LS#10: Gặp Khó Khăn Khi Hội Nhập Vào Đời Sống Mỹ Quốc (2)
§ Kim Hà
LNĐ: Trong bài cảm nghiệm 857, cô Bích Thủy đã chia sẻ về cuộc sống của cô và đồng bào tị nạn Việt Nam trong thời gian 17 năm sống lây lất ở Phi Luật Tân. Trong bài này, cô Thủy kể về cuộc vượt biên và những khó khăn ở đất Mỹ. Cô làm chứng về những ơn lành mà Chúa ban cho cô cách riêng.
"Suốt đời, không khi nào tôi có thể quên được những hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho tôi."
Khi đi vượt biên trong thời gian từ 1985 đến 1989, có lần khi tôi đi ra biển, đến bãi thì bị lộ. Công An Biên Phòng bắn súng đuổi theo nhóm tôi. Nhiều người tị nạn chạy tán loạn. Còn tôi vì sợ bị bắt lại nên cố gắng bơi ra xa. Đạn bắn đuổi ngay sau lưng tôi. Tôi nghĩ nếu sức mình yếu mà cứ bơi thì sẽ chết, mà cũng có thể bị đạn bắn trúng. Lúc ấy, tôi cầu nguyện rất sốt sắng với Đức Mẹ Maria để xin Mẹ che chở và bảo vệ. Tôi cứ âm thầm đọc kinh Hãy Nhớ.
Khi đó, trời đã về khuya nên màn đêm tối tăm, không có ánh đèn, không ánh trăng. Biển lạnh lẽo và rộng mênh mông. Tự nhiên, tôi đụng vào một hòn đá ngầm trên biển. Tôi bèn bám víu vào hòn đá và núp mình sau hòn đá ấy. Tức thì, có một xuồng máy của công an rượt đến. Họ chiếu đèn pha sáng rực góc trời, nhưng may mắn là họ không tìm thấy tôi.
Sau khi xuồng máy đi rồi, tôi lấy hết sức để bơi trở vào bờ rồi về nhà một cách an toàn mà không bị bắt. Sau đó, tôi thường đi hành hương ở Trung Tâm Thánh Mẫu Bình Triệu, thuộc ngoại ô của thành phố Sàigòn để xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ. Tôi tha thiết thưa với Mẹ rằng:
"Lạy Mẹ Maria, con đã vượt biên vất vả nhiều năm mà thất bại, con quá đau khổ. Con tin là Mẹ đã cứu giúp con bao phen nên không bị bắt. Giờ đây, con xin Mẹ giúp con vượt biên tới Phi Luật Tân."
Thế là hai tháng sau đó, vào ngày 9 tháng 6 năm 1989, tôi vượt biên đến được Phi Luật Tân một cách trót lọt. Rủi ro là thuyền của chúng tôi đến đó sau ngày mà Cao Úy Liên Hiệp Quốc đóng cửa và không cứu xét hồ sơ những người tị nạn nữa. Đó là ngày của cái mốc định mệnh khắt khe, để rồi hơn 10 ngàn người tị nạn Việt Nam phải sống lây lất trong suốt 17 năm trường tại Phi Luật Tân.
Trong thời gian ở trại tị nạn thì những gia đình đông con rất là khổ sở. Vì khả năng sinh tồn, họ phải làm việc trong những điều kiện vất vả để sống còn. Trong trại vì thực phẩm thiếu hụt nên họ phải làm bánh bán rong, làm đủ mọi nghề lam lũ để nuôi con nhỏ.
Đời sống trong trại rất thiếu thốn, những người nào đã ra đi trước thỉ để lại giường xếp của mình cho những người mới đến sau đó. Loại giường này có nhiều rệp. Lũ rệp đua nhau hút máu người. Vì thế, người ta phải luộc nước sôi để giết rệp.
Trong cảnh nghèo cơ cực và đói khổ, người ta yêu thương nhau và sống gần gũi nhau vì chùng chung cảnh khổ đau.
Cho đến nay, tôi không hề hối tiếc vì đã chọn ở lại Phi Luật Tân mà không theo lời Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để hồi hương về Việt Nam. Lúc ấy để dụ dỗ người tị nạn về, người ta hứa hẹn là cứ về Việt Nam đi, rồi sẽ có chương trình phỏng vấn để đi định cư, nhưng có những người về lại Việt Nam mà không được phỏng vấn.
