Chiếc cầu tre lắc lẻo
GS Nguyễn Văn Thành
Mặc dù sống ở Âu-châu, đã
đi qua bao nhiêu chiếc cầu ở Pháp, ở Anh, ở
Thụy-sĩ và Đan-Mạch...làm sao
tôi quên được chiếc cầu tre cho phép tôi băng
qua sông, đi về thăm ngoại ?
Làng tôi ở Triệu Phong, thuộc
miền duyên hải Quảng Trị. Trước 10
tuổi, không bao giờ tôi rời bỏ những
đồng lúa xanh...những đồi cát trắng trùng
trùng, điệp điệp. Thế mà đi về thăm
ngoại một đôi lần trong năm, đó là những
lúc tôi thấy mình "vào cõi bồng lai thiên phước...".
Tôi lóc chóc chạy theo
Mẹ... Mẹ quảy gánh đem về cho
ngoại "cây nhà lá vườn". Chạy hết
hơi, thế mà tôi sung sướng hạnh phúc. Đi theo ai khác, tôi lại băn khoăn lo
âu "vì chiếc cầu tre lắc lẻo"... Hình
ảnh "nước trôi cuồn cuộn" ở
dưới chân cầu làm tôi rùng mình, chùn chân, không dám
bước tới. Tôi cứ sợ rơi tỏm xuống
đó thì hết một cuộc đời đầy
răm rắp mộng mơ.
Trong
đời sống Đức-tin, cũng có một cái chi
"mường tượng" như thế. Đi theo Mẹ Maria - cho dù phải chạy
lốc chốc hết hơi, thở hổn hển - tôi
vẫn sung sướng, an tâm, can trường bước
tới.
Hẳn thực,
đời sống Đức-tin của tôi được
phân chia thành ba vùng rõ rệt. Bên này là
quê hương với tất cả mọi ngóc ngách quen
thuộc, đến độ nhàm chán, bực bội,
nặng nề. Học xong tôi phải ra
đồng giữ trâu bò cho Ba cày ruộng. Đôi ba
lần trong một tháng, tôi phải đi ngang qua một sa mạc đầy cát trắng nóng bỏng
giữa trưa hè...di theo Ba, đem bò trâu ra tận
đồng cỏ gần biển, để Ba cuốc
đất trồng khoai.
Quê
hương đối với tôi có nghĩa là chỗ tôi
sinh ra, lớn khôn, học tập, thi hành bổn phận. Quê hương "có chim có bướm".
Nhưng quê hương cũng "có những ngày trốn
học bị đòn roi...". Quê
hương, theo thi sĩ Giang Nam, cũng
là những hoài niệm không bao giờ bị xoá nhoà trong
cuộc đời, "vì trong từng nắm đất,
có một phần xương thịt của Em tôi!".
Quê hương có khuôn mặt
:
"Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
"Vẫn khúc
khích cười khi tôi hỏi nhỏ
"Chuyện
chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
"Tôi nắm
bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
"Em vẫn
để yên trong tay tôi nóng bỏng...".
Và bên kia, sau
những quãng đường...sau những bụi
rậm...sau những con sông, tôi biết chắc chắn
rằng: đó là quê của Mẹ.
Về đó, tôi được Ông,
được Bà cho leo lên đầu
gối mà ngồi. Tôi được các dì cầm tay dắt đi chơi. Đi
theo các cậu ra ao hồ câu cá. Nhưng
"cõi bồng lai ấy" không bao giờ kéo dài hơn
một tuần lễ. Tôi lại phải trở lui
về với quê hương bổn phận, học hành,
đi giữ trâu... Nhưng sau cuộc đời dài đi
đó đi dây, tôi mới nghĩ lại: không có quê
hương, làm sao tôi có ngày hôm nay?
"Quê hương nếu ai không
nhớ
Sẽ không lớn
nỗi thành người."
