MeMaria.org
Radio Giờ Của Mẹ - Giờ Bình An - Giờ Tin Yêu - Giờ Hy Vọng
(714) 265-1512. Email: Kim Hà
banner
Skip Navigation Links.
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tài Liệu Về Đức Mẹ</span>Tài Liệu Về Đức Mẹ
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đức Mẹ Việt Nam</span>Đức Mẹ Việt Nam
Lòng Thương Xót Chúa
Mục Bác Ái / Xin Giúp Đỡ Vn
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tiểu Mục</span>Tiểu Mục
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Đề Mục Chính</span>Đề Mục Chính
Gallery
Expand <span onmouseover='TreeView_ToggleNode_Hover(this)' onmouseout='TreeView_ToggleNode_Out(this)'>Tác Giả Và Tác Phẩm</span>Tác Giả Và Tác Phẩm
Google Search
memaria www  

Local Search
PayPal - The safer, easier way to pay online!
top menu :: mẹ maria
Thay đổi kích cỡ chữ đọc:
  
Chữa Lành Gia Tộc: Chương 4: Phá Thai Và Khuôn Mẫu Không Tình Yêu
Chủ Nhật, Ngày 23 tháng 11-2008

Chương 4: Phá Thai Và Khuôn Mẫu Không Tình Yêu

§ Kim Hà

“34 Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13:34)

1. Lời Kêu Gọi Yêu Thương:

Chúng ta hãy nhìn lại gia đình mình và thấy những sự tiêu cực và không tình yêu. Chúng ta thấy một sự vực sâu lớn lao giữa những kinh nghiệm của đời sống và bản chất của Thiên Chúa Cha. Chúa là tình yêu. Ngài kêu gọi chúng ta nên giống như Ngài. Cha nào, con nấy. Phúc Âm là một lời kêu gọi yêu thương.

Khi chúng ta không được yêu thì ta bị thương tích và tàn tật. Khi chúng ta biểu lộ tình cảm mà không có tình yêu thì chúng ta gây thương tích và làm cho người khác tàn tật. Những sự đau đớn mà ta gây ra cho nhau sẽ truyền qua cho các thế hệ tương lai, nếu không được giải quyết trong tha thứ.

“Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Ki-tô.” (Êphêsô 4:32)

2. Cảm Tưởng Thuộc Về:

Khi chúng ta nghĩ về vấn đề phá thai, hư thai hay thai chết trong bụng mẹ, nguyên tắc căn bản để quan tâm là các trẻ thơ phải được chấp nhận với tình yêu. Một trong những cách thức chúng ta yêu và chấp nhận một hài nhi là đặt tên cho bé. Khi đặt tên cho em bé thì bé được thuộc về gia đình, có một chỗ thật sự trong gia đình.

Thiên Chúa dạy trong Phúc Âm rằng Ngài đã biết chúng ta một cách mật thiết, từ lúc bắt đầu, và Ngài tạo thành chúng ta với một mục đích đặc biệt:

“13 Tạng phủ con, chính Ngài đã cấu tạo,
dệt tấm hình hài trong dạ mẫu thân con.

14 Tạ ơn Chúa đã dựng nên con cách lạ lùng,
công trình Ngài xiết bao kỳ diệu!
Hồn con đây biết rõ mười mươi.

15 Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,
khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,
được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.”
(Thánh Vịnh 139:13-15)

3. Đặt Tên Cho Con Trẻ-Qua Suy Niệm Của Lm Hampsch:

Thật rõ ràng vì Chúa biết và nhìn mọi phương diện của trẻ khi còn trong cung lòng mẹ.

“Trước khi Cha tạo thành con trong dạ mẹ, Cha đã biết con.” (Giêrêmia 1:5)

Tuy nhiên, Ngài ao ước cho chúng ta dâng lên Ngài tất cả những trẻ thơ, dù còn sống hãy đã chết, dù bị phá thai, chết trong bụng mẹ, hay hư thai. Chúng ta cần hiệp thông các trẻ nhỏ với Chúa một cách trọn hảo.