Khi ở trong hoàn cảnh vô vọng, tôi tự an ủi mình rằng :
"Ngày xưa, Chúa Trời đã huấn luyện ông Môsê và Dân Do Thái đi trong sa mạc 40 năm. Nếu Chúa không để mình ở trại tị nạn Phi Luật Tân trong 17 năm thì chưa chắc đức tin mình được mạnh mẽ như bây giờ."
Tôi luôn tự nhắc nhở mình về nội dung của Thánh Vịnh 139: Chúa luôn quan phòng cho ta khi ta còn trong bào thai mẹ. Do đó, tôi cảm thấy đức tin mình được tôi luyện trong những thử thách của cuộc đời.
Những khó khăn trong cuộc sống mới ở Mỹ Quốc :
Tôi xin kể về những sự khác biệt văn hóa khi đến được nước Mỹ:
- Điều may mắn là tôi có người em gái ở tiểu bang California nên được định cư ở tiểu bang này. Còn những ai không có thân nhân ở Mỹ thì phải đến các vùng xa xôi, lạnh lẽo. Tuy nhiên, tôi chỉ nương náu với người em có hai tháng rồi đi mướn garage của người ta để ở. Em gái tôi có hai con nhỏ lại không đi làm nên đời sống cũng chật vật. Lúc đầu, tôi di chuyển bằng xe đạp. Thật là đắng cay trăm bề!
- Việc tìm nhà ở cũng là một nan đề. Kiếm được một người chủ nhà tốt cũng không phải là chuyện dễ dàng.
- Khi mới đến Mỹ, tôi cứ như một người câm điếc, không thể diễn tả tâm tình của mình được. Vì thế, tôi hằng quỳ gối để cầu nguyện với Thiên Chúa, Mẹ Maria và các thánh. Tôi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để xin các ngài phù hộ. Tôi đặc biệt cầu nguyện với Cha Crawford, Dòng Vinh-Sơn để xin ngài cầu bầu cho. Ngài vốn là một linh mục thừa sai ngoại quốc mà lại nói tiếng Việt Nam rất giỏi. Ngài dạy tiếng Anh cho người tị nạn Việt Nam. Ngài đã qua đời sau khi hy sinh suốt cuộc sống cho người tị nạn.
- Tôi gặp những cú sốc (shocks) văn hóa nặng nề vì thấy ở Mỹ, dường như người ta không có thì giờ dành cho nhau. Lúc ấy, tôi khát khao được những bàn tay nâng đỡ và giúp đỡ mình nơi xứ lạ. Tôi cảm thấy thật chơi vơi và hụt hẫng. Tôi cảm thấy mình ngộp thở và cô đơn. Tôi phải cố gắng ướp mặn đời sống mình bằng những giây phút cầu nguyện thẳm sâu với Chúa.
- Trong lúc cầu nguyện, tôi xin Chúa ban cho tôi có cơ hội để tham dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Và Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Trong lần ấy, tôi xin Mẹ Maria cho tôi được dịp đi học thêm để sau này có khả năng giúp cho những người khác.
- Khi mới qua đây, chính phủ trợ cấp cho tôi trong vòng 8 tháng. Mỗi tháng họ cho tôi 300 USD để thuê phòng, và 150 USD tiền food stamps (tức là phiếu thực phẩm) để ăn uống. Nhưng đời sống đâu phải chỉ có tiền thuê phòng và tiền ăn? Còn có cả hàng trăm chi phí khác mà nếu tôi không đi làm, không có trợ cấp đi học toàn thời gian thì làm sao có tiền để trả cho các chi phí ấy?
- Thế rồi, vì nhu cầu cấp bách, tôi phải cố gắng để mua xe và tập lái xe để có thể học nghề uốn tóc. Sau khi học xong, tôi lại cầu nguyện để Chúa và Mẹ Maria giúp cho tôi thi đậu bằng Thẩm Mỹ. Tôi thầm thĩ xin bàn tay Mẹ Maria chỉ dẫn từng bước cho tôi. Xin Mẹ Maria làm giám khảo, làm bài thi cho tôi, và giúp tôi thi thực hành . Và lời cầu nguyện của tôi đã được Mẹ nhậm lời vì tôi chỉ cần thi có một lần là đậu ngay.
