MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chữa Lành Gia Tộc: Phụ Lục: Câu Chuyện Của Bà Linda
Thứ Hai, Ngày 24 tháng 11-2008

Phụ Lục: Câu Chuyện Của Bà Linda

§ Kim Hà

Trong thời gian giúp Cha De Grandis viết và sửa chữa cuốn sách này, tôi cảm thấy mình được lớn mạnh trong tâm linh. Khi tôi bắt đầu kể cho cha De Grandis nghe những câu chuyện chữa lành của tôi thì cha bảo tôi hãy viết ra giấy. Đây là câu chuyện của đời sống tôi:

Mấy năm trước đây, một người bạn thân tặng cho tôi 4 cuốn băng cassettes mà Cha De Grandis nói về việc chữa lành gia tộc. Tôi đã lắng nghe và thấy đề tài ấy rất thú vị, rồi tôi để dành các băng nói ấy. Bạn tôi thường hay hỏi tôi về những cuốn băng ấy nhưng tôi không cần để ý tới nữa.

Tôi đã nghe về tác phẩm Bác sĩ Ken McAll trong các cuốn băng nói kia, và tôi nghĩ rằng có lẽ nếu đọc được tác phẩm ấy thì hay lắm. Tôi viết ra giấy để tự nhắc là mình sẽ mua tác phẩm này trong tương lai. Đồng thời, Thiên Chúa đã có chương trình để tặng cho tôi cuốn sách ấy.

Tôi cần đi thăm người cha bịnh tật của tôi ở thành phố San Diego, California. Thiên Chúa không muốn tôi đi máy bay từ San Francisco mà Ngài lại muốn tôi phải lái xe. Tôi đã lái xe 10 tiếng đồng hồ, trong suốt hai ngày, và nghỉ lại tại Santa Barbara.

Rồi tôi ngồi ở một quán cà phê tại Santa Barbara vào một buổi chiều trong chuyến đi đó. Trong lòng tôi mong ước kiếm tìm được một nhóm cầu nguyện Canh Tân Đặc Sủng tại đấy. Vì không biết gì về thành phố Santa Barbara, nên tôi gọi điện thoại cho một tổ chức để tìm người lãnh đạo của nhóm Canh Tân Đặc Sủng. Người ta cho tôi số điện thoại của ông Tom và bà Sue Brown. Khi tôi gọi thì bà Sue trả lời điện thoại. Tôi giải thích cho bà Sue rằng tôi là một người lạ đi ngang qua thành phố và đang đi tìm một nhóm cầu nguyện tại đó. Bà Sue xin lỗi vì không có buổi họp nào trong ngày hôm ấy. Rồi bà ngập ngừng và hỏi tôi:

“Bà có cần một nơi để trú ngụ không?”

Thế là buổi gặp gỡ được bắt đầu.

Cho đến lúc 2:30 giờ khuya mà chúng tôi còn nói chuyện không ngừng tại căn phòng dành cho khách, ở trên lầu. Không ai trong chúng tôi có thể ngừng lại những gì khi Chúa Thánh Thần đang làm việc.

Rồi bà Sue lấy một cuốn sách từ kệ sách và nói với tôi:

“Đây, bà cần phải đọc cuốn sách này.”

Tôi cười lớn khi nhìn thấy tựa đề của cuốn sách. Đó chính là tác phẩm của Bác sĩ McAll với nhan đề: Chữa Lành Gia Tộc (Healing the Family Tree)

Lần ấy thì tôi có vẻ chấp nhận thông điệp này hơn. Tôi đọc đi, đọc lại tác phẩm này với sự chú tâm. Dù sao thì tôi cũng không thấy mình có điều gì liên quan đến tác phẩm ấy.

Khi Randy, người con trai của chồng tôi, chết vì bịnh ung thư vào tháng 8 năm 1977, gia đình tôi hầu như đổ vỡ. Chồng tôi bị bịnh tâm thần, và anh của Randy cũng bị bịnh nữa. Vài năm sau, tôi bị binh ung thư vú và phải cắt bỏ một bên vú. Trong 8 năm, đầu óc minh mẫn của chồng tôi trở nên tệ hại, còn anh của Randy thì đi lang thang nơi các đường phố của Ohio, sống trong các nhà dành cho người vô gia cư và ăn uống ở ngôi nhà nuôi người vô gia cư. Tất cả những gì xẩy ra để nói đến việc Chúa đang hành động và làm cho đời sống của chúng tôi tốt lành hơn.

