MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
MG # 26; Đức Mẹ Guadalupe có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ Châu La Tinh
Thứ Sáu, Ngày 12 tháng 12-2008

Đức Mẹ Guadalupe có ý nghĩa như thế nào đối với Mỹ Châu La Tinh

§ Anthony Lê

VATICAN 28-5-2004 -- Thật khó mà có thể hiểu được lịch sử truyền giáo của nước Mêhicô và Mỹ Châu La Tinh nếu như không kể đến những lần hiện ra của Đức Mẹ Đồng Trinh tại Guadalupe, đó là nhận xét của một nhà sử học.

Linh Mục Fidel González Fernández thuộc Dòng Comboni là hiệu trưởng của trường Cao Đẳng Đô Thị và là giáo sư sử học tại rất nhiều các trường Đại Học thuộc Học Viện Giáo Hoàng ở Rôma. Ngài đã đóng một vai trò chính trong việc nghiên cứu để dẫn đến sự phong thánh cho Juan Diego, một thổ dân da đỏ và cũng là người đã chứng kiến những lần Đức Mẹ hiện ra.

Cha González Fernández cùng với Cha Paolo Scarafoni thuộc Tu Hội La Mã, hiệu trưởng trường Đại Học thuộc Học Viện Giáo Hoàng Đức Mẹ Truyền Tin, đang cùng nhau phối hợp để cho xuất bản ra một cuốn sách có nhan đề là “Guadalupe, và Việc Rao Truyền Phúc Âm tại Mỹ Châu La Tinh” ("Guadalupe, Evangelizzazione dell'America Latina") qua Văn Phòng Báo Chí của Vatican. Cuốn sách sẽ thâu thập tất cả những biên bản của hội nghị về chủ đề trên, đã được tổ chức tại Rôma. Hãng tin thông tấn Công Giáo Zenit vào ngày 28-5-2004 đã phỏng vấn Cha González Fernández, và chúng tôi dịch bài phỏng vấn này để độc giả hiểu rõ hơn về những kết luận nêu trên:

Hỏi (H): Sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh tại Guadalupe đã làm đổi thay lịch sử của Mehicô và của việc truyền giáo tại Mỹ Châu La Tinh như thế nào, thưa Cha?

Cha González Fernández (T): Biến cố tại Guadalupe là một lời đáp mang tính ân huệ đối với một hoàn cảnh hết sức khó xử vào lúc đó: đó chính là mối quan hệ giữa người thổ dân da đỏ và những người nhập cư đến từ thế giới Châu Âu. Trong cuộc hội kiến với Đức Mẹ Đồng Trinh tại Guadalupe, người thổ dân da đỏ Juan Diego chính là một nhịp cầu nối giữa thế giới Mêhicô cổ xưa và lời đề nghị của nhóm truyền giáo Kitô qua sự trung gian của Tây Ban Nha. Kết quả chính là sự khai sáng của một dân tộc mới theo Kitô giáo. Juan Diego không phải là một người Tây Ban Nha vừa mới đến cùng với những người Tây Ban Nha khác đi xâm chiếm Trung và Nam Mỹ như Cortez, lại chẳng phải là một nhà truyền giáo người Tây Ban Nha như những nhà truyền giáo đầu tiên là các Cha Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh. Mà anh ta là một người dân bản địa, và thuộc về thế giới cổ xưa. Thế nhưng Juan Diego lại là một nhà truyền gáo do chính Thiên Chúa chọn qua cuộc gặp gở đó, để qua đó Chúa Kitô được nhập thể trong một nền văn hóa cụ thể của nhân loại qua sự trung gian của Mẹ Maria.