- Khi đã có bằng làm tóc, tôi bèn viết thư xin cô giáo dạy nghề cho tôi là cô Trang cho tôi làm việc tại viện Thẩm Mỹ của cô ấy. Tôi thưa với Mẹ Maria rằng:
"Thưa Mẹ, con muốn có việc làm, con vốn là người rừng rú, không thích nghi với đời sống văn minh hiện đại, con xin Mẹ giúp cho con có việc làm để con được sống còn."
Thế rồi cô Trang nhận tôi làm việc cho Viện Thẩm Mỹ của cô. Tôi còn phải đi học đến 15 tín-chỉ (units) vì phải học toàn thời gian thì mới có trợ cấp của trường học. Trong tiệm, ai thấy tôi ôm đồm công việc và đi học thì họ cười nhạo tôi, nhưng tôi không nản chí. Tôi nghĩ rằng mình đã uổng phí 17 năm trời ở trại tị nạn thì bây giờ phải cố gắng để bắt kịp thời gian.
- Giờ đây, mọi sự vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin rằng Chúa luôn ở bên cạnh tôi. Tôi nghiệm ra rằng khi gặp trở ngại, nếu tôi luôn quỳ xin ơn Chúa, thì mọi việc đều suông sẻ và tốt đẹp. Nếu có những trở ngại thì Ý Chúa cũng cho tôi thấy.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy cuộc sống mình được Chúa hướng dẫn và phù hộ để vượt qua mọi trở ngại và thử thách.
Ơn lành trước tiên là tôi thi đậu bằng tóc, rồi có việc làm ở một viện Thẩm Mỹ lớn, được đi học toàn thời gian trong khi trình độ học của mình không có căn bản. Tôi tạ ơn Chúa từng ngày, từng giờ. Xin Chúa chúc phúc cho những ân nhân đã cứu giúp con! Amen."
Kim Hà, 27/3/2008
§ Kim Hà
LNĐ: Trong bài cảm nghiệm 857, cô Bích Thủy đã chia sẻ về cuộc sống của cô và đồng bào tị nạn Việt Nam trong thời gian 17 năm sống lây lất ở Phi Luật Tân. Trong bài này, cô Thủy kể về cuộc vượt biên và những khó khăn ở đất Mỹ. Cô làm chứng về những ơn lành mà Chúa ban cho cô cách riêng.
"Suốt đời, không khi nào tôi có thể quên được những hồng ân mà Thiên Chúa và Mẹ Maria đã ban cho tôi.
Khi đi vượt biên trong thời gian từ 1985 đến 1989, có lần khi tôi đi ra biển, đến bãi thì bị lộ. Công An Biên Phòng bắn súng đuổi theo nhóm tôi. Nhiều người tị nạn chạy tán loạn. Còn tôi vì sợ bị bắt lại nên cố gắng bơi ra xa. Đạn bắn đuổi ngay sau lưng tôi. Tôi nghĩ nếu sức mình yếu mà cứ bơi thì sẽ chết, mà cũng có thể bị đạn bắn trúng. Lúc ấy, tôi cầu nguyện rất sốt sắng với Đức Mẹ Maria để xin Mẹ che chở và bảo vệ. Tôi cứ âm thầm đọc kinh Hãy Nhớ.
Khi đó, trời đã về khuya nên màn đêm tối tăm, không có ánh đèn, không ánh trăng. Biển lạnh lẽo và rộng mênh mông. Tự nhiên, tôi đụng vào một hòn đá ngầm trên biển. Tôi bèn bám víu vào hòn đá và núp mình sau hòn đá ấy. Tức thì, có một xuồng máy của công an rượt đến. Họ chiếu đèn pha sáng rực góc trời, nhưng may mắn là họ không tìm thấy tôi.
Sau khi xuồng máy đi rồi, tôi lấy hết sức để bơi trở vào bờ rồi về nhà một cách an toàn mà không bị bắt. Sau đó, tôi thường đi hành hương ở Trung Tâm Thánh Mẫu Bình Triệu, thuộc ngoại ô của thành phố Sàigòn để xin Đức Mẹ Maria giúp đỡ. Tôi tha thiết thưa với Mẹ rằng:
"Lạy Mẹ Maria, con đã vượt biên vất vả nhiều năm mà thất bại, con quá đau khổ. Con tin là Mẹ đã cứu giúp con bao phen nên không bị bắt. Giờ đây, con xin Mẹ giúp con vượt biên tới Phi Luật Tân."