Vùng
thứ ba, ở giữa Quê Cha và Quê Mẹ là chiếc
cầu tre lắc lẻo. Trong thực tế, nó chỉ có
chiều dài hai hoặc ba mét tây là cùng. Thế
mà hồi ấy đối với tôi, nó dài lê thê, vô
tận, hải hùng, khiếp đảm. Trí
tưởng tượng tôi bày vẻ từng đàn con
khủng long ở dưới đó. Chúng nó rì
rào, cười khúc khích, chờ tôi rơi xuống, là há
miệng ra thật to, nuốt vào bụng một cách ngon
lành.
Một điều lạ, tôi không bao
giờ hiểu được, khi có Mẹ cầm tay dẫn qua, mấy con "quỉ
sứ" kia biến đâu mất. Kỳ
lạ hơn nữa, khi nhìn xuống đáy sâu, tôi lại
thấy bóng hình Mẹ và tôi tươi cười trên
mặt nước.
Đi với Mẹ Maria, "trên
những chiếc cầu tre lắc lẻo" thuộc
đời sống Đức-tin tôi cũng an
tâm như vậy. Tôi cứ sánh mình như Đức Kitô,
từ thứ năm tuần thánh đến hết ngày
thứ sáu: Bị đánh đập, tra khảo,
đội mũ gai... rồi trên một con
đường leo dốc tận
đồi Gôn-gô-ta phải vác Thánh-giá nặng nề... Cuối cùng bị đóng đinh...Đức Kitô
đã kinh qua và trải nghiệm cuộc đời làm
người với Mẹ Maria. Mẹ
luôn luôn có mặt với Ngài, cho nên Ngài đã có khả
lực "vâng ý Cha dưới đất cũng như
trên trời".
Sau một ngày lam lũ
rao giảng Tin-mừng: làm cho người mù
được thấy, người bại liệt
đứng dậy và đi, người nghèo
được chúc phúc, người chết
được ra khỏi mồ như La-da-rô thế mà
Đức Kitô vẫn bị người đời
gọi là "đồ quỉ ám" và tìm cách sát hại,
đưa ra toà... Dưới túp lều ở
Na-da-rét, Ngài trở về bên mẹ. Ngài
tâm sự với Mẹ. Ngài đọc Kinh-thánh với
Mẹ. Ngài dạy cho Mẹ ngôn ngữ của Thiên Chúa.
Mẹ dạy cho Ngài ngôn ngữ của
Loài-người. Nhờ tìm được hơi
ấm bên Mẹ, Ngài lại lên đường, sáng hôm sau.
Mẹ đã nói gì với Chúa Giêsu, con
Mẹ, để nâng đỡ tinh thần cho Ngài? Mẹ
đã trùng tuyên lời của sứ thần Ga-bri-en đã
thưa với Mẹ: "Thánh thần sẽ ngự
xuống trên Bà".
Chỗ
nào có Thánh Thần, chỗ ấy có Tình-thương lai láng,
tràn trề của Thiên Chúa Ngôi Cha. Và
nhờ sức mạnh kỳ diêu của Chúa Thánh Thần,
Đức Kitô đã đi trọn con đường
của Ngài là "Chết và Sống lại" theo như
kế hoạch của Ngôi Cha, để tái dựng nhân
loại.
Sống
Đức-tin vào Đức Kitô là sống cuộc sống
của Ngài. Sống như Ngài: đi qua
"những chiếc cầu tre lắc lẻo" trong
cuộc đời dương thế. Ngài
đã chọn Mẹ Maria, để cùng đi với
Mẹ.
Trò không thể hơn Thầy!
Chúng ta hãy
đi qua "những chiếc cầu tre lắc
lẻo" của cuộc sống làm người với
Đức-tin của Mẹ Maria. Học
nhìn như Mẹ để thấy
Trời-xanh. Học nghe lời Chúa như
Mẹ, để cưu mang Đại-dương trong lòng
mình.
"Hãy gọi Biển, lòng
ai thao thức sóng vỗ,
Hãy lắng nghe Trời, khi cuộc đời
đầy giông tố.
Con là ai? Hạt bụi giữa Đất-Trời
Vũ-trụ,
Nhưng đời con gây động chuyển hàng ngàn tin
tú.
Con ra đi! tháo tung những biên thuỳ,
giới hạn,
Con mang về: Đức Kitô tròn đầy,
viên mãn
Nam Hải
Sưu Tầm
|