Cuộc gặp gở đó, vốn được đề cập qua lá thư nổi tiếng gởi cho Hoàng Đế Charles V, mà nhà truyền giáo tự nhìn nhận rằng nếu chỉ với sức của con người không thôi thì không thể nào thực hiện được nếu như không có sự can thiệp của Đức Thánh Nữ Maria, và giờ đây, nó đã trở thành một hiện thực giải phóng. Cả hai thế giới kể trên, cho mãi tới khi đó vẫn còn rất xa lạ với nhau, nếu không nói là kẻ thù của nhau - với tất cả những lý do của sự thù hận hay sự chấp nhận thất bại theo cách định mệnh của người thổ dân; vì sự coi thường và sự bóc lột của những người mới đến-hai thế giới đó đã bắt đầu nhìn nhận nhau qua biểu chứng hiện hữu của Mẹ Maria, hình ảnh của Giáo Hội, đã được công bố qua sự hoán cải của thổ dân và chấp nhận lẫn nhau. Chính vì thế, có một sự hội nhập của người Kitô giáo trong nền văn hóa của Mêhicô, và đó chính là nơi khai sinh ra các dân tộc thuộc Mỹ Châu La Tinh.

Nếu quên đi sự kiện lịch sử này và nhất là việc bỏ qua sự hiện ra của Đức Mẹ Đồng Trinh tại Guadalupe này, thì nó sẽ gây ra một cuộc đoạn tuyệt và kháng cự rất lớn giữa hai thế giới, đặc biệt với sự khởi đầu của những thập niên 18 và 19. Một sự hòa hợp nội bộ của hai thế giới này lại chính là một phép mầu nhiệm qua đó biến cố của người Kitô giáo luôn luôn lúc nào cũng tỏa sáng.

(H): Thế đâu là những hệ quả của “biến cố người Guadalupe”, thưa Cha?

(T): Hệ quả của cuộc gặp gở trong lịch sử của người Kitô giáo là vô số kể và quan trọng. Trước hết, theo cái nhìn thống kê, ngôn ngữ Tây Ban Nha-Bồ Đào Nha của người Công Giáo được đại đa số các thành viên trong Giáo Hội Công Giáo dùng tới. Còn nếu nhìn theo quan điểm của cách thức truyền giáo trong lịch sử của Kitô giáo, thì những nhà truyền giáo Kitô thuộc vào nhóm những người đi chinh phạt vùng đất Mỹ Châu La Tinh, và do thế, họ phải đảm nhận vai trò bảo vệ nhân quyền của những người “bị xâm lược” trước các đồng bào mình những người tự xưng họ là những người Kitô giáo. Còn về phía những người đi xâm chiếm, tất thì nảy sinh ra việc tự phê về hành động của họ ngày càng gia tăng là bởi vì chính lương tâm Công Giáo của họ. Chính họ đúng lý ra phải nên trở thành những nhà truyền giáo về niềm tin Kitô giáo. Và điểm thứ ba là, nếu kiên định bám chặt theo những gì giảng dạy trong Phúc Âm là: phải thành thật và mạnh dạn trong việc tố cáo, nêu danh chỉ tánh, thì những nhà truyền đạo Công Giáo không thể nào để cho hai thế giới đó lại trở nên thù nghịch lẫn nhau. Họ đại diện cho Kitô giáo như là một trung gian quan trọng cho cả hai thế giới. Và bằng cách này, Thiên Chúa đã mật bí quyết định rằng sự kiện của người Guadalupe sẽ phải là sự xác tín chính yếu của cách thức loan truyền đạo Kitô và là một sự thúc đẩy quan trọng ngay từ những giây phút gây cấn đầu tiên. Điều đó cho chúng ta thấy được đạo Cơ Đốc là một đạo phi thường có khả năng đối thoại với những gì hoàn toàn mang tính chất con người ngay từ phút giây đầu tiên nó tiếp xúc với một hoàn cảnh của con người, cho dẫu sự căng thẳng và tấn thảm kịch có tới đâu.

(H): Vậy thì, có thể nói rằng là Đức Mẹ Đồng Trinh tại Guadalupe là một sự kiện đặc biệt lạ thường cùng hòa hợp với lịch sử của lục địa, phải không thưa Cha?