“Người ta còn đem cả trẻ thơ đến với Đức Giê-su, để Người đặt tay trên chúng. Thấy vậy, các môn đệ la rầy chúng.16 Nhưng Đức Giê-su gọi chúng lại mà nói: "Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng.” (Luca: 18:15-16)

Các trẻ thơ bị phá thai, hư thai hay chết trong bụng mẹ hay những trẻ chỉ sống có vài giờ, thì thường không được cha mẹ đặt tên cho. Hậu quả là các em cảm thấy mình bị xã hội ruồng bỏ. Việc được đặt tên là dấu hiệu thuộc về một gia đình và một gia đình nhân loại. Điều quan trọng trong sự chữa lành gia tộc để “không làm hại đến các em,” thì chúng ta nên đặt tên cho những trẻ bị chết sớm… Nếu vô ý mà không đặt tên cho các trẻ bị chết yểu là không chú ý đến nhân phẩm con người của các em.

4. Đặt Tên Cho Trẻ Thơ:

Sau đây là một câu chuyện riêng tư: Một phụ nữ kể chuyện trong cuộc hội thảo về sự bình an mà mẹ của bà cảm nhận sau khi đặt tên cho hai người con bị hư thai:

“Tôi là một phụ nữ 41 tuổi. Trong suốt cuộc sống tôi, mẹ tôi luôn kể cho tôi nghe một câu chuyện về mẹ của bà, tức là bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi chết khi sinh con và bà ngoại mất một người con gái. Khi còn thơ ấu, bà ngoại tôi là một trẻ cô nhi. Bà cũng đã mất một người con trước khi sinh ra mẹ tôi. Một ngày kia, mẹ tôi và tôi cầu nguyện chung và nhân danh bà ngoại tôi, mẹ tôi đặt tên cho hai người chị em của mẹ. Chúng tôi dâng 2 người đã chết này lên cho Chúa Cha trong ánh sáng của Chúa Ki-Tô và cầu nguyện cho hai trẻ ấy cùng người mẹ, tức là bà ngoại tôi. Từ đó, mẹ tôi không nói đến vấn đề ấy nữa. Một sự bình an đến trong đời sống của mẹ tôi sau khi bà đặt tên cho hai trẻ và dâng họ lên Chúa.”

5. Mẹ Xin Lỗi Con.

Đây là một câu chuyện khác:

“Tôi bị hư thai ba lần, và tôi không bao giờ nghĩ đến việc đặt tên cho các con đã chết của tôi. Đêm qua, sau Thánh lễ, tôi đi lên phòng và cầu nguyện trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Tôi sống lại những đau buồn và cảm giác phạm tội khi hư thai. Trong khi mang thai lần cuối, tôi không muốn có thai. Tôi nhớ rằng mình tỉnh dậy trong phòng cứu cấp và khóc vì tôi rất hối hận. Đêm qua, tôi có thể nhìn thấy 3 đứa con của tôi, tuổi của chúng từ 16 trở lên. Tôi đã đặt tên cho các con tôi và cảm thấy bình an. Tôi không biết được rằng tôi đã chôn dấu những nỗi đau buồn và cảm giác phạm tội. Tôi rất sợ về những gì có thể gợi nhớ cho tôi cách vô thức. Bây giờ, tôi có 3 đứa con lớn trên Thiên Đàng với Chúa Giêsu, và họ đang chờ đợi tôi.”

6. Họ Có Vẻ Trưởng Thành:

Thật là điều kỳ lạ khi các phụ nữ có thị kiến và chia sẻ với tôi, họ nói rằng những năm sau khi hư thai, Thiên Chúa chỉ cho họ thấy hình ảnh các con nhỏ bé của họ nay đã trưởng thành. Bác sĩ McAll cũng có một số những câu chuyện do người ta có thị kiến và chia sẻ tương tự như vậy.

7. Đây Là Con Trai Tôi:

Một phụ nữ chia sẻ thị kiến như sau:

“Ngày kia, tôi đang cầu nguyện và có thị kiến về một thanh niên 21 tuổi. Trong thị kiến, cậu con trai bắt đầu nói về các anh chị em của cậu. Điều này làm tôi kinh ngạc vì 21 năm trước đó, tôi bị hư thai. Cậu ấy là con trai của tôi, và cậu nói chuyện về các đứa con khác của tôi!”