Gần đây, Cha De Grandis cùng cầu nguyện với tôi. Ngài thấy một thị kiến về người phụ nữ tàn ác trong gia tộc của tôi. Ngài cũng cảm nghiệm rằng tôi có nỗi tức giận với đàn ông. Tôi xác nhận là mình có tâm tình ấy. Sở dĩ tôi có sự lạnh lùng và cứng rắn trong lòng là vì ở lứa tuổi 19 và 20, tôi có hai cuộc hôn nhân và ly dị vội vã. Hai cuộc hôn nhân không vui ấy luôn ở trong lòng tôi. Tôi thường có một cái tên là “Sự Chết” bởi vì tôi luôn lạnh lùng và tàn nhẫn. Với một ánh nhìn, tôi có thể cắt người khác ra làm hai phần.

Hai mươi lăm năm trước, tôi gặp gỡ và lập gia đình với chồng tôi là anh Ron. Tôi chấp nhận trách nhiệm nuôi dưỡng bốn đứa con của anh ấy, ở lứa tuổi từ 6 đến 12. Những góc cạnh ấy còn ở trong tôi về những năm ấy. Trong tâm hồn tôi có sự cứng rắn sâu đậm mà dường như không có chỗ khởi đầu. Đó có lẽ là lý do mà Thiên Chúa ban cho tôi Đức Mẹ Maria để Mẹ làm Đấng Cầu Bầu cho tôi.

Một ngày kia, Đức Mẹ Maria đến với tôi khi tôi ở vùng đồng quê. Bởi vì tôi là cô gái quê xuất thân từ nơi có cây cảnh và biển Thái Binh Dương, nên tôi thường đến với những cánh rừng và suối nước để được chữa lành. Một vài tuần trước khi tôi bắt đầu viết bài này thì tôi tìm thấy một dòng suối và nhiều loại cây ở cách nhà của tôi có mấy dặm đường.

Một ngày, khi tôi ngồi đó để nhìn cảnh đẹp, lắng nghe và sung sướng hưởng thụ khí trời thì dường như Đức Mẹ hiện ra với tôi trong một thị kiến và nói:

“Mẹ sẽ chăm sóc cho con!”

Rồi Đức Mẹ choàng áo màu xanh trên vai tôi. Vì là người mới trở lại Công Giáo nên tôi không có kinh nghiệm gì về Đức Mẹ. Vì thế điều này là một cảm nghiệm sâu xa. Hai ngày sau, trong một nhóm cầu nguyện, Đức Mẹ nói thêm:

“Mẹ sẽ thay đổi tính tình của con”

Khi tôi đặt câu hỏi thì tôi có một thị kiến là Chúa Thánh Thần ban tính tình Đức Mẹ vào người tôi. Tôi nhìn thấy một đứa trẻ nội tâm quậy lên trong đời sống, với làn da trẻ trung và mềm mại, với đôi mắt ngây thơ vô tội. Tôi bắt đầu hiểu chút ít về cách thức mà Chúa Thánh Thần làm việc qua từng người một. Đó là cách mà mỗi người được hòa lẫn với quyền năng của Ngài. Chung quanh Đức Mẹ, tôi cảm thấy Mẹ có đức tính của người Nữ và quyền năng của Thiên Chúa. Trong mỗi lần gặp gỡ, tôi lại cảm thấy mình cần thờ phượng Thiên Chúa Cha.

Tôi nhận biết rằng Mẹ được giao phó làm Đấng Cầu Thay cho tôi và cho bản thảo bài viết này. Do đó, nơi vắng vẻ ở dưới hàng cây lại trở nên đất Thánh. Tôi thường đến đó hàng ngày để lắng nghe tiếng reo của dòng suối và để gặp một vài con nai vàng.

Những lúc ấy, tôi bắt đầu có ý nghĩ làm cách nào để sử dụng những tài liệu của Cha De Grandis một cách tốt hơn. Trong thời gian ấy, Thiên Chúa hướng dẫn tôi để chuẩn bị cho bản thảo. Ngài chuẩn bị để giải thoát tôi.

