MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: suy niệm
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Tiếng Kêu Trong Sa Mạc
Thứ Năm, Ngày 4 tháng 12-2008
Tiếng kêu trong sa mạc
VietCatholic News (04 Dec 2008)
Tiếng kêu trong sa mạc

Không quá đáng nếu coi Lịch sử cứu độ là lịch sử tiếng kêu của Thiên Chúa. Hôm nay các Bài đọc cho thấy tiếng kêu phát xuất từ Thiên Chúa qua Gioan Tiền Hô loan báo cho chúng ta một sứ điệp: “Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con”. Sứ giả Gioan chính là tiếng kêu trong sa mạc, công bố nội dung: “Hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa” (Mc 1,1-3).

Từ ngàn xưa cho đến hôm nay, Thiên Chúa vẫn tung ra những tiếng kêu: qua các ngôn sứ, qua Hội Thánh, qua tiếng lương tâm, và qua cả những trạng huống khác nhau của đời sống con người. Thiên Chúa kêu gọi ta để lay động thức tỉnh ta, bắt ta chú ý và chuẩn bị ta đón nhận một sứ điệp. Như thế, tiếng kêu của Thiên Chúa là một tiếng kêu đặc biệt hàm ý mời gọi.

Tiếng của Isaia đã vang lên cho đoàn dân lưu đày, đang mê man trong giấc ngủ u mê, của thất vọng. Tiếng kêu này lay tỉnh họ dậy đón nhận sứ điệp chan hòa hy vọng, để họ lại đặt niềm tin nơi Thiên Chúa, chuẩn bị tích cực mà đón tiếp Người.

Tiếng kêu của Gioan Tầy Giả giữa sa mạc hoang vu cũng đánh thức, gây chú ý và quy tụ dân chúng lại để nghe sứ điệp. Người Do-thái đương thời đã phải ngỡ ngàng, băn khoăn, vì sứ điệp của Gioan, như bắt họ phải đối diện với một số vấn đề thuộc phạm vi lương tâm và công bình xã hội (Lc 3,7-14). Họ đã chịu phép rửa sám hối, xin ơn tha tội để dọn tâm hồn đón tiếp Chúa Kitô.

Còn chúng ta hôm nay thì sao? Lời kêu gọi của Thiên Chúa vẫn vang vọng tới chúng ta qua sứ điệp của sách đệ II Isaia và Gioan Tiền Hô, thúc bách chúng ta dọn đường cho Chúa đến.Vào mỗi Mùa Vọng, việc đón Chúa đến có hai ý nghĩa:

- mừng lễ Chúa giáng sinh,

- chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai, trong vinh quang.

Lần Chúa đến thứ hai được gọi là “Ngày của Chúa”, ngày mà bộ mặt của trần gian này sẽ qua đi, ngày không phải là tai họa cho thế giới, không phải là biến cố rơi vào một vực thẳm đêm đen, trái lại, là niềm vui và ánh sáng chói lọi, là thứ ánh sáng, để tỏa rạng, phải xé rách vài cụm mây mù.

Chúng ta phải làm chứng về Ngày đó, Ngày đáng cho nhân loại trông mong.

Đức Kitô đã làm chứng về Ngày của Chúa bằng cả cuộc đời của Người, bằng cách làm việc thiện, bằng cách làm chứng về Chúa Cha, bằng cách hiến mình trọn vẹn.

Chúng ta, những chứng nhân chuẩn bị Ngày của Chúa, bằng cách dọn đường cho Người, trong chính chúng ta và chung quanh chúng ta, bằng cách một trật công bố ơn tha thứcủa Thiên Chúa và những thay đổi cần thiết, bằng cách làm cho thẳng các con đường mòn, lấp đầy các chỗ trũng, bằng cách chiến đấu cho công bình, bằng cách sống cho chân lý. Có lẽ đừng vội nghĩ tới công bình trong xã hội, nên nghĩ tới chỗ lề lối suy tư của ta chưa công bình, cách thức xử sự của ta đối với Chúa chưa ngay chính…

Và khi mỗi người cố gắng như vậy, biến cõi đời này thành nơi đáng sống, ở đó mỗi ngày mỗi bớt dần cảnh bất công tàn ác, nhân phẩm được kính trọng và các quyền lợi căn bản của con người được đảm bảo, và nhất là mọi người được giao hòa với Thiên Chúa và với anh chị em đồng loại, thì khi ấy “trời mới đất mới” xuất hiện.

Chúng ta làm chứng về Ngày của Chúa thật sự khi qua những khó khăn, những thất bại và cả những sa ngã, chúng ta biết nắm giữ và chuyển thông niềm vui của Thiên Chúa chỉ vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa ở giữa loài người và tình yêu của Người đã có từ muôn đời và cả trong ngày hôm nay.

Như vậy, muốn chuẩn bị đón Chúa đến lần thứ hai cho chu đáo, nói thì có vẻ như chơi chữ, mà thật ra là thực tế, chúng ta cần biết sống mỗi ngày như một ngày của Mùa Vọng, đồng thời như là từng ngày Lễ Giáng Sinh.
LM Vũ Phan Long, ofm
Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Nỗi Buồn Mang Tên Hiếm Muộn (12/6/2008)
Suy Niệm Phúc Âm Chúa Nhật 2b: Hãy Dọn Đường Chúa Cho Ngay Thẳng (12/6/2008)
Những Bài Media Suy Niệm/thánh Ca Để Cùng Nhau Cầu Nguyện (12/6/2008)
Cuộc Trở Về Nội Tâm (12/5/2008)
Kính Sợ Nhưng Không Sợ Hãi (12/5/2008)
Tin/Bài cùng ngày
Cây Đa Tử Đạo (12/4/2008)
Tin/Bài khác
Suy Niệm Mùa Giáng Sinh (12/3/2008)
Phanxicô Xavier, Vị Tông Đồ Miền Đông Á (12/3/2008)
Cuộc Đời Và Tiếng Gọi: Lễ Thánh Phanxicô Xaviê (12/3/2008)
Cho Và Nhận (12/2/2008)
Cái Nhìn Khách Quan Và Độc Lập Về Sự Chết (4) (11/30/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768