8. Mang Trong Lòng Mặc Cảm Tội Lỗi Của Mẹ:

Sau mỗi lần hư thai hay phá thai, đứa con sau đó được sinh ra và sống sót, thường thì bé có thể mang theo mặc cảm phạm tội hay sợ hãi của người mẹ. Đây là một lãnh vực cần lời cầu nguyện chữa lành.

9. Ảnh Hưởng Của Anh Chị Em:

Đôi lúc, đứa con kế tiếp chịu ảnh hưởng của đứa con đã chết. Đây là câu chuyện của cô bé Joan:

“Bác sĩ McAll kể về cảm nghiệm cô bé Joan, mới có 9 tuổi, nhưng em thay đổi nhanh chóng lúc mới có 5 tuổi. Bé tỏ ra khó chịu, không thể tự kiểm soát mình và không chú ý học trong trường. Về sau, bé được bác sĩ chẩn đoán là bị bịnh kinh phong. Mẹ của bé cảm thấy sợ hãi khi con bà bị kinh phong vì bé trở nên một người hoàn toàn khác. Cô bé có thể chạy và lao đầu vào xe hơi, hay cầm dao dọa anh em. Có khi cô bé nói rằng cô không phải là Joan.

Khi bác sĩ McAll vẽ ra một biểu đồ gia tộc, thì cá gia đình không tìm ra chứng cớ là trong dòng họ, tổ tiên có thái độ như thế. Bác sĩ quỳ xuống nói chuyện với Joan về gia đình bé. Khi cô bé nói cho bác sĩ biết là cô có ba anh em và ba chị em, bác sĩ sửa sai cô bé và nói rằng cô chỉ có hai chị em thôi. Ngay lúc ấy, Joan trở nên hung dữ, gọi mẹ cô là kẻ ám sát, và nói rằng cô có một người chị tên là Melissa mà mẹ cô đã giết chị ấy. Bác sĩ McAll tìm hiểu rằng mẹ của Joan đã có một cuộc phá thai tình cờ vì bác sĩ không làm trọn nhiệm vụ, trước khi Joan được sinh ra. Bà mẹ không bao giờ nhắc đến biến cố ấy cho bé Joan biết và cũng không ai biết cái tên mà bà mẹ muốn đặt cho thai nhi là Melissa.

Bác sĩ bèn xin một Thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Melissa. Kết quả là mọi sự trở nên tốt đẹp vì có sự thay đổi trong đời sống gia đình. Thái độ tiêu cực của Joan biến mất, và sức khỏe của bé trở lại bình thường. Gia đình ấy bắt đầu đi tìm giúp những gia đình khác có những trẻ bị kinh phong, ngất xỉu hay hung dữ. “

(Còn tiếp)

Kim Hà, 7/1/2008

Print In trang | sendtofriend Email | back Trở về
  
Tin/Bài mới
Và Lễ Tạ Ơn Tới (11/27/2008)
Truyền Thống Và Ý Nghĩa Lễ Tạ Ơn Thanksgiving (11/26/2008)
Thank You, My God! (11/26/2008)
Thông Điệp Ngày 25/11/2008 Từ Medjugorje, Nam Tư. (11/25/2008)
Fatima Và Những Lời Cảnh Báo Rùng Rợn (11/25/2008)
Tin/Bài khác
Tràng Chuỗi Mân Côi Nối Kết Hai Thương Binh Kẻ Thù (11/22/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 460 (36) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 412 (35) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 411(34) (11/14/2008)
Trích Sách "cùng Các Linh Mục Con Cưng Của Mẹ" # 345 (33) (11/14/2008)
MeMaria.org -- Từ 15/4/1999 lần truy cập -- Kim Hà [Valid RSS]
Copyright © 2011 www.memaria.org. All Rights Reserved. Powered by VNVN System Inc.
Best view with IE 7.0, Fire Fox, resolution 1024x768