Một buổi sáng trong Thánh lễ hàng ngày, tôi nghĩ về người phụ nữ tàn nhẫn mà Cha De Grandis thấy trong thị kiến. Tôi thấy mình cần phải thực hành những gì được dạy trong cuốn sách. Vì thế tôi làm theo từng bước:

Tha thứ, loại bỏ những sự dính bén với tiêu cực, và ‘đem’ người phụ nữ ấy đến với Thánh lễ. Lúc đó, tôi đã được ơn để hiểu về sự chữa lành. Trong Thánh lễ tôi chợt có thị kiến rõ ràng là: người phụ nữ tàn ác đi lên ở hàng giữa của nhà thờ với một chiếc gươm lóng lánh. Rồi bà ấy quỳ gối xuống và đầu phục Thiên Chúa. Khi bà quy hàng thì có một điều gì xưa cũ và lạnh lùng biến đi từ đáy linh hồn tôi.

Hai ba ngày sau đó, tôi đi dự thánh lễ buổi sáng với chồng tôi tại Đan viện Dòng Kín. Trong Thánh lễ ấy, Thiên Chúa biểu lộ rằng có hai người phụ nữ trong dòng tộc tôi đã không có tình yêu với chồng của họ. Lại một lần nữa, tôi quyết định tha thứ, cắt đứt những dây liên hệ tiêu cực và dâng ý chỉ trong Thánh lễ để cầu nguyện cho hai người phụ nữ ấy.

Sau khi rước lễ, tôi cảm thấy mối ác cảm xưa cũ đã tan biến trong lịch sử gia tộc tôi. Tiếp theo đó, tôi cảm thấy tình yêu đến và len lỏi vào hồn tôi để chữa lành mọi sự. Khi xong Thánh lễ tôi nhìn chung quanh thì mọi sự dường như đều là tình yêu.

Đồng thời, tôi không muốn viết tài liệu về chương 4, “Phá Thai và những mẫu mực không tình yêu”. Tôi cảm thấy lòng lạnh giá và khô khan khi nghĩ đến đề tài này. Sáng hôm ấy, sau Thánh lễ, tôi cầm tài liệu và đến bên gốc cây, nơi mà tôi vẫn ngồi. Khi tôi ngồi xuống gần dòng suối thì tự nhiên tình yêu, lòng trắc ẩn và dịu dàng nổi lên trong lòng tôi. Tôi bắt đầu làm việc say sưa và nói về những điều cần phải nói trong chương này. Tình yêu tuôn tràn từ trái tim tôi đến cho những ai sẽ đọc cuốn sách này. Tôi bắt đầu cầu nguyện và cầu thay cho mọi người được ơn giải thoát, chữa lành và được chúc phúc. Tôi cầu xin Chúa ban một đời sống mới cho các đọc giả, và để họ biết chọn đời sống, tình yêu và sự tha thứ. Tôi thấy mình thoải mái và cảm thấy mình như là một đứa trẻ 10 tuổi, đang cưỡi ngựa trong một trang trại ở trên đỉnh núi. Đứa trẻ trong nội tâm của tôi bắt đầu được chữa lành.

Tôi chưa chia sẻ một cảm nghiệm tốt nhất, cho dù cảm nghiệm này rất đau lòng. Một ngày kia, tôi lái xe đến ngồi dưới gốc cây để làm việc thì cánh cửa dẫn vào con đường này bị khóa lại. Cảm thấy buồn bã, tôi bèn quay về và than van. Chúa nói với tôi rằng:

“Con nghĩ thế nào khi Ta muốn con viết cuốn sách này?”

Tôi trả lời chua chát:

“Con không biết!”

Ngài nói tiếp bằng giọng nhẹ nhàng:

“Ta muốn con cầu nguyện cho Randy.”

Tự nhiên, tôi cảm động và bắt đầu khóc thầm. Làm sao tôi có thể mù quáng mà không nhìn thấy sự thật hiển nhiên ấy? Khi Randy qua đời, chúng tôi thiêu xác Randy mà không có nghi thức nhà thờ, bởi vì chúng tôi ghét cái ý tưởng là cháu bị bịnh ung thư ăn dần mòn trong quan tài.

Tuy nhiên, dường như chúng tôi đã ném Randy vào đất bụi mà không quan tâm đến thân xác của cháu. Các anh chị em của Randy không bao giờ được nhìn thấy xác của cháu vì chúng tôi cử hành nghi thức tưởng niệm cháu nhưng lại không cho cháu một cỗ quan tài. Và chúng tôi đã không làm cho trọn vẹn. Khoảng 1 năm hay 2 năm, chúng tôi mới xin một Thánh lễ cho cháu.

