Phản ứng sau phiên xử 8 giáo dân Thái HৠGia Minh WASHINGTON 8/12/2008 -- Đối với những bản án mà tòa tuyên phạt 8 giáo dân Thái Hà, bản thân giáo dân và những người có tín ngưỡng khác ở Việt Nam nghĩ gì?
Sau khi phiên xử kết thúc vào thiều nay, giáo dân Xứ Thái Hà đã tập trung tại nhà thờ để dâng lễ tạ ơn. Tuy vậy, đối với án treo và cảnh cáo mà tòa tuyên cho 8 người trong cuộc, thì ý kiến của những người mà chúng tôi liên lạc được đều không đồng thuận.
Đông đảo giáo dân tập trung cầu nguyện bên ngoài tòa án sáng ngày 8-12-2008. AFP Photo/Frank Zeller Nghe | Download
Một giáo dân Xứ Thái Hà cho biết:
“Muốn là phải trắng án vì giáo dân không có tội. Nhưng nhà nước xử trắng án là không được.
Việc kháng án thì với một nhà nứơc như thế này thì sợ nguời ta lại tăng án lên, nên một số người cho biết đêm nay sẽ cầu nguyện để tính tíếp.
Giáo xứ thì nay cũng không gặp trở ngại gì.”
Mục sư Lê thị Phú Dung thuộc giáo hội Tin lành Menonite từ Thành phố Hồ chí Minh cũng có ý kiến liên quan:
“Việc đất đai mà nguời dân lên tiếng đòi lại thì chính quyền nên xem xét; nếu đúng thì nên trả lại cho họ. Nếu không đáp ứng cho nhu cầu thỏa đáng của họ thì họ bức xúc. Nếu có án như thế thì lòng dân các nơi lại bất bình nữa.”
Giáo dân tập trung phía trước tòa án với những biểu ngữ cho rằng các bị cáo hoàn toàn không có tội, họ chỉ lên tiếng và hành động để bảo vệ sự công bằng. AFP PHOTO/Frank Zeller
Anh Tư Hiểu thụộc Phật giáo Hòa Hảo từ Đồng Tháp cũng có ý kiến:
“Vấn đề đòi lại tài sản của các giáo hội bị chính quyền tịch thu không có dữ kiện pháp lý là điều đúng đắn, những nguời bị kếu án là oan vì bị áp chế.
Giáo hội PGHH cũng có những giáo sản bị tịch thu và chúng tôi nhiều lần dâng kiến nghị đòi trao trả lại, nhưng cho đến giờ vẫn không xét và trả lại.
Trong thực tế thì nhà nước tuy có pháp chế qui định về tôn giáo nhưng chỉ là trên văn bản, còn thực tế thì nguợc lại.”
Thượng tọa Thích Viên Định, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng có ý kiến:
“Nhà nước đã trưng thu các tài sản, đất đai của các tôn giáo từ sau năm 75 đến nay là có thực. Các tôn giáo đòi lại là quyền chánh đáng, ở Việt Nam luật không rõ ràng, chuyện người bị nạn lên tiếng sao lại bị án, bị tù được. Hy vọng dư luận thế giới sẽ có tiếng nói để cảnh tỉnh chính quyền.”
Những người có tín ngưỡng tại Việt Nam đều bày tỏ mong muốn chính quyền hành xử theo những chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng.
Gia Minh, phóng viên RFA
|