Thế là hai tháng sau đó, vào ngày 9 tháng 6 năm 1989, tôi vượt biên đến được Phi Luật Tân một cách trót lọt. Rủi ro là thuyền của chúng tôi đến đó sau ngày mà Cao Úy Liên Hiệp Quốc đóng cửa và không cứu xét hồ sơ những người tị nạn nữa. Đó là ngày của cái mốc định mệnh khắt khe, để rồi hơn 10 ngàn người tị nạn Việt Nam phải sống lây lất trong suốt 17 năm trường tại Phi Luật Tân.
Trong thời gian ở trại tị nạn thì những gia đình đông con rất là khổ sở. Vì khả năng sinh tồn, họ phải làm việc trong những điều kiện vất vả để sống còn. Trong trại vì thực phẩm thiếu hụt nên họ phải làm bánh bán rong, làm đủ mọi nghề lam lũ để nuôi con nhỏ.
Đời sống trong trại rất thiếu thốn, những người nào đã ra đi trước thỉ để lại giường xếp của mình cho những người mới đến sau đó. Loại giường này có nhiều rệp. Lũ rệp đua nhau hút máu người. Vì thế, người ta phải luộc nước sôi để giết rệp.
Trong cảnh nghèo cơ cực và đói khổ, người ta yêu thương nhau và sống gần gũi nhau vì chùng chung cảnh khổ đau.
Cho đến nay, tôi không hề hối tiếc vì đã chọn ở lại Phi Luật Tân mà không theo lời Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để hồi hương về Việt Nam. Lúc ấy để dụ dỗ người tị nạn về, người ta hứa hẹn là cứ về Việt Nam đi, rồi sẽ có chương trình phỏng vấn để đi định cư, nhưng có những người về lại Việt Nam mà không được phỏng vấn.
Khi ở trong hoàn cảnh vô vọng, tôi tự an ủi mình rằng :
"Ngày xưa, Chúa Trời đã huấn luyện ông Môsê và Dân Do Thái đi trong sa mạc 40 năm. Nếu Chúa không để mình ở trại tị nạn Phi Luật Tân trong 17 năm thì chưa chắc đức tin mình được mạnh mẽ như bây giờ."
Tôi luôn tự nhắc nhở mình về nội dung của Thánh Vịnh 139: Chúa luôn quan phòng cho ta khi ta còn trong bào thai mẹ. Do đó, tôi cảm thấy đức tin mình được tôi luyện trong những thử thách của cuộc đời.
Những khó khăn trong cuộc sống mới ở Mỹ Quốc :
Tôi xin kể về những sự khác biệt văn hóa khi đến được nước Mỹ:
- Điều may mắn là tôi có người em gái ở tiểu bang California nên được định cư ở tiểu bang này. Còn những ai không có thân nhân ở Mỹ thì phải đến các vùng xa xôi, lạnh lẽo. Tuy nhiên, tôi chỉ nương náu với người em có hai tháng rồi đi mướn garage của người ta để ở. Em gái tôi có hai con nhỏ lại không đi làm nên đời sống cũng chật vật. Lúc đầu, tôi di chuyển bằng xe đạp. Thật là đắng cay trăm bề!
- Việc tìm nhà ở cũng là một nan đề. Kiếm được một người chủ nhà tốt cũng không phải là chuyện dễ dàng.
- Khi mới đến Mỹ, tôi cứ như một người câm điếc, không thể diễn tả tâm tình của mình được. Vì thế, tôi hằng quỳ gối để cầu nguyện với Thiên Chúa, Mẹ Maria và các thánh. Tôi cầu nguyện với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để xin các ngài phù hộ. Tôi đặc biệt cầu nguyện với Cha Crawford, Dòng Vinh-Sơn để xin ngài cầu bầu cho. Ngài vốn là một linh mục thừa sai ngoại quốc mà lại nói tiếng Việt Nam rất giỏi. Ngài dạy tiếng Anh cho người tị nạn Việt Nam. Ngài đã qua đời sau khi hy sinh suốt cuộc sống cho người tị nạn.