Trên đường về, suy nghĩ về những sự tệ bạc ấy nên tôi cảm thấy hối hận vô cùng. Chúng tôi không yêu thương cháu đủ. Tôi xin Thiên Chúa tha thứ cho tôi. Tôi xin Randy tha thứ cho tôi. Tôi xin ơn tha thứ cho chính mình. Thật là điều khó khăn.

Randy rất gần gũi với ba của cháu là chồng tôi. Cháu dường như quan trọng với ba cháu nhưng không thuộc quyền hạn của tôi. Tôi biết mình đối xử với Randy như một bà mẹ ghẻ, chứ không như một bà mẹ ruột. Vừa lái xe, tôi vửa nghĩ đến những điều này, và lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi la lớn lên:

“Không!”

Tôi đã tống xuất tinh thần của một con cọp mẹ ra khỏi tâm linh của tôi. Tôi mở trái tim mình ra để mong sự thông cảm từ người con riêng đã chết của chồng tôi. Tôi xin Randy hãy đến gần tôi hơn. Hình ảnh của Randy hiện ra rõ ràng trong trái tim tôi và cháu cảm nhận được tình yêu của tôi. Đó là một cảm nhận hạnh phúc.

Hai ngày sau đó, tôi tham dự Thánh lễ ở giáo xứ nơi mà chúng tôi đã tưởng niệm Randy vào 9 năm trước đó. Tôi cảm thấy hình như Randy hiện diện bên cạnh tôi:

-Cháu chỉ có 7 tuổi và đang được tôi ôm ấp trong vòng tay,

-Cháu bị ngã từ trên cây rơi xuống.

-Cháu là một trẻ thơ mới sinh mà tôi không hề biết.

-Cháu đang được tôi cho bú sữa.

-Cháu là một thanh niên cao lớn, đẹp đẽ mặc áo choàng tốt nghiệp trung học.

-Và cháu là đứa con mà tôi yêu thương.

-Cháu hiện diện cách trìu mến trong lòng tôi mà tôi không biết mình để cháu ở đâu.

Tôi cảm thấy cháu ở bên cạnh khi tôi rước lễ. Tôi trở về ghế quỳ và khóc. Một cảm giác binh an lạ lùng và lớn lao bao trùm lấy tôi, và tôi không còn thấy sự hiện diện của cháu nữa.

Sau đó, dưới gốc cây, tôi cảm thấy đau đớn và nhức nhối. Tôi xin Chúa cho tôi có một thể xác mạnh mẽ. Chúa trả lời tôi cách dịu dàng nhưng quả quyết:

“Đó không còn là một vấn đề nữa rồi.”

Tác giả,
Linda Schubert.

Lời Chúa:

“14 Vì lý do đó, tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha,15 là nguồn gốc mọi gia tộc trên trời dưới đất.16 Tôi nguyện xin Chúa Cha, thể theo sự phong phú của Người là Đấng vinh hiển, ban cho anh em được củng cố mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người, để con người nội tâm nơi anh em được vững vàng.17 Xin cho anh em, nhờ lòng tin, được Đức Ki-tô ngự trong tâm hồn; xin cho anh em được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái,18 để cùng toàn thể dân thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu,19 và nhận biết tình thương của Đức Ki-tô, là tình thương vượt quá sự hiểu biết. Như vậy anh em sẽ được đầy tràn tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa.

20 Xin tôn vinh Đấng có thể dùng quyền năng đang hoạt động nơi chúng ta, mà làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tới,21 xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Ki-tô Giê-su đến muôn thuở muôn đời. A-men.” (Êphêsô 3: 14-21)

(Chấm dứt tác phẩm)

Kim Hà, 29/3/2008

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Và Lễ Tạ Ơn Tới (11/27/2008)
Truyền Thống Và Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving (11/26/2008)
Thank You, My God! (11/26/2008)
Thông Điệp Ngày 25/11/2008 Từ Medjugorje, Nam Tư. (11/25/2008)
Fatima Và Những Lời Cảnh Báo Rùng Rợn (11/25/2008)
Tin/Bài khác
Tràng Chuỗi Mân Côi Nối Kết Hai Thương Binh Kẻ Thù (11/22/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 460 (36) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 412 (35) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 411(34) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 345 (33) (11/14/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768