(T): Hình ảnh Mẹ Maria trước cảnh người thổ dân quỳ xuống chính là một cầu nối, sẽ đoàn kết hai thế giới lại chung với nhau đã thể hiện qua bức tranh tường mà tôi vừa mới đề cập đến. Thì đó chính là cách được nhìn nhận bởi truyền thống thuần túy Kitô giáo của người Mêhicô. Đó cũng là khía cạnh mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, trong chuyến viếng thăm lần thứ nhì của Ngài tại Mêhicô vào tháng năm năm 1990, Ngài đã nhấn mạnh khi Ngài nói về người thổ dân Juan Diego như là một tông đồ thật sự của các dân tộc và là “sứ giả” của Đức Mẹ Maria tại Guadalupe, và vì lẽ đó, Ngài đã phong thánh cho Juan Diego vào ngày 31 tháng 7 năm 2002. Phép lạ đã được hiện thực hóa một cách cụ thể tại Mỹ Châu La Tinh, và đặc biệt tại Mêhicô, chính là sự nhìn nhận nguồn gốc của Đạo Kitô giáo đã lan truyền cho đến ngày nay, đã trải qua biết bao nhiêu sự thăng trầm, đôi khi rất là thảm kịch, của nó trong lịch sử. Thêm vào đó, khi đọc về lịch sử của Mêhicô: từ lúc thai nghén đầy thương đau của người Mêhicô đến những cuộc đàn áp máu đổ thịt rơi của Giáo Hội do Hội Tam Điểm và nhóm cực đoan chống lại giới tu sĩ, hay như những bạo động bên ngoài mà người dân Mêhicô phải chịu đựng trong suốt hai thế kỷ qua. Thì rõ ràng là, sự sùng kính dành cho Đức Mẹ tại Guadalupe, qua biến cố xảy ra với người Guadalupe, đã hình thành nên một điểm qui chiếu kỳ diệu của nền văn hóa và tôn giáo của người Công Giáo Mêhicô, và cả những người Công Giáo khác ở Mỹ Châu La Tinh. Và chúng tôi cũng còn tin rằng thật ra nó bao gồm cả luôn tất cả các lục địa lẫn thế giới của Anglo-Saxon.

Biến cố tại Guadalupe tiếp tục khẳng định các phương thức mà Thiên Chúa đã dùng trong lịch sử cứu chuộc, nghĩa là dùng một sự kiện cụ thể mang tính chất lịch sử để có được một chiều sâu phổ quát toàn cầu. Biến cố đó là một biến cố trong lịch sử, chứ không phải là một biểu tượng giản đơn cấu thành với ý thức hệ tư tưởng hay là một hệ quả của một lòng mộ đạo mơ hồ, trừu tượng. Các văn kiện lịch sử được thu thập lại trong suốt ngần ấy năm qua đưa ra những dữ kiện dẫn chúng ta đến sự tín xác một cách hợp lý về tính chất có thực của lịch sử và sự hiểu biết về đạo Kitô giáo.

Anthony Lê

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Video Clip: Đêm Thánh Vô Cùng, Silent Night. (12/20/2008)
Đấng Đầy Ơn Phước (12/19/2008)
Kính Mừng Maria ! (12/18/2008)
Một Cặp Vợ Chồng Không Con Dâng Cúng 30 Triệu Mỹ Kim Cho Giáo Phận Binghamton, Hoa Kỳ (12/13/2008)
Mg 22: Đức Mẹ Guadalupe: Why The Name "of Guadalupe"? (12/13/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Kính Mừng Ngày Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, Quan Thầy Của Châu Mỹ Và Của Giáo Phận Orange, California. (12/12/2008)
Tin/Bài khác
Đức Mẹ Guadalupe, Mexico (12/13/2010)
Mg Bài 21: Lễ Kính Đức Mẹ Guadalupe, Mexico (12/11/2008)
Lễ Đức Mẹ Guadalupe 12/12 (12/11/2008)
Báo Mỹ đăng tin về Thái Hà, Việt Nam: Catholic defendants saved by the Blessed Mother's intercession (12/11/2008)
Đức Thánh Cha Nhắc Nhở Ý Nghĩa Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (12/10/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768