- Tôi gặp những cú sốc (shocks) văn hóa nặng nề vì thấy ở Mỹ, dường như người ta không có thì giờ dành cho nhau. Lúc ấy, tôi khát khao được những bàn tay nâng đỡ và giúp đỡ mình nơi xứ lạ. Tôi cảm thấy thật chơi vơi và hụt hẫng. Tôi cảm thấy mình ngộp thở và cô đơn. Tôi phải cố gắng ướp mặn đời sống mình bằng những giây phút cầu nguyện thẳm sâu với Chúa.
- Trong lúc cầu nguyện, tôi xin Chúa ban cho tôi có cơ hội để tham dự Đại Hội Thánh Mẫu ở Missouri. Và Chúa đã đáp lời cầu nguyện của tôi. Trong lần ấy, tôi xin Mẹ Maria cho tôi được dịp đi học thêm để sau này có khả năng giúp cho những người khác.
- Khi mới qua đây, chính phủ trợ cấp cho tôi trong vòng 8 tháng. Mỗi tháng họ cho tôi 300 USD để thuê phòng, và 150 USD tiền food stamps (tức là phiếu thực phẩm) để ăn uống. Nhưng đời sống đâu phải chỉ có tiền thuê phòng và tiền ăn? Còn có cả hàng trăm chi phí khác mà nếu tôi không đi làm, không có trợ cấp đi học toàn thời gian thì làm sao có tiền để trả cho các chi phí ấy?
- Thế rồi, vì nhu cầu cấp bách, tôi phải cố gắng để mua xe và tập lái xe để có thể học nghề uốn tóc. Sau khi học xong, tôi lại cầu nguyện để Chúa và Mẹ Maria giúp cho tôi thi đậu bằng Thẩm Mỹ. Tôi thầm thĩ xin bàn tay Mẹ Maria chỉ dẫn từng bước cho tôi. Xin Mẹ Maria làm giám khảo, làm bài thi cho tôi, và giúp tôi thi thực hành . Và lời cầu nguyện của tôi đã được Mẹ nhậm lời vì tôi chỉ cần thi có một lần là đậu ngay.
- Khi đã có bằng làm tóc, tôi bèn viết thư xin cô giáo dạy nghề cho tôi là cô Trang cho tôi làm việc tại viện Thẩm Mỹ của cô ấy. Tôi thưa với Mẹ Maria rằng:
"Thưa Mẹ, con muốn có việc làm, con vốn là người rừng rú, không thích nghi với đời sống văn minh hiện đại, con xin Mẹ giúp cho con có việc làm để con được sống còn."
Thế rồi cô Trang nhận tôi làm việc cho Viện Thẩm Mỹ của cô. Tôi còn phải đi học đến 15 tín-chỉ (units) vì phải học toàn thời gian thì mới có trợ cấp của trường học. Trong tiệm, ai thấy tôi ôm đồm công việc và đi học thì họ cười nhạo tôi, nhưng tôi không nản chí. Tôi nghĩ rằng mình đã uổng phí 17 năm trời ở trại tị nạn thì bây giờ phải cố gắng để bắt kịp thời gian.
- Giờ đây, mọi sự vẫn còn nhiều khó khăn nhưng tôi tin rằng Chúa luôn ở bên cạnh tôi. Tôi nghiệm ra rằng khi gặp trở ngại, nếu tôi luôn quỳ xin ơn Chúa, thì mọi việc đều suông sẻ và tốt đẹp. Nếu có những trở ngại thì Ý Chúa cũng cho tôi thấy.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn ngạc nhiên khi thấy cuộc sống mình được Chúa hướng dẫn và phù hộ để vượt qua mọi trở ngại và thử thách.
Ơn lành trước tiên là tôi thi đậu bằng tóc, rồi có việc làm ở một viện Thẩm Mỹ lớn, được đi học toàn thời gian trong khi trình độ học của mình không có căn bản. Tôi tạ ơn Chúa từng ngày, từng giờ. Xin Chúa chúc phúc cho những ân nhân đã cứu giúp con! Amen."
Kim Hà, 27/3/2008
|