hữu đã lãnh nhận Thần Linh Chúa đều cảm thấy mình có trách nhiệm đối với việc loan báo Tin mừng của Chúa như: xây dựng và phát triển Giáo hội.

Thần học bí tích và sau đó Khoa Giáo hội học đã xác định các nhiệm vụ của giáo dân.

Nguyên tắc thần học về Tông đồ giáo dân lại cần được phát triển hơn vì các nhu cầu cấp thiết cụ thể của khung cảnh xã hội ngày nay.

Chẳng hạn như hiện tượng thành thị hóa và số dân gia tăng trong các thành phố, số linh mục thiếu hụt, hiện tượng dân chúng phải thay đổi chỗ ở vì công ăn việc làm, học hành hay giải trí...

Bên cạnh đó là sự độc lập của nhiều môi trường xã hội khiến cho các điều kiện cuộc sống đạo đức luân lý trở thành khó khăn hơn. Vì thế cần phải hoạt động từ bên trong. Thêm vào đó có những môi trường xã hội và văn hóa rất xa lạ đối với các linh mục.

Các lý do trên đây khiến cho việc dấn thân của giáo dân trở thành cần thiết. Thế rồi, sự phát triển của các cơ cấu và tâm lý dân chủ đã khiến cho giáo dân nhạy cảm hơn đối với công tác dấn thân trong Giáo hội. Mức độ văn hóa trung bình cao hơn cũng giúp giáo dân có nhiều khả năng hơn trong việc phục vụ xã hội và mưu ích cho Giáo hội.

Chính vì thế cũng không nên ngạc nhiên khi thấy hoạt động của anh chị em giáo dân mang các hình thái mới, đáp ứng các nhu cầu trong Giáo hội. Còn hơn thế nữa, các xác tín này giúp đào sâu một nguyên tắc trong khoa Giáo hội học cho tới thời gian gần đây vẫn bị quên lãng trong bóng tối. Đó là các thừa tác khác trong Giáo hội.

Giáo hội là một thân thể mầu nhiệm, thân thể ấy cần đến sự cộng tác và góp phần của mọi tín hữu là các chi thể để có thể lớn mạnh trong tình bác ái.

Việc tự xây dựng ấy trong giáo hữu tùy thuộc nơi Đầu là Chúa Ki-tô, nhưng cũng đòi sự cộng tác của mỗi chi thể nữa. Do đó, trong Giáo hội có các thừa tác khác biệt trong một sứ mệnh duy nhất. Có sự khác biệt giữa các thừa tác vụ khác nhau trong Giáo hội như được trình bầy trong Hiến chế “Ánh sáng muôn dân” số 10; và trong Tông huấn “Người tín hữu giáo dân” số 23.

Bên cạnh các thừa tác vụ thánh được trao ban qua bí tích Truyền chức, còn có các thừa tác vụ khác được trao ban cho giáo dân, nhưng không qua bí tích Truyền chức. Chúng phát xuất từ các bí tích: Rửa tội, Thêm sức và Hôn phối. Các chủ chăn phải lo liệu làm sao để thăng tiến các thừa tác vụ giáo dân đó để mưu ích cho cộng đoàn bởi vì các vị không thể nào chu toàn mọi phận vụ của mình. Nếu một giáo dân không thể thay thế vị chủ chăn trong các chức thừa tác được trao ban qua bí tích Truyền chức, thì một chủ chăn cũng không thể nào thay thế giáo dân trong các lãnh vực hoạt động dành để cho họ. Do đó, vị chủ chăn phải biết đánh giá đúng đắn và quý trọng vai trò hoạt động của giáo dân giữa lòng Giáo hội.

Giáo luật (số 230) và Tông huấn “Người tín hữu giáo dân” (số 23) khẳng định rằng: nơi nào có nhu cầu cần thiết thì cũng có thể trao phó cho các giáo dân quyền thi hành một số nhiệm vụ trợ lực giáo sĩ, nhưng nói như thế không có nghĩa là giáo dân trở thành giáo sĩ, nhưng không cần phải đợi có các nhu cầu đó, bởi vì bình thường giáo dân có thể tham dự vào rất nhiều sinh hoạt trong cộng đoàn, đặc biệt là trong lãnh vực phụng vụ.

Dĩ nhiên chỉ có ai được truyền chức mới có thể cử hành Thánh lễ nhân danh Chúa Ki-tô. Nhưng Thánh lễ không chỉ là hoạt động thánh của giáo sĩ mà của cả giáo dân nữa. Do đó, anh chị em giáo dân có thể đảm trách tất cả những gì không cần phải có chức thừa tác mới làm được.

Anh chị em giáo dân lớn nhỏ, già trẻ đều có thể chu toàn các thừa tác này trong các nhà thờ, đảm trách các phần cầu nguyện, các bài đọc, phần thánh ca và các việc khác trong cũng như ngoài nhà thờ.

Chúng ta hãy cám ơn Chúa vì thực tại này. Cần phải cầu xin Chúa gia tăng con số các giáo dân có khả năng đảm trách các tác vụ ấy.

Kết: Ngoài lãnh vực phụng vụ ra, anh chị em giáo dân cũng có bổn phận loan báo lời Chúa trong tư cách là những người dấn thân tham dự chức vụ ngôn sứ của Chúa Ki-tô. Do đó, họ cũng có trách nhiệm đối với việc truyền giáo. Để chu toàn nhiệm vụ này, họ có thể lãnh nhận nhiều chức vụ thường xuyên và đặc biệt khác, chẳng hạn như việc: dạy giáo lý, điều khiển các trường học, hoặc đặc trách việc biên soạn các nguyệt san tôn giáo, làm việc trong ngành truyền thông, ấn loát sách báo đạo và trong các chương trình do Giáo hội đề ra công tác Rao truyền Tin mừng.

Lm Peter Vũ Chương

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Kinh Truyền Tin Được Coi Như Nhắc Nhở Lời “xin Vâng Của Mẹ Maria (12/22/2008)
CN: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và Biến Cố Đời Tôi (12/21/2008)
Video Clip: Đêm Thánh Vô Cùng, Silent Night. (12/20/2008)
Đấng Đầy Ơn Phước (12/19/2008)
Kính Mừng Maria ! (12/18/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Một Cặp Vợ Chồng Không Con Dâng Cúng 30 Triệu Mỹ Kim Cho Giáo Phận Binghamton, Hoa Kỳ (12/13/2008)
Mg 22: Đức Mẹ Guadalupe: Why The Name "of Guadalupe"? (12/13/2008)
Tin/Bài khác
Đức Mẹ Guadalupe, Mexico (12/13/2010)
Kính Mừng Ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Của Châu Mỹ Và Của Giáo Phận Orange, California. (12/12/2008)
Mg Bài 21: Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, Mexico (12/11/2008)
Lễ Đức Mẹ Guadalupe 12/12 (12/11/2008)
Báo Mỹ đăng tin về Thái Hà, Việt Nam: Catholic defendants saved by the Blessed Mother's intercession (